Lưu ý ôn tập môn Lịch sử với nguyên tắc 5 điều nên và không nên
Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng tổ Lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM đã có những lưu ý giúp học sinh lớp 12 ôn tập tốt môn Lịch sử chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Thầy Nguyễn Viết Đăng Du giảng dạy trong một chuyên đề Lịch sử
Các em nên Học có kế hoạch: Chương trình lịch sử phổ thông dù chỉ nằm trong chương trình lớp 12 và nửa phần lớp 11 nhưng vẫn khá dài. Muốn ghi nhớ bao quát, học sinh phải có kế hoạch học và ôn tập ngay từ đầu. Hãy học bài ngay từ đầu và dành gần 3 tháng cuối để ôn tập.
Học theo chiều dọc: Học bài theo định dạng của sách giáo khoa có nghĩa là học theo trình tự thời gian để nắm các sự kiện nhiều nhất có thể. Để học tốt nên dùng trục thời gian hay sơ đồ tư duy
Ôn tập theo chiều ngang: Sau khi nắm các kiến thức cơ bản nên ôn tập theo chiều ngang, có nghĩa là kết hợp ôn tập nhiều kiến thức có chung chủ đề.
Ví dụ, quan hệ đối ngoại của tất cả các nước trong chương trình Sử thế giới… Các chiến lược của Mỹ từ năm 1960 – 1973. Kiểu ôn tập theo chiều ngang này sẽ giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng so sánh, đối chiếu và nắm sự kiện một cách khái quát tốt…
Ôn kiểu… Tây Tạng: Các nhà sư Tây Tạng có một cách học để nhớ rất nhanh và lâu đó là học theo kiểu tranh luận. Mỗi người đặt ra một câu hỏi để người khác trả lời. Người trả lời sẽ bị người khác phản bác. Hãy tìm một người bạn hoặc một nhóm bạn cùng học lịch sử. Việc tranh luận ngắn về một nội dung lịch sử sẽ giúp bạn nhớ lâu.
Học cùng mạng: Hãy làm thật nhiều bài tập trắc nghiệm mà hiện nay có rất nhiều trên mạng Internet. Đề thi do tập thể giáo viên biên soạn nên phong cách, cấu trúc biên soạn rất phong phú, đa dạng nên việc giải nhiều bài tập sẽ giúp chúng ta có tư duy tốt trong việc giải tất cả các thể loại trắc nghiệm.
Lưu ý 5 điều không nên làm
Học tủ: Đừng quá tập trung vào bất cứ tiêu điểm kiến thức nào có tên gọi là trọng tâm. Đề trắc nghiệm luôn trải dài khắp chương trình nên việc học tủ có cái kết “đắng” được báo trước.
Học vẹt: Đừng cố gắng ghi nhớ tất cả kiến thức một cách máy móc bằng cách học thuộc lòng sách giáo khoa. Bạn không phải là thần đồng ghi nhớ và môn Lịch sử cũng không phải là môn duy nhất bạn phải thi. Dùng bảng tóm tắt, sơ đồ tư duy để học nhé …
Học cô đơn: Cố gắng đừng học lịch sử một mình. Một lượng kiến thức đồ sộ sẽ khiến bạn… “hoa mắt”. Hãy cùng chia sẻ với những người giống bạn bằng cách thảo luận cùng nhau, hỏi đáp cùng nhau hay vẽ sơ đồ tư duy cùng nhau … Bạn sẽ thấy nó hiệu quả hơn học một mình.
Quá tin vào mạng: Giải thật nhiều bài tập trắc nghiệm trên mạng nhưng đừng quá tin vào đáp án. Thực tế có nhiều đáp án không được kiểm chứng. Nếu nghi ngờ hãy hỏi giáo viên dạy lịch sử của bạn. Thầy cô sẽ chỉ cho các bạn.
Quá lo lắng về đề thi: Đừng quá lo lắng về đề thi. Đề thi luôn bảo đảm tính phân hóa. Có nghĩa là với các đối tượng có học bài và luyện bài tập, điểm số trung bình không phải là điều khó đối với bạn. Sự lo sợ chỉ làm bạn mất bình tĩnh mà mất bình tĩnh là mất trắng…
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao môn lịch sử: Thắng lợi quân sự
Vào lúc 15 giờ hôm nay 8.5, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm 2020 môn lịch sử tại địa chỉ thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên.
Chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm 2020 hôm nay sẽ phát sóng chuyên đề thứ 8 của môn lịch sử do thầy Nguyễn Viết Đăng Du, tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) hướng dẫn.
Chuyên đề 8 có nội dung Các thắng lợi quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) là sự tổng hợp các thắng lợi quân sự của Việt Nam trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ từ phong trào Đồng khởi trên toàn miền Nam cho đến các thắng lợi quân sự trong quá trình đấu tranh chống các chiến lược quân sự của Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Bên cạnh việc liệt kê thông tin, giáo viên còn chú ý phân tích ý nghĩa lịch sử của các thắng lợi quân sự đối với cục diện cuộc Kháng chiến chống Mỹ.
Trước đó, trong các buổi phát sóng bí quyết ôn thi môn lịch sử, thầy Du đã hệ thống kiến thức về trật tự thế giới, thời kỳ chiến tranh lạnh, phong trào giải phóng dân tộc, chính sách đối ngoại của khối tư bản chủ nghĩa sau Thế chiến 2, hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Từ Cách mạng Nga 1917 đến Liên bang Nga... Học sinh có thể xem lại các chuyên đề ôn tập môn lịch sử cũng như các môn toán, tiếng Anh, địa lý, ngữ văn, hóa học... tại địa chỉ thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên.
Vào các khung giờ 15 giờ và 19 giờ hằng ngày từ thứ 2 đến chủ nhật, trên các kênh thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm 2020 các môn khoa học xã hội như: Ngữ văn, tiếng Anh, lịch sử, địa lý, GDCD.
Chương trình do những giáo viên có kinh nghiệm của TP.HCM đang giảng dạy tại các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5), chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1), Bùi Thị Xuân (Q.1), Marie Curie (Q.3)... hướng dẫn.
Chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm 2020 có sự tài trợ, đồng hành của các đơn vị như: Tập đoàn Thiên Long, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU), Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU). Chương trình sẽ phát sóng lần lượt 88 clip dưới dạng các chuyên đề ôn tập theo định hướng kỳ thi THPT...
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao môn lịch sử: Chính sách đối ngoại Vào lúc 15 giờ hôm nay 28.4, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao môn lịch sử tại địa chỉ thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên. Chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm 2020 hôm nay sẽ phát sóng chuyên đề thứ 4 của môn lịch sử...