Luyện thi trắc nghiệm kiểu…chắc trượt
Thi trắc nghiệm đồng nghĩa với việc bạn không phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ mà chỉ cần nắm bản chất vấn đề. Nhưng nhiều teen lại vin vào đó như lý do để “trốn” học bài.
Thi trắc nghiệm = không – học – bài
Giờ truy bài, khi bạn bè chăm chú “khảo bài” để chuẩn bị cho bài kiểm tra tiếp theo thì Duy (THPT MK) thản nhiên lướt facebook. Bạn bè hỏi, cậu đáp tỉnh bơ: “Ôi, học làm chi cho vất vả, nhìn lướt qua là đủ rồi, kiểm tra trắc nghiệm chứ có phải tự luận đâu mà lo”.
“Tư tưởng lớn gặp nhau” với Duy là Hưng (THPT NH). Vốn là một học sinh khá giỏi ngày cấp 2 nhưng từ khi lên cấp 3, biết thông tin kiểm tra, thi một số môn hoàn toàn bằng trắc nghiệm, Hưng thay đổi hoàn toàn cách học. “Học vế đầu thôi, vế sau thì nhìn vào đáp án trắc nghiệm rồi chọn”, học làm gì cho mất thời gian”.
Bên cạnh những chú “gà nòi” học giỏi đang lung lay tư tưởng là những con sâu lười thừa thế lại càng lười hơn. Nga (THPT HĐ) là một nhân nổi tiếng trong phòng thi về kỉ lục làm bài nhanh nhất phòng. Cô bạn lúc nào cũng dư dả tới 2/3 thời gian vì làm bài theo kiểu “ngẫu hứng”: Hôm nay Nga khoanh theo kiểu zíc zắc thì mai sẽ đổi sang kiểu ngôi sao, đường chéo. Thậm chí cô bạn còn mang theo cả máy tính để… tính nhẩm chọn đáp án. Bạn bè chỉ còn biết lắc đầu chào thua.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Chỉ học vẹt theo sách tham khảo
Phùng Huyền (THPT ST) là một nhân cực chăm chỉ trong khoản đi lùng sách. Tất tần tật những loại sách trắc nghiệm trên thị trường đều được cô nàng rinh về nhà mình, chất đầy lên kệ sách. Giờ ra chơi, Huyền ôm khư khư sách trắc nghiệm và cây bút chì, để… học thuộc lòng.
Có khi làm bài kiểm tra, mới đọc lướt được vài từ, Huyền đã nhắm mắt chọn ngay đáp án A vì “nhớ đã làm rồi”. Học vẹt đáp án nên chỉ sau buổi kiểm tra, kiến thức của Huyền cùng theo gió bay xa. Còn điểm kiểm tra cứ lẹt đẹt rồi giảm dần.
Trắc nghiệm, càng phải học kĩ
Theo cô Quyên (THPT HD) thì “Học kỹ lý thuyết và bài tập, các em mới có thể trả lời nhanh và có nhiều thời gian cho phần bài tập hơn”.
Thuận lợi cho teen thi trắc nghiệm là phần bài tập đơn giản, không hóc búa như đề thi tự luận. Vì vậy, học kĩ lý thuyết là một chuyện, còn phải làm thật nhiều bài tập, như vậy sẽ giúp teen rèn luyện phản xạ và “nhanh nhạy” hơn khi làm bài.
Nói về kiểu học chỉ ôn theo sách luyện thi trắc nghiệm, cô Ngọc (THPT XM) nhấn mạnh: “Dạng sách đó chỉ dùng để tham khảo theo kiểu “đốt cháy giai đoạn” – học thuộc lòng theo đáp án trong sách mà bỏ lửng kiến thức chính trên lớp thì tốn thời gian mà không hiệu quả”.
Theo Đất việt
Dở khóc dở cười trẻ tra google làm văn
Cô Nguyễn Thị Thúy Hà, giáo viên một trường THCS tại TP. Hồ Chí Minh, cho biết vài ba năm trở lại đây cô thường xuyên bắt gặp những bài văn của học sinh mà khi đọc xong, không biết nên khóc hay cười. Không khó để nhận ra những bài văn ấy là "thành quả" sau khi học sinh tham khảo trên mạng internet.
Một hôm qua nhà họ hàng chơi, tôi vô tình đọc được bài văn của bé Thi tả về Hồ Gươm với lời văn trau chuốt, thể hiện sự xúc động sâu sắc khi được tham quan hồ Hoàn Kiếm gắn với lịch sử vua Lê... Quá ngạc nhiên trước những câu văn rất sinh động của một học sinh cấp 1, tôi bèn hỏi: "Bài này con tự làm hay...?" Bé trả lời: "Con tự làm đó dì". "Sao con làm được hay vậy?". "Cô giáo cho bài tập về nhà, con lên mạng, tra google về Hồ Gươm, thấy câu nào hay thì ghi lại rồi dàn thành bài văn, chứ con đã ra Hà Nội lần nào đâu mà được đến Hồ Gươm". Thi còn hồn nhiên: "Trong lớp các bạn đều lên google tra khi làm bài tập, cả môn địa lý, lịch sử cũng đều được điểm cao".
Một phụ huynh có con trai học lớp 5 cũng kể lại cô giáo cho bài tập làm văn về nhà phát biểu cảm nhận về một loài cây em thích. Hôm đó mẹ đi vắng, sách tham khảo không có bài mẫu, bé vào google tra được hai bài văn về cây phượng và tự "chế" thành bài văn của mình.
TS Phạm Phúc Vĩnh, trường ĐH Sài Gòn, cho rằng chuyện các em nhỏ "tham khảo" để làm bài văn chắp nối là kiểu học vẹt có từ xưa, chỉ khác là sách tham khảo được thay bằng internet. Việc tra cứu kiến thức là cần nhưng nếu chỉ dừng ở việc thấy hay và chép lại thì rất nguy hiểm. Kiểu học này không kích thích sự phát triển não bộ và trí thông minh của trẻ, tạo thói quen ỷ lại công cụ, nếu không có những hỗ trợ từ những ứng dụng này, trẻ sẽ không tự tư duy được.
TS. Vĩnh chia sẻ thêm, vào google tra cứu không hẳn không tốt. Giáo viên, phụ huynh nên khuyến khích trẻ đưa ra cảm nhận của mình, khơi gợi ý để bé tự viết thành câu văn, dạy bé đưa ra cấu trúc giải quyết đề bài. Ông cũng nhấn mạnh cách tốt nhất để trẻ có kiến thức về một chủ đề làm văn là được tận mắt nhìn ngắm, trải nghiệm để trẻ tự cảm nhận được và định hướng bài viết của mình.
Theo Đại đoàn kết
Tuổi học trò và những sai lầm khó đỡ Trong những năm ngồi trên ghế nhà trường, chắc chắn bạn sẽ từng trải qua những "biến cố" vô cùng khó đỡ. Nỗi thất vọng của đám bạn cùng lớp Vốn là một đứa dân Tự nhiên, hết lớp 8 tớ được cô "cắt cử" sang học lớp Xã hội và cụ thể là tham gia vào đội tuyển Văn. Tụi lớp mới...