Lưu ý với du học miễn phí

Theo dõi VGT trên

Nhiều sinh viên Việt chọn du học tại những nước miễn học phí hay chỉ đóng học phí ở mức rất thấp để thu hút du học sinh.

Lưu ý với du học miễn phí - Hình 1

Du học sinh VN tại Phần Lan. Đây cũng là một quốc gia có nhiều ưu đãi về học phí cho du học sinh – Ảnh: CTV

Tuy nhiên, có một số lưu ý dành cho các bạn sinh viên từ những người trong cuộc.

“Vì được ưu đãi học phí, một số du học sinh VN khi đến Pháp chọn bừa một ngành một trường nào đó. Đến lúc không thích hoặc không tìm được việc làm sau khi ra trường lại chuyển sang học thêm một ngành khác rất mất thời gian, công sức”

TRẦN MINH ĐỨC

Miễn học phí mọi cấp học

Tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) và có thời gian làm việc tại VN, Trần Văn Ngọc Tân (29 tuổi) hiện đang là sinh viên năm 3 ngành CNTT ĐH Olso, Na Uy.

“Lúc vào học tôi cứ tưởng mình lớn tuổi nhất lớp nhưng thật ra số người trên 25 tuổi học ĐH ở Na Uy chiếm đến 50%. Phân nửa trong số đó là người trên 30. Những sinh viên này đã có ít nhất một tấm bằng ĐH muốn học thêm hoặc chuyển ngành” – Tân kể.

Thu hút nhiều người theo học ĐH như vậy là nhờ Chính phủ Na Uy miễn học phí cho tất cả các trường công ở mọi cấp học. Đáng chú ý, sinh viên nếu có người thân sinh sống hoặc làm việc tại Na Uy còn được cho vay 10.000 NOK/tháng, tương đương khoảng 1.050 euro.

“Khoản tiền này cộng với thu nhập từ công việc bán thời gian nhẹ nhàng có thể giúp sinh viên tạm đủ tài chính suốt thời gian học ĐH và thạc sĩ. Sinh viên cũng được ưu đãi thuê nhà chỉ bằng 1/2 giá thị trường, được hỗ trợ phí đi lại phương tiện công cộng bằng một nửa phí thông thường” – Tân nói thêm.

Trong khi đó, Nguyễn Ngọc Minh (26 tuổi) vừa hoàn thành chương trình luật của ĐH Toulouse (Pháp) chia sẻ khi đang học năm 2 ở Trường ĐH Luật TP.HCM, Minh nhen nhóm ý định du học Pháp và bắt đầu theo học tiếng Pháp từ con số 0.

Một số quốc gia khác tại châu Âu như Pháp, Đức cũng có chính sách hỗ trợ học phí tối đa cho sinh viên theo học bằng tiếng bản địa và một số ít chương trình dạy bằng tiếng Anh.

Video đang HOT

Chuyển sang tiếng Pháp, Ngọc Minh nhanh chóng lấy được bằng B1 chỉ trong 14 tháng và 12 tháng sau đó Ngọc Minh có luôn chứng chỉ B2. Minh chia sẻ: “Tôi chọn Pháp thay vì Đức là do văn hóa Pháp có nét tương đồng với văn hóa VN, lại có rất đông người Việt sinh sống, khoảng 400.000 người”.

Cần lưu ý rào cản ngôn ngữ

Ngôn ngữ cũng là một rào cản không hề nhỏ trong các chương trình học miễn học phí. Các chương trình này rất ít dạy bằng tiếng Anh mà bằng tiếng bản địa như Pháp, Đức hay Na Uy. Điều này đồng nghĩa với việc du học sinh phải bắt đầu theo học một ngôn ngữ mới.

Theo Ngọc Tân, du học bậc ĐH ở Na Uy bằng tiếng Na Uy rất khó khăn với người VN sống tại VN vì chuẩn ngôn ngữ ĐH ở đây rất cao. Trong khi đó, rất hiếm nơi dạy và tổ chức khảo thí tiếng Na Uy ở VN.

“Ngoài ra, chương trình phổ thông Na Uy dài đến 13 năm. Do vậy học sinh VN sau khi tốt nghiệp THPT vẫn chưa đủ điều kiện theo học ĐH ở Na Uy mà phải học thêm ít nhất một năm ĐH tại VN mới đủ chuẩn tối thiểu…” – Tân chia sẻ thêm.

Ngọc Minh kể đóng học phí thấp nhưng vẫn cần một khoản tiền kha khá để bước đầu ổn định cuộc sống tại Pháp bao gồm chi phí ứng tuyển, tiền vé máy bay, tiền bảo hiểm, tiền đặt cọc nhà, tiền nhập học… Tất cả tốn khoảng 2.000 euro, tương đương trên 50 triệu đồng.

Dẫu vậy, chi cố định hằng tháng cho tiền nhà, tiền ăn và các khoản khác sau khi được hỗ trợ từ Chính phủ Pháp là khá rẻ, với Ngọc Minh chỉ khoảng 550 euro. Do đó du học sinh hoàn toàn có thể tự mình chi trả khoản tiền này nhờ vào các công việc làm thêm bán thời gian trong năm, cũng như những giai đoạn làm toàn thời gian như 3 tháng hè hay các dịp nghỉ lễ…

Miễn phí nhưng… lưu ý khả năng tài chính

Du học miễn phí đa phần là chỉ miễn học phí. Nên khi quyết định du học dưới hình thức này cũng cần lưu ý chính vẫn là khả năng tài chính cho các khoản học ngoại khóa, CLB, ăn ở, sách vở tư liệu thực hiện đồ án… rất cao. Từ đó dẫn đến học sinh, sinh viên đi làm thêm nên việc hoàn thành chương trình đôi khi khó như ý muốn.

Du học cũng có khi khó tránh khỏi chuyện kỳ thị, không thích nghi môi trường văn hóa, lại xa nhà nên rất dễ dẫn đến trầm cảm. Thời tiết cũng là đáng lưu ý, không được xem thường. Sức khỏe hơi kém không nên chọn học ở những vùng lạnh hoặc nóng quá để tránh việc học bị dang dở. Cuối cùng là cần chú trọng đến năng lực viết. Trường nước ngoài bài thi chủ yếu viết luận, nên cần đầu tư sớm kỹ năng này cho con đường du học miễn phí được trơn tru.

Bà Lê Thị Thùy Trâm ( giám đốc điều hành Công ty INNEDU)

Đừng lấy “miễn phí” để quyết định

Ngoài những nước ưu đãi học phí còn có những trường miễn học phí một phần, toàn phần ở Mỹ để thu hút du học sinh. Tuy nhiên với các trường này, để miễn phí 100% rất hiếm, điểm và những tiêu chuẩn khác đòi hỏi cực cao.

Thường các trường này miễn phí với hai mục đích: trường mới thành lập cần tạo danh tiếng hoặc trường có đơn đặt hàng của các nơi có nhu cầu lao động. Rồi còn có trường miễn phí hoàn toàn năm đầu, những năm sau phải đóng phí với lý do không đủ điều kiện xét.

Còn có những trường miễn 30-50% là những trường ở những bang rất xa xôi, hẻo lánh. Tôi có người cháu du học miễn 50% học phí ở Mỹ, nhưng khi nhập học thì đến nơi là trường rất xa xôi. Đó là chưa kể một nửa học phí còn lại phải nộp là hơn 1 tỉ đồng/năm, hóa ra cao hơn các trường ở những bang khác, như thế thì đã bị “hố” vì hai từ miễn phí.

Du học miễn phí cũng là… “vàng thau lẫn lộn” nên điều đầu tiên cần chú ý trường đó là trường gì, xếp loại theo bang, hay xếp loại theo ngoại ngữ… Điều quan trọng nữa cần lưu ý: đừng lấy tiêu chí miễn phí là sự quyết định cho du học mà là kỹ năng thế kỷ 21 như đa văn hóa, đa sắc tộc, đa tôn giáo, đa tính cách để thích nghi; kỹ năng sống, tự quản lý nhận thức, đồng cảm người bản xứ… để tránh khỏi những hệ lụy du học.

Bà Tô Thụy Diễm Quyên ( chuyên gia giáo dục toàn cầu của Micorosoft)

Theo tuoitre

Miễn học phí nhưng phải kiểm soát được phụ phí

Việc miễn học phí cho trẻ mầm non và cấp THCS nên thực hiện ở những vùng miền khó khăn trước, có sự cân đối ngân sách và kèm theo kiểm soát phụ phí.

Có nên miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh cấp THCS hay không? Nếu miễn thì ngân sách Nhà nước có đủ để thực hiện được vấn đề này không và nên thực hiện như thế nào. Đây là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm khi đóng góp ý kiến cho Luật Giáo dục sửa đổi.

Miễn học phí nhưng phải kiểm soát được phụ phí - Hình 1

Đại biểu Phan Viết Lượng (ảnh: quochoi.vn)

Đại biểu Phan Viết Lượng (đoàn Bình Phước) nêu quan điểm, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung quy định không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, quy định về điều kiện, lộ trình thực hiện thu học phí đối với học sinh THCS. Việc bổ sung chính sách này là cần thiết và rất có ý nghĩa, sẽ thúc đẩy phát triển giáo dục, tạo sự bình đẳng, mang lại cơ hội học tập cho người học.

Tuy nhiên, để miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và cấp THCS thì Quốc hội cần rà soát, cân đối ngân sách nhà nước, điều chỉnh cơ cấu chi hợp lý, quyết tâm thực hiện miễn học phí phổ cập giáo dục trước năm 2020 theo như Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý nhà nước nhằm chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm trong huy động, sử dụng tài chính đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho phát triển giáo dục, không để các khoản thu ngoài học phí là nỗi sợ, gây bức xúc cho người học, phụ huynh học sinh.

Theo đại biểu Viết Lượng, nếu ngân sách Nhà nước chưa đủ để thực hiện miễn giảm học phí ở tất cả các đối tượng, tỉnh thành thì chúng ta nên ưu tiên miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện chính sách vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) nêu quan điểm, đề xuất miễn học phí ở cấp THCS đã từng được ngành Giáo dục đề cập. Tuy nhiên, vì điều kiện ngân sách của Nhà nước có hạn, còn nhiều ngành nghề khác cũng phải đầu tư nên chưa thể đáp ứng được.

Quốc hội cũng cần lưu ý đến vấn đề này, xem cách thức thực hiện như thế nào. Bởi vì đề xuất trên sẽ góp phần thúc đẩy càng nhiều học sinh đến trường học, không phải bỏ học giữa chừng.

Miễn học phí nhưng phải kiểm soát được phụ phí - Hình 2

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu

Tuy nhiên, theo đại biểu Ngọ Duy Hiểu, trong khi ngân sách Nhà nước còn có hạn, nếu chọn giữa miễn học phí cấp THCS và bậc Mầm non thì việc ủng hộ miễn học phí ở cấp học Mầm non nên được thực hiện trước. Bởi vì đây là cấp học tiền đề để trẻ hình thành nhân cách. Vì thế trẻ cần được chăm sóc, phát triển.

Hiện nay, có nhiều gia đình đều có con ở độ tuổi mầm non nên việc miễn học phí ở cấp học này sẽ góp phần chia sẻ bớt khó khăn cho người dân. Về lâu dài, Chính phủ cần khéo léo bố trí ngân sách và thực hiện có lộ trình để miễn phí ở cấp học này. Trước tiên, chúng ta có thể tính toán giảm một phần, rồi tiến tới giảm hoàn toàn.

Sợ phụ phí hơn học phí

Đồng tình với việc miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở để làm tốt công tác phổ cập, phân luồng học sinh nhưng đại biểu Cao Thị Giang (đoàn Quảng Bình)nêu quan điểm cần tính toán phần hụt ngân sách của các trường, bởi vì miễn học phí thì phần thu học phí bị giảm. Do hiện nay nhà trường được giữ lại một phần các khoản thu từ học phí và theo cơ chế phân bổ ngân sách của các trường là 18% chia cho hoạt động giáo dục, 82% chi cho thường xuyên.

Miễn học phí nhưng phải kiểm soát được phụ phí - Hình 3

Đại biểu Cao Thị Giang (ảnh: quochoi.vn)

Như vậy, nguồn ngân sách để chi cho hoạt động giáo dục là rất ít, do đó đề nghị cân nhắc để các trường không thiếu hụt nguồn ngân sách, gây khó khăn cho các hoạt động của nhà trường.

Góp ý để thực hiện chính sách này, đại biểu Cao Đình Thưởng (đoàn Phú Thọ) cho biết, miễn học phí đối với học sinh 5 tuổi và cấp THCS là 1 chính sách tốt. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều phụ huynh bảo với nhau là phụ phí mới lớn hơn học phí. Ở nhiều nơi, phụ huynh phải đóng góp các khoản ngoài học phí cao khiến cho họ khó có thể xoay sở lo cho con.

Theo đại biểu Cao Đình Thưởng, khi sửa đổi Luật Giáo dục cần nói thêm, làm rõ, kiểm soát chặt chẽ các khoản thu ngoài học phí ở trong trường học bên cạnh việc miễn học phí./.

Theo vov

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Phi công" 16 tuổi đâm bạn gái trọng thương trong nhà nghỉ
10:15:52 08/11/2024
TIN VUI: 1 nàng hậu gen Z vừa tái xuất hoá ra đã âm thầm sinh quý tử 2 tháng tuổi!
13:06:50 08/11/2024
Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk
13:15:22 08/11/2024
Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17
13:58:33 08/11/2024
Á quân Rap Việt nói đúng 2 chữ giữa cơn bão "rap diss" từ HIEUTHUHAI, "châm ngòi" cuộc tranh cãi
11:02:06 08/11/2024
Thánh giả tạo của showbiz: Lộ clip "lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng", mắng chửi bạn diễn bằng từ ngữ tục tĩu
10:06:53 08/11/2024
CĂNG: Sao nam Vbiz bị tố "ngựa quen đường cũ" nhắn tin gạ gẫm fan, FC náo loạn lũ lượt "quay xe"
13:02:38 08/11/2024
Bạn thân của mẹ trở thành mẹ kế, cô gái nhận được tình yêu thương vô bờ
12:43:14 08/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ngày xưa có một chuyện tình tranh giải LHP Quốc tế Hà Nội, tác phẩm VN duy nhất

Phim việt

16:09:47 08/11/2024
Khai mạc Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ 7 diễn ra với tác phẩm điện ảnh Việt Nam duy nhất tranh giải là Ngày xưa có một chuyện tình. tự hào được chọn chiếu trong ngày đầu tiên.

Hàng chục hành khách nghi ngộ độc thực phẩm trên các chuyến bay từ Guam đến Nhật Bản

Thế giới

16:06:28 08/11/2024
Các hành khách có triệu chứng như nôn mửa, trong đó 14 người đã phải nhập viện ngay sau khi máy bay hạ cánh. Một số hành khách cho biết đã cảm thấy không khỏe trước khi lên máy bay.

Bước ngoặt với Leny Yoro

Sao thể thao

16:00:08 08/11/2024
Sau nhiều tháng vật lộn với chấn thương, cuối cùng Leny Yoro cũng có thể trở lại tập luyện cùng đội một Manchester United.

Clip Kỳ Duyên được truyền thông quốc tế săn đón, nhận thêm tin vui sau chuỗi ngày trồi sụt ở Miss Universe

Sao việt

15:42:44 08/11/2024
Đến nay, một nửa chặng đua tại cuộc thi Miss Universe đã trôi qua và đại diện Việt Nam - Hoa hậu Kỳ Duyên đang ngày càng nhận được nhiều điểm cộng.

Ngọc Lan nghẹn ngào trước chàng trai cụt tay quyết lấy bằng đại học

Tv show

15:37:51 08/11/2024
Hành trình vượt qua biến cố để lấy bằng đại học của chàng trai Nguyễn Ngọc Nhứt được chia sẻ trong chương trình Đời rất đẹp khiến diễn viên Ngọc Lan cảm kích.

'Red One': Màn giải cứu Giáng sinh dễ thương nhưng thiếu thuyết phục

Phim âu mỹ

15:35:03 08/11/2024
Red One (tựa tiếng Việt: Mật mã đỏ) được kỳ vọng sẽ làm nên chuyện khi có sự tham gia của hai tài tử ăn khách - Chris Evans và Dwayne Johnson.

Em trai Phạm Băng Băng bị chê diễn dở đến mức muốn 'đuổi khán giả'

Hậu trường phim

15:31:49 08/11/2024
Nam ca sĩ, diễn viên gây thất vọng vì ánh mắt đờ đẫn, thường trợn tròn mắt hay nhướng mày ngơ ngác, cùng những biểu cảm gượng gạo, thiếu sức sống.

Xôn xao tin nhắn "bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm", Sở lên tiếng

Netizen

15:08:04 08/11/2024
Tin nhắn được chia sẻ trên mạng xã hội thể hiện nội dung Sở GD&ĐT yêu cầu các Phòng GD&ĐT theo dõi sát, bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm.

Vượt sông Sêrêpốk tìm kiếm máy bay Yak-130

Tin nổi bật

14:58:51 08/11/2024
Lực lượng chức năng và người dân chia thành nhiều nhóm tìm kiếm máy bay Yak-130 nghi rơi tại khu vực Vườn Quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Địa hình khu vực này được đánh giá hiểm trở, nhiều sông, suối.

Nữ nhân viên ngân hàng lừa đảo 6 tỷ đồng đầu tư tiền ảo, công an tìm thêm bị hại

Pháp luật

14:50:49 08/11/2024
Ngày 8/11, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Đà Nẵng) thông báo tìm bị hại trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức mượn tiền đáo hạn của một nhân viên ngân hàng trên địa bàn.

Vợ trẻ kém 40 tuổi của Lý Khôn Thành: Sống vô gia cư, bị phạt vì ăn trộm

Sao châu á

14:05:43 08/11/2024
Cuộc sống của Lâm Tĩnh Ân đảo lộn hoàn toàn sau khi chồng cô, nhạc sĩ Lý Khôn Thành, qua đời. Cô rơi vào cảnh vô gia cư, bị đuổi khỏi khách sạn, lấy trộm đồ và bị phạt hành chính.