Lý do bạn nên dừng ăn mì tôm
Mì tôm chứa quá nhiều muối và các thành phần hóa học khiến người ăn gặp nhiều nguy cơ bệnh tật và các hội chứng chuyển hóa nguy hiểm.
Mì ăn liền hay còn gọi mì tôm, mì gói, là món mì khô chiên trước với dầu, ăn sau khi ngâm nước sôi 3-5 phút. Mì ăn liền bắt nguồn từ các loại mì ramen của Nhật và giờ đây nó được phổ biến ở mọi nơi, trong đó có Việt Nam.
Với giá thành rẻ và tiện lợi, mì ăn liền được coi là bữa sáng ưa chuộng của người Việt. Song, các chuyên gia cảnh báo rằng, mì gói chắc chắn không tốt cho sức khỏe.
Ảnh: Davidwolfe.
Dưới đây là những lý do Davidwolfe khuyên mọi người nên dừng hoặc hạn chế ăn món đồ ăn nhanh này ngay lập tức.
Chứa quá nhiều natri
Video đang HOT
FDA khuyến cáo, mỗi người tiêu thụ không quá 2.300 mg muối mỗi ngày. Thế nhưng, trong mỗi gói mì ăn liền có hơn một nửa số muối đó. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều natri, cơ thể sẽ có nguy cơ đối mặt với bệnh tim, huyết áp cao, đột quỵ, loãng xương và ung thư dạ dày…
Hội chứng chuyển hóa
Trong năm 2014, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng tiến hành nghiên cứu chế độ ăn của 10.711 người trưởng thành trong độ tuổi từ 19 và 64. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ ăn mì tôm hai lần hoặc nhiều hơn mỗi tuần có nhiều khả năng bị hội chứng chuyển hóa.
Hội chứng chuyển hóa là một tập hợp các điều kiện bất thường sức khỏe bao gồm huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, mỡ bụng dư thừa và mức độ cholesterol bất thường. Nguyên nhân được cho là trong mì có một hóa chất là bisphenol.
Các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa mì tôm và sự tiêu hóa. Kết quả cho thấy, người ăn mì ramen sau hơn 2 giờ nhưng các sợi mì vẫn chưa được phá vỡ mà vẫn ở trong đường tiêu hóa. Điều này cho thấy hệ thống tiêu hóa sẽ phải làm việc rất nỗ lực để phá vỡ những sợi mì này.
Chứa nhiều thành phần hóa học
Mì ăn liền chứa nhiều propylene glycol, phụ gia chống oxy hóa, xi-rô ngô và dầu… Các chuyên gia nói rằng, lượng đường trong xi-rô ngô, chất béo bão hòa trong dầu… có thể gây buồn nôn, đau đầu, đỏ bừng, đổ mồ hôi và nhịp tim tăng. Ngoài ra, chất phụ gia chống oxy hóa là một chất bảo quản có thể gây buồn nôn, mê sảng và ù tai…
Thu Hiền
Theo VNE
Tại sao ngồi nhiều gây hại cho tim?
Nhiều nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra mối tương quan giữa thời gian ngồi (xem TV, làm việc, sử dụng máy tính, lái xe, ăn uống) với nguy cơ gia tăng đáng kể bệnh tim mạch.
Ngồi quá lâu gây tổn hại cho tim. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Ngoài ra, ngồi nhiều cũng tương quan đến cả hội chứng chuyển hóa, tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp, tăng triglyceride, giảm cholesteorl HDL "tốt", và thậm chí cả ung thư. Một lượng lớn phân tích được công bố vào năm 2015 chỉ ra rằng dù có tập thể dục thường xuyên cũng khó giảm thiểu những tác động tiêu cực của thói quen ngồi kéo dài.
Một số nhà nghiên cứu kết luận rằng việc ngồi nhiều có ảnh hưởng đến nguy cơ tim mạch tương đương như việc hút thuốc. Lối sống ít vận động có thể gây tử vong giống như hút thuốc và liên quan đến 1 trong 6 trường hợp tử vong ở Anh, theo Daily Mail.
Ngoài ra, một nghiên cứu của Úc được công bố trong tháng 7. 2015 cho biết sau khi yêu cầu trên 700 người tham gia đeo màn hình thu thập tư thế và thao tác trong thời gian đứng và ngồi, các nhà khoa học phát hiện những người ngồi ít có chỉ số BMI, lượng đường, vòng eo, triglycerid và cholesterol HDL ổn định hơn những người ngồi nhiều.
Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học nhận định thời gian đứng (hoặc đi bộ) có thể làm giảm đáng kể các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch.
Cũng theo Daily Mail, một nghiên cứu cho thấy cứ mỗi 1 giờ ngồi xuống, khả năng mắc bệnh tim sẽ tăng lên 14%. Không chỉ vậy, nghiên cứu còn cho thấy, việc tập thể dục sẽ không hiệu quả bởi chỉ 1 tiếng đồng hồ tập luyện cũng không làm giảm hậu quả của việc ngồi lì 1 chỗ trong vài giờ liên tiếp. Nghiên cứu này được trình bày tại Đại học Tim mạch ở San Diego, California, Mỹ.
Tại sao ngồi lại gây ảnh hưởng đến tim mạch? Giáo sư Jamea A.Levine thuộc Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) nhận thấy mọi người dường như rất thích ngồi, đặc biệt là những người béo phì. Nếu làm việc ở trong tư thế đứng và đi nhiều, sẽ ít bị mỏi cơ bắp. Khi cơ thể ở tư thế ngồi, các bắp thịt thư giãn, và hoạt động của các enzyme giảm từ 90 - 95%, khiến lượng chất béo tồn đọng nhiều trong máu. Chỉ cần chúng ta ngồi liên tục trong vài giờ là lượng cholesterol tốt đã giảm tới 20%. Những ai thường xuyên ngồi xem tivi hay vào mạng internet trong thời gian lâu thường dễ bị béo phì và huyết áp cao, lượng chất béo triglyceride và đường huyết cũng tăng cao, tất cả các yếu tố này đều liên quan đến nguy cơ tim mạch, giáo sư A.Levine cho biết.
Không chỉ vậy, một nghiên cứu mới của ĐH Trung tâm Y Tây Nam Texas (Mỹ), cho thấy ngồi nhiều cũng liên quan tới hiện tượng xơ vữa động mạch hình thành trong tim. Cứ thêm mỗi giờ ngồi tĩnh có liên quan với việc tăng 12% nguy cơ vôi hóa động mạch vành. Trong nghiên cứu được đăng trên tờ Journal of American College of Cardiology, các nhà khoa học kết luận giảm thời gian ngồi 1-2 tiếng mỗi ngày có thể tác động đáng kể và tích cực tới sức khỏe tim.
Thanh Khang
Theo Thanhnien
Lợi ích của dưa chuột Dưa chuột được trồng rộng rãi trên thế giới, khi ăn sống, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, theo naturalnews. Dưa chuột mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe - Ảnh: Shutterstock Chữa mắt sưng húp Thức dậy vào buổi sáng với đôi mắt sưng húp, có thể nguyên nhân là do giữ nước quá nhiều trong cơ...