Lý do gây viêm họng, cảm lạnh mãi không khỏi
Tôi và gia đình đôi khi hay mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, cảm lạnh, viêm amidan. Xin hỏi khi mắc những bệnh này thì cần lưu ý điều gì?
Tôi và gia đình đôi khi hay mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, cảm lạnh, viêm amidan, tái đi tái lại. Xin hỏi khi mắc những bệnh này thì cần lưu ý điều gì?
Cơ quan Y tế quốc gia Vương quốc Anh (NHS)
Các bệnh trên là một phần của những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (RTI). Đây là tình trạng nhiễm trùng các bộ phận của cơ thể liên quan đến hô hấp, chẳng hạn xoang, cổ họng, đường thở hoặc phổi.
Bệnh lây lan khi tiếp xúc với giọt bắn từ người bệnh lúc ho hoặc hắt hơi. Có một số loại nhiễm trùng đường hô hấp, được phân vào hai nhóm chính:
Nhiễm trùng đường hô hấp trên (URTI) với các triệu chứng nằm ở xoang và họng, như cảm lạnh, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm amidan.
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới (LRTI) với các triệu chứng nằm ở đường thở và phổi. Các triệu chứng của LRTI thường kéo dài và nghiêm trọng hơn, bao gồm viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, nhiễm trùng ngực, viêm phổi.
Bệnh cúm có thể thuộc bất kỳ nhóm nào giữa URTI và LRTI.
Hầu hết trường hợp mắc bệnh sẽ tự khỏi trong vòng một đến hai tuần, nhưng cũng có những trường hợp cần tư vấn từ bác sĩ hoặc chăm sóc đặc biệt.
Khi điều trị tại nhà, người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, có thể uống chanh mật ong để làm dịu cơn ho, súc miệng bằng nước muối ấm, kê cao gối khi ngủ để dễ thở hơn và làm sạch dịch nhầy ở ngực. Có thể sử dụng thuốc xịt mũi, viên ngậm trị viêm họng tại các nhà thuốc.
Video đang HOT
Để tránh nguy cơ lây lan bệnh, người mắc bệnh cần che miệng khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay thường xuyên, bỏ khăn giấy ngay sau khi sử dụng.
Những trường hợp sau nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời:
Bệnh chuyển biến nặng, cơ thể không khỏe.
Ho ra máu hoặc dịch nhầy dính máu.
Ho liên tục hơn 3 tuần.
Phụ nữ mang thai.
Người trên 65 tuổi.
Người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn đang mắc bệnh tiểu đường hoặc đang phải dùng hóa trị.
Người có bệnh tim, phổi hoặc thận mạn tính.
Các bác sĩ có thể tư vấn sử dụng kháng sinh nếu bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, chẳng hạn viêm phổi. Kháng sinh không có tác dụng với các bệnh do virus như cảm lạnh.
Nếu liên tục mắc các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp hoặc trong nhóm nguy cơ cao, như người trên 65 tuổi hoặc có bệnh mạn tính, cần trao đổi với bác sĩ về phương án dùng vaccine cúm và vaccine viêm phổi. Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế đồ uống có cồn và không hút thuốc lá.
Trà tốt cho người viêm họng và ho dai dẳng
Một số loại trà như trà chanh, tỏi và gừng, trà hồi hoặc trà lựu rất giàu chất chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn.
Khi bị viêm họng, ho dai dẳng gây khó chịu có thể tham khảo một số loại trà giúp giảm triệu chứng phiền toái.
Một số loại trà giúp giảm các triệu chứng đau họng như đau, khó nuốt, ngứa hoặc kích ứng cổ họng. Uống trà ấm còn có tác dụng giữ ẩm, giữ nước cho cổ họng cũng rất quan trọng. Bạn nên uống từng ngụm nước nhỏ trong ngày vì điều này có thể giúp phục hồi nhanh hơn và điều trị cảm giác kích ứng ở cổ họng.
Uống nước nói chung đặc biệt quan trọng kể cả khi khỏe hay bị bệnh. Chất lỏng giúp giữ ẩm cho cổ họng, làm giảm đau và kích ứng ở cổ họng. Các chất lỏng ấm như trà làm dịu cổ họng bị kích thích do đó càng có thêm lý do để thưởng thức một tách trà ấm. Ngoài việc cung cấp nước, một số loại trà có thể mang lại lợi ích thực sự cho sức khỏe.
Nhiều loại trà, hỗn hợp thảo dược có chứa chất chống oxy hóa, là những hợp chất có thể giúp cơ thể chống lại các bệnh như cảm lạnh và một số loại virus, thêm chút mật ong có tác dụng chống viêm, giúp giảm đau và sưng tấy do cảm lạnh. Mật ong có tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp bao phủ cổ họng và làm dịu kích ứng.
Mặc dù một số loại trà giúp làm dịu cơn viêm họng không có tác dụng thay thế phương pháp điều trị y tế nhưng chúng là một lựa chọn tốt để làm giảm các triệu chứng đau họng do viêm họng.
Trà chanh mật ong: Uống nước chanh ấm có thể đặc biệt hữu ích khi bị viêm họng hay ho kéo dài vì nó bổ sung thêm một lượng nhỏ vitamin C vào chế độ ăn uống. Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Thêm mật ong vào nước chanh tốt cho người viêm họng và ho. Một số nghiên cứu cho thấy mật ong có thể giúp giảm ho, tăng tốc độ phục hồi cơn đau họng vì đặc tính chống viêm và kháng khuẩn.
Trà gừng cũng có thể giúp làm dịu cơn đau khi viêm họng, giảm nghẹt mũi. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy chiết xuất nước nóng của gừng tươi có thể giúp bảo vệ bạn khỏi virus hợp bào hô hấp - một loại virus có khả năng lây nhiễm cao thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ - mặc dù vẫn cần những nghiên cứu mạnh mẽ hơn trên con người.
Rễ gừng có chứa các đặc tính kháng khuẩn và chống viêm có thể giúp chống lại bệnh tật từ gốc. Gừng cũng có thể giúp hạ nhiệt độ cơ thể và hạ sốt. Có thể thêm một chút quế để tăng tác dụng kháng khuẩn.
Trà hoa cúc cũng tốt cho người viêm họng và thúc đẩy sự thư giãn, hỗ trợ giấc ngủ ngon, điều này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp bạn nhanh khỏi bệnh hơn.
Hoa cúc được biết là có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp giảm sưng và phục hồi mô. Hoa cúc cũng là một loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ chống co thắt, có nghĩa là nó cũng có thể giúp giảm cơn ho. Việc hít hơi nước hoa cúc là một phương pháp điều trị tại nhà phổ biến để điều trị các vấn đề về hô hấp liên quan đến cảm lạnh thông thường.
Trà hoa cúc tự nhiên không chứa caffeine và một số nghiên cứu cho thấy hoa cúc có thể giúp thúc đẩy giấc ngủ và thư giãn.
Trà bạc hà là một loại đồ uống ấm khác mà mọi người thường tìm đến khi muốn giảm bớt các triệu chứng đau họng. Điều này là do bạc hà có tác dụng chống viêm có thể làm giảm sưng và làm dịu cảm giác khó chịu khi viêm họng. Hơi nước từ trà bạc hà có thể giúp giảm nghẹt mũi.
Vì bạc hà có chứa tinh dầu nên nó là một chất thông mũi và làm dịu hiệu quả. Đó là một lựa chọn tuyệt vời vì trà bạc hà cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa.
Tuy nhiên, cần lưu ý không uống trà bạc hà nếu cơn đau họng là do trào ngược acid dạ dày. Bạc hà có thể làm cho các triệu chứng trào ngược acid trở nên tồi tệ hơn.
Trà rễ cam thảo có chứa cả đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, có thể giúp chống lại các bệnh gây viêm họng. Đây là một loại trà siêu ngọt mà nhiều người thích vì đặc tính chữa bệnh cũng như hương vị của nó. Nhưng trà cam thảo cũng có thể nguy hiểm nếu dùng với số lượng lớn, vì vậy hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trà xanh chứa nhiều acid amin, vitamin và khoáng chất. Nhưng sức mạnh chống lại bệnh tật thực sự đến từ hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Các nghiên cứu cho thấy súc miệng bằng nước trà có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng đau họng. Các thành phần kháng virus, kháng khuẩn và chống viêm của trà xanh đều tốt cho người bị cảm lạnh.
Trà chanh tỏi gừng: Trà làm từ chanh, tỏi và gừng có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Allicin (có trong tỏi), các hợp chất phenolic như gingerol, chogaol và zingerone (có trong gừng) và vitamin C (từ chanh) giúp chống viêm họng do cảm lạnh hoặc cúm. Ngoài ra, loại trà này còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm thời gian tồn tại của virus.
Những người đang dùng thuốc chống đông máu hoặc những người có tiền sử loét dạ dày không nên dùng gừng do gừng có chứa đặc tính chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và xuất huyết.
Trà dứa mật ong: Dứa rất giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại nhiều bệnh tật, đặc biệt là các bệnh do virus. Đây là một lựa chọn tuyệt vời để điều trị chứng viêm họng do cảm lạnh hoặc cúm.
Lý do trẻ luôn sụt sịt, cảm cúm khi trời chuyển lạnh Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên thường hay bị ho, sụt sịt, cúm hay cảm lạnh, đặc biệt là khi thời tiết lạnh. Trẻ có hệ miễn dịch yếu, chưa hoàn thiện nên rất dễ bị ốm khi nhiệt độ thấp. Ảnh: Stocksy. Thời tiết giao mùa khiến trẻ em thường phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh...