Lý do Adidas, Louis Vuitton chi hàng triệu USD cho NFT
Nhiều doanh nghiệp lớn như Taco Bell, Pizza Hut, Pringles, Adidas, Louis Vuitton chi hàng triệu USD để gia nhập thị trường tài sản ảo.
Đầu tư vào thị trường NFT tiếp tục là xu hướng. Vào tháng 8, CNBC cho biết có một nhà đầu tư đã trả 1,3 triệu USD cho một tác phẩm kỹ thuật số. Bên cạnh người dùng cá nhân, những doanh nghiệp lớn như Taco Bell, Pizza Hut hay Pringles cũng ra mắt bộ sưu tập NFT của riêng họ.
Visa tham gia cuộc đua với việc mua một NFT trị giá 150.000 USD. Công ty thời trang thể thao Adidas cũng chi 156.000 USD để gia nhập thị trường này. Các chuyên gia cho rằng tham vọng bắt kịp xu hướng và kiếm thêm doanh thu là lý do khiến những công ty lớn tham gia vào thị trường tài sản ảo.
Đầu tư lướt sóng, mở rộng nguồn thu
Theo Luật sư Tal Lifshitz, đồng chủ tịch của nhóm đầu tư tiền số và blockchain Kozyak Tropin & Throckmorton (KTT) có trụ sở tại Miami, Mỹ, việc các thương hiệu lớn đầu tư vào NFT là điều dễ hiểu.
“Đó là xu hướng đầy thú vị. Đồng thời, NFT cũng là công nghệ tiên tiến, có tiềm năng giúp những công ty này làm kinh doanh và tương tác với người dùng của họ”, Luật sư Tal Lifshitz nói với Forbes.
Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường NFT để mở rộng nguồn thu.
“Việc NFT trở nên phổ biến sẽ khiến giá trị và công dụng của nó tăng theo cấp số nhân. Nếu bạn là người duy nhất sở hữu điện thoại, điều đó thật vô nghĩa. Nếu 2 người có điện thoại, nó dần có ích. Nếu hàng tỷ người có smartphone, bạn buộc phải có điện thoại. Đó là tương lai của NFT khi trở nên phổ biến”, ông Lifshitz cho biết.
Trong khi đó, bà Lydia Hylton, nhà đầu tư tại Redpoint Ventures cho rằng mục đích sau cùng khi các công ty mua NFT là vì lợi nhuận. Họ nhận thấy tiềm năng của những tài sản ảo này để gia tăng doanh thu, mở rộng tương tác giữa khách hàng với thương hiệu.
“Các thương hiệu xa xỉ như Louis Vuitton phát triển nhờ sự khan hiếm của sản phẩm. Họ đang phát hành NFT gắn mác LV cho metaverse. Những công ty này luôn tìm cách để tăng sự gắn kết với khách hàng”, bà Hylton cho biết.
Video đang HOT
Theo nhà đầu tư này, NFT còn có thể được áp dụng như một phần thưởng để khuyến khích người dùng mua sắm. Đồng thời, đây là một dạng quà tặng sáng tạo, cung cấp quyền truy cập giới hạn cùng các ưu đãi khác.
Tham gia vào xu hướng tương lai
Tiến sĩ Dustin York, phó giáo sư truyền thông tại Đại học Marryille nói rằng các công ty tham gia vào cuộc đua dựa trên thực tế người dùng đang dành nhiều thời gian hơn trong thế giới ảo.
“Khi người dùng tập trung tại trung tâm thương mại, các thương hiệu sẽ theo sau. Khi người dùng mua sắm online, những doanh nghiệp sẽ ở đó. Và khi khách hàng đang tập trung vào Web 3.0, các công ty sẽ bán NFT”, giáo sư Dustin York nói với Forbes.
Những NFT trong metaverse được cho là xu hưởng của tương lai.
Giáo sư York cho rằng NFT đang trong giai đoạn bị “hype”, phát triển quá mức. Ông dự báo sẽ đến lúc nào đó giá trị của NFT giảm đi đáng kể.
“Hiện tại NFT là xu thế, giống như các trang thương mại điện tử thời bong bóng dot-com. Tài sản ảo sẽ dần bình ổn và trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta”, giáo sư York chia sẻ.
Trong khi đó, nhà đầu tư NFT Andrew Lokenauth cho rằng các doanh nghiệp lớn chi tiền cho NFT vì metaverse là xu hướng của tương lai. Theo ông Lokenauth, ngày càng có nhiều người dành thời gian trong thế giới ảo. Các doanh nghiệp nhìn thấy lợi ích từ việc tiếp thị trong metaverse nên sớm tham gia.
Lokenauth chỉ ra rằng có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Justin Bieber, Travis Scott, the Weeknd hay Ariana Grande tổ chức hòa nhạc trong metaverse. “Trong tương lai, các công ty thời trang xa xỉ sẽ tổ chức trình diễn trong thế giới ảo. Đó là lý do tại sao họ đang chi số tiền lớn”, nhà đầu tư này nói.
Người dùng phải cẩn trọng với NFT
Bất chấp việc các thương hiệu lớn đầu tư hàng triệu USD vào tài sản kỹ thuật số, Forbes cho rằng nhà đầu tư mới cần thận trọng với lĩnh vực này. Khía cạnh “ảo” của NFT là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo. Ví dụ như có những NFT giả được bán lại cho người dùng ít kinh nghiệm.
“Cần đảm bảo rằng người bán NFT thật sự nắm giữ tác phẩm. Các vấn đề về tác quyền tác phẩm số chưa được giải quyết”, luật sư Lifshitz nói.
Việc tham gia vào thị trường tài sản ảo có nhiều rủi ro với nhà đầu tư mới.
Theo ông Justin Giudici, Trưởng bộ phận sản phẩm tại Telos Foundation, vấn đề này chưa đáng báo động vì thị trường nào cũng sẽ có thành phần lừa đảo. “Trước khi mua bất kỳ NFT nào, hãy tìm hiểu tài sản đó và đảm bảo rằng người bán không lừa đảo. Khi có sự tham gia của những thương hiệu lớn, nhiều kẻ tận dụng thị trường đi lên để trục lợi”, ông Giudici nói.
Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng nhiều nền tảng chưa hoàn thiện các bước xác minh tác phẩm, để lại nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
Ông Akbar Hamid, người sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành tại 5CRYPTO cho rằng người dùng cần hiểu rõ về cách hoạt động của NFT, thị trường tiền số vào blockchain. Đồng thời, việc nắm vững cách bảo mật, sử dụng ví tiền số cũng rất quan trọng.
Khoa học chứng minh: Hầu hết các NFT chẳng có giá trị gì
Kết luận này được nghiên cứu đưa ra sau khi phân tích gần 5 triệu giao dịch NFT khác nhau trên thị trường.
Vào tháng Ba năm nay, một tác phẩm của nghệ sĩ Beeple được nhà đấu giá Christie bán với giá 69 triệu USD. Một năm trước đó, các tác phẩm in trên giấy của anh còn chưa từng được bán với giá trên 100 USD. Nhưng lần này tác phẩm của anh bán được giá cao như vậy lại không được in giấy, thay vào đó nó được đính dưới dạng NFT.
Điều đó nghĩa là cho dù bất cứ ai cũng có thể sao chép file JPG từ tác phẩm của Beeple, chỉ duy nhất người mua file NFT sở hữu nó. Chính sự khác biệt giữa khả năng sao chép và quyền sở hữu đã mang lại giá trị to lớn cho sản phẩm đó, biến Beeple trở thành một trong các nhà sáng tạo giàu có nhất thế giới chỉ sau một đêm. Đồng thời khởi đầu cho cơn sốt NFT trên toàn thế giới.
Thế nhưng theo một nghiên cứu của trường Đại học London khi phân tích giao dịch mua bán 4,7 triệu file NFT của hơn 500.000 người mua bán, với tổng giá trị lên đến gần 1 tỷ USD, cho thấy thành công như của Beeple chỉ là một ngoại lệ xuất chúng. Ý tưởng chung là, cho dù bạn nghĩ các NFT sẽ thành một mảng kinh doanh tăng trưởng vũ bão cho các nhà sưu tập và các nhà sáng tạo, đại đa số các file NFT không giúp bạn mua nổi một suất McDonald.
Chỉ có 1% file NFT được bán có giá trên 1.500 USD, còn 75% còn lại được bán với giá 15 USD hoặc thấp hơn. Tồi tệ hơn, " phần lớn các file NFT này còn không bán được, vì vậy chúng không được đưa vào trong phân tích của chúng tôi." Mauro Martino, người đứng đầu phòng Thí nghiệm Visual AI Lab của IBM, cho biết. " Mọi người chỉ bỏ tiền vào để tạo ra một NFT và thế là hết. Thật khó đề nghị một người bạn nghệ sĩ tham gia vào sân chơi này và giàu có nhờ NFT, bởi vì rất ít người kiếm được lợi nhuận từ thị trường này."
NFT cũng là chủ đề ông Martino đã quen thuộc khi ông đã dành gần 1 năm nay để hình dung xem làm thế nào nghiên cứu này theo dõi được mạng lưới các giao dịch - có thể xem như một bức ảnh chụp nhanh về thị trường NFT - một nhiệm vụ mà ông xem như phức tạp nhất trong sự nghiệp của mình. Với mỗi khung hình chứa khoảng 7 triệu đường dẫn mạng lưới, chỉ một thay đổi đơn lẻ cũng mất nhiều phút render trước khi ông Martino có thể thấy được kết quả.
Bạn có thể thấy công trình của ông Martino trong đoạn video dưới đây. Việc trình diễn dữ liệu sẽ được chia làm 2 phần. Phần đầu, bắt đầu từ 1 phút 48 giây, trình diễn tăng trưởng của NFT từ năm 2017 đến 2021. Các hình tròn là những người giao dịch NFT. Đường dẫn giữa họ là các giao dịch NFT thật. Hình tròn càng lớn càng cho thấy người đó giao dịch càng nhiều.
Đó thực sự là một vũ trụ đang sống. Đầu tiên một nhóm tương đối nhỏ các nhà giao dịch gắn kết chặt chẽ với nhau. Nhưng sau đó các điểm nút bắt đầu mở rộng mọi hướng với mọi mầu sắc khác nhau. Các ngôi sao trắng đại diện cho những dự án NFT đơn lẻ. Ngôi sao xanh lam đại diện cho những vật phẩm NFT trong tựa game online Axie Infinity. Ngôi sao xanh lục đang mở rộng dần dần đại diện cho các giao dịch thẻ bài Sorare - từ một trò chơi bóng đá NFT vốn tồn tại trong một không gian riêng biệt.
Khi đợt tiến hóa này hoàn tất, giai đoạn hai cũng bắt đầu, với những hình ảnh về hoạt động giao dịch NFT trong năm 2021. Đoạn video này sẽ cho phép bạn nhìn thấy phạm vi hoang dã và hình ảnh huy hoàng của thị trường này. Những gì bạn đang thấy thực sự là hình dạng của thị trường NFT, được cấu trúc bởi các giao dịch của tất cả các loại NFT khác nhau.
Trên thực tế, không phải mọi dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu đều được đưa vào đoạn clip này. Hơn thế nữa, bộ dữ liệu của nghiên cứu cũng chỉ là một lát cắt trên thị trường NFT trị giá 10 tỷ USD. Cho dù vậy, những gì được Martino trình diễn vẫn cho thấy các cộng đồng NFT cũng được cấu trúc hợp lý thay vì hoàn toàn lộn xộn.
Trong khi Martino thừa nhận rằng NFT khó có thể làm bạn giàu có, nghiên cứu này cũng khiến ông thực sự tôn trọng thị trường đó.
" Có những người nghĩ rằng nó sẽ chỉ tồn tại một vài năm nữa - một xu hướng tạm thời. Chúng tôi thực sự cho rằng thị trường này đang phát triển và đang bắt đầu có cấu trúc, quy tắc và hành vi mà chúng tôi có thể dõi theo được. Vì vậy chúng tôi cảm thấy NFT sẽ ở lại một thời gian dài nữa. (Việc sưu tầm các vật thể kỹ thuật số) không phải là một hành vi được mong đợi từ loài người. (Nhưng) nó đã nổi lên và chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ còn tiếp tục phát triển." Ông Martino cho biết.
Bong bóng NFT có thể sắp vỡ Doanh số NFT bất ngờ tăng mạnh trong tháng 8 với nhiều nhà đầu cơ lớn, nhưng giới phân tích lại lo ngại thị trường đang bên bờ sụp đổ. Cơn sốt NFT bắt đầu bùng nổ đầu năm nay, khiến không ít người cảm thấy khó hiểu khi nhiều người đua nhau đầu tư vào một mặt hàng không tồn tại về...