Lưu ý khi dùng insulin ở người bệnh đái tháo đường
Insulin là thuốc tiêm điều trị đái tháo đường. Hiện nay có rất nhiều loại insulin với cách sử dụng khác nhau. Nếu người bệnh không nắm rõ dẫn tới sử dụng sai, dễ gây ra tai biến hoặc không kiểm soát được đường huyết…
Insulin là gì?
Insulin là một hormon có tác dụng làm giảm đường huyết do tế bào bêta của tuyến tụy tiết ra. Insulin được tiết ra liên tục suốt 24 giờ trong ngày và phụ thuộc vào mức đường huyết của cơ thể: Đường huyết tăng sẽ kích thích tụy sản xuất và bài tiết insulin. Các nghiên cứu đều cho thấy tăng tiết insulin nhiều sau các bữa ăn.
Khi bệnh nhân mắc đái tháo đường (ĐTĐ) phụ thuộc insulin, nghĩa là phải tiêm insulin bổ sung mỗi ngày, thì điều quan trọng là bệnh nhân cần biết tính một đơn vị insulin để điều chỉnh lượng bột đường trong bữa ăn.
Chúng ta đều nhìn thấy trên vỏ lọ thuốc insulin thường có ký hiệu số lượng/nồng độ insulin là IU (international unite). Đây là đơn vị quốc tế chuẩn hóa, theo đó, 1 IU insulin thường làm giảm được 10-15g đường ăn vào. Nếu muốn ăn thêm chất bột đường cần phải tính lượng ăn thêm đó để tăng số đơn vị insulin tác dụng nhanh tương ứng.
Các loại insulin thường gặp
Dựa vào nguồn gốc insulin được chia làm 3 loại:
- Insulin có nguồn gốc động vật (insulin lợn, insulin bò) được chiết xuất từ tụy, lợn, bò. Nhược điểm của loại insulin này là hay gây dị ứng. Hiệu quả hạ đường huyết không bằng insulin người nên đã không được sản xuất và ngừng sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.
- Insulin “người” được sản xuất bằng công nghệ sinh học cao cấp như insulin actrapid, insulatard, insunova R… Ưu điểm của loại insulin này là ít gây dị ứng, hiệu quả hạ đường huyết tốt, thường dùng trước khi ăn, nhưng có nhược điểm giá thành đắt.
Video đang HOT
- Các đồng phân insulin (insulin analog) như: Glargin (lantus), lispro, aspart. Ưu điểm là ít gây dị ứng, hiệu quả hạ đường huyết tốt, phù hợp với sinh lý, có thể dùng trước bữa ăn hoặc làm insulin nền. Nhưng cũng như insulin “người”, nó có giá thành khá đắt.
Dựa vào thời gian tác dụng insulin được chia thành:
- Insulin tác dụng rất nhanh là đồng phân insulin (lispro, aspart…) tác dụng sau tiêm dưới da 5 -10 phút, đỉnh tác dụng 1 giờ và hết tác dụng sau 3-4 giờ, thường được sử dụng trước các bữa ăn.
- Insulin tác dụng nhanh (actrapid, scilin R, insunova R) có màu trong, dùng để tiêm dưới da, hoặc truyền tĩnh mạch. Nếu được tiêm dưới da, insulin này bắt đầu có tác dụng sau 30 phút, đỉnh tác dụng sau 2 giờ và kéo dài 4-6 giờ.
Insulin tác dụng nhanh có ưu điểm thời gian tác dụng ngắn và mạnh để làm giảm đường huyết sau ăn. Nhược điểm là thời gian tác dụng ngắn nên phải tiêm nhiều mũi trong ngày.
- Insulin bán chậm (NPH, Lente) ở dạng nhũ dịch, chỉ tiêm dưới da. Sau tiêm 1 giờ insulin bắt đầu có tác dụng, đạt đỉnh tác dụng sau 8 – 10 giờ và tác dụng kéo dài 12 – 20 giờ.
- Insulin pha trộn sẵn (mixtard, scilin M 30/70) là loại insulin trộn lẫn giữa 2 loại insulin tác dụng nhanh và insulin tác dụng trung gian theo một tỷ lệ nhất định. Loại trộn sẵn có ưu điểm cùng lúc có 2 tác dụng ngay làm giảm đường huyết sau ăn do insulin tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài do insulin tác dụng trung gian đảm nhận.
- Insulin tác dụng kéo dài như: Insulin glargin (lantus) là loại đồng phân insulin có tác dụng kéo dài 24 giờ, hấp thu ổn định, gần như không có đỉnh tác dụng, do đó được sử dụng làm insulin nền tốt hơn, ít gây hạ đường huyết.
Các dạng thuốc và dụng cụ tiêm
Ảnh minh họa
Một người bệnh có thể phải dùng nhiều loại insulin trong một ngày, nên cần biết rõ mình đang tiêm loại insulin nào, loại xi-lanh nào để tránh tiêm nhầm.
Dạng lọ insulin dùng bơm tiêm insulin (xi-lanh): Nồng độ insulin dựa theo số đơn vị trong 1 ml. Loại 1ml có 40 đơn vị insulin đựng trong 1 lọ 10ml (400 đơn vị insulin/lọ). Loại 1ml có 100 đơn vị insulin đựng trong 1 lọ 10ml (1000 đơn vị insulin/lọ).
Nếu dùng loại insulin có 100 đơn vị/ml thì sử dụng loại bơm tiêm insulin 0.3ml (có 30 vạch trên bơm tiêm); 0.5ml (có 50 vạch trên bơm tiêm). Ở các bơm tiêm này, 1 vạch trên bơm tiêm tương ứng với 1 đơn vị insulin.
Nếu dùng loại insulin có 40 đơn vị/ml thì sử dụng loại bơm tiêm 1ml có 80 vạch trên thân bơm tiêm (2 vạch tương đương với 1 đơn vị insulin) hoặc dùng loại 1ml có 40 vạch trên thân bơm tiêm (1 vạch tương đương với một đơn vị insulin). Bơm tiêm 40 đơn vị thường có nắp đỏ.
Dạng bút tiêm insulin: 1ml có 100 đơn vị insulin đóng trong ống 3 ml (300 đơn vị insulin/ống). Vì vậy nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng để không tiêm sai liều thuốc chỉ định.
Công nghệ giúp người tiểu đường biết đường máu mà không cần lấy máu ngón tay
Hệ thống FreeStyle Libre sử dụng công nghệ đo và theo dõi glucose bằng cảm biến, giúp người lớn và trẻ em (từ 4 tuổi trở lên) mắc đái tháo đường có thêm giải pháp cải thiện việc kiểm soát đường huyết.
Ảnh minh họa
Hệ thống FreeStyle Libre giúp người mắc đái tháo đường liên tục theo dõi chỉ số đường huyết nhờ một cảm biến nhỏ đeo ở mặt sau cánh tay với kích thước chỉ bằng một đồng xu. Cảm biến này được sử dụng liên tục trong 14 ngày, là thiết bị đo và theo dõi glucose có thời gian sử dụng lâu nhất thế giới hiện nay. Năm 2019, hệ thống FreeStyle Libre đã được trao giải thưởng Prix Galien Hoa Kỳ cho "Công nghệ Y khoa Tiên tiến nhất".
Cảm biến FreeStyle Libre đo mức glucose trong dịch kẽ thông qua một cấu trúc sợi mỏng như sợi tóc (dài 0,5cm) được đưa vào ngay dưới da và giữ cố định bằng một miếng dán nhỏ. Sau khi quét nhanh cảm biến bằng đầu đọc, người dùng sẽ được cung cấp chỉ số glucose tại thời điểm đo cùng bức tranh tổng hợp các mức đường huyết chi tiết. Thông tin hữu ích này giúp điều chỉnh lối sống và can thiệp điều trị cho người mắc đái tháo đường mà không cần phải chích máu ngón tay và chịu đau, cũng như không cần hiệu chỉnh hàng ngày.
Trong hơn 30 năm qua, việc tự quản lý đường huyết bằng cách chích máu ngón tay, sử dụng que thử và máy đo cầm tay đã giúp việc kiểm soát đái tháo đường được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ cung cấp chỉ số đường huyết của từng lần đo, mỗi lần đo đều phải chích ngón tay để lấy máu.
Hệ thống FreeStyle Libre giúp người mắc đái tháo đường liên tục theo dõi chỉ số đường huyết mà không cần phải lấy máu ngón tay
Theo GS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, việc quản lý đường huyết tốt và thường xuyên có thể giúp người mắc đái tháo đường điều chỉnh lối sống kịp thời, đồng thời cung cấp cho bác sĩ những thông tin hữu ích để điều chỉnh phương pháp điều trị.
Nếu không được quản lý tốt, đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Theo một nghiên cứu của Đại học Y Dược Huế công bố vào đầu năm 2020, số người mắc đái tháo đường đang phải đối mặt với chứng trầm cảm ở Việt Nam là tương đối cao.
Do vậy, trong hướng dẫn quốc gia do Bộ Y tế ban hành về chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 2, việc đo đường huyết liên tục được khuyến nghị cho những người muốn quản lý đường huyết tốt hơn và những người nhập viện cần theo dõi sát đường huyết.
Tại Việt Nam, FreeStyle Libre đã có mặt tại hệ thống các cửa hàng thiết bị y tế, các nhà thuốc xung quanh các bệnh viện, các chuỗi nhà thuốc trên toàn quốc...
Nguy cơ hạ đường huyết do thuốc trị đái tháo đường Bệnh đái tháo đường đã có thuốc điều trị, tuy vậy, cần thận trọng trong quá trình dùng thuốc, bởi có thể có nguy cơ hạ đường huyết do dùng thuốc, nếu không biết xử trí có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Đái tháo đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa, bệnh gặp khá nhiều trong cộng đồng, tuy không...