Lưu ý khi dùng dầu gội trị gàu
Gàu không chỉ gây ngứa, viêm da đầu mà còn làm mất thẩm mỹ. Dầu gội trị gàu thường được sử dụng trong những trường hợp này, nhưng cần lưu ý gì khi dùng?
1. Nguyên nhân gây gàu
Da đầu khỏe mạnh chủ yếu được duy trì nhờ sự cân bằng của việc tiết dầu, hệ vi sinh vật và trao đổi chất. Khi sự tiết dầu của da đầu mất cân bằng, da đầu sẽ trở nên nhờn hơn. Khi hệ vi sinh vật da đầu mất cân bằng, vi khuẩn có hại sinh sôi với số lượng lớn sẽ gây ngứa da đầu và lớp biểu bì của da đầu chuyển hóa nhanh, bong ra hình thành gàu.
Dựa vào lượng gàu sinh ra có thể chia thành gàu sinh lý và gàu bệnh lý. Gàu sinh lý có mối quan hệ nhất định với việc tiết bã nhờn và thường không có hiện tượng bong tróc rõ ràng. Gàu bệnh lý có liên quan đến các bệnh như chàm đầu, viêm da tiết bã, nhiễm nấm Malassezia, nhiễm khuẩn… Do lượng vi sinh vật và nấm vượt quá lượng bình thường, đồng thời hoạt động của tuyến bã nhờn tăng lên gây ra gàu.
Gàu không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh mà còn gây ngứa và viêm da đầu.
2. Thận trọng khi sử dụng dầu gội trị gàu
Dầu gội trị gàu, hay dầu gội chống gàu là loại dầu gội được pha chế đặc biệt để loại bỏ các vảy gàu và làm dịu da đầu trong trường hợp ngứa, khó chịu và kích ứng; đồng thời, giúp kiểm soát các tình trạng dẫn đến sự phát triển của gàu – cụ thể là, hạn chế sự phát triển của nấm Malassezia.
Dầu gội trị gàu hoạt động thông qua việc sử dụng các thành phần cụ thể nhắm vào gàu và nguyên nhân gây ra gàu, như ketoconazol, kẽm pyrithione (ZPT), muối piroctone ethanolamine, clomibazole, acid salicylic… Tuy nhiên, khi lựa chọn và sử dụng dầu gội trị gàu cần thận trọng vì:
- Ketoconazol là loại thuố.c chống nấm có thể ngăn ngừa hiệu quả sự tái phát của viêm da tiết bã và gàu, nhưng có thể gây ngứa, kích ứng và khô da nhẹ. Đây là một thành phần cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và không nên sử dụng quá hai lần một tuần.
- Muối piroctone ethanolamine – dùng trị gàu và giảm ngứa hiệu quả, thường có trong dầu gội điều trị chống ngứa và chống gàu, nhưng cũng được sử dụng trong xà phòng kháng khuẩn, sữa tắm… Tuy nhiên, không nên sử dụng lâu dài loại dầu gội trị gàu có chứa muối piroctone ethanolamine, vì có thể sẽ phá vỡ sự cân bằng của hệ vi sinh vật, dẫn đến các vấn đề về da đầu.
Không nên sử dụng dầu gội trị gàu trong thời gian dài.
Video đang HOT
Ngoài ra, có nhiều loại dầu gội sử dụng chất bảo quản có khả năng gây dị ứng cao như methylisothiazolinone, methylchloroisothiazolinone, DMDM hydantoin… do đó, những người có da đầu nhạy cảm nên lưu ý.
Cần thận trọng với các biện pháp trị gàu lan truyền trên mạng không đáng tin cậy như gội đầu bằng bia hoặc giấm trắng. Những biện pháp này không thể ức chế vi khuẩn cũng như không kiểm soát được gàu. Ngược lại, rượu, acid acetic và các thành phần khác có trong nó cũng có thể gây kích ứng da đầu.
Để da đầu khỏe mạnh, không mắc bệnh tật, bạn cũng cần chú ý điều chỉnh nếp sống, tránh thức khuya, ăn đồ chiên, cay… cũng như hạn chế việc sử dụng hóa chất để uốn, nhuộm tóc.
Gội đầu bằng chanh có tốt không?
Gội đầu bằng chanh có thể mang lại nhiều lợi ích cho tóc và da đầu, nếu được sử dụng đúng cách.
Vậy cần lưu ý gì khi gội đầu bằng chanh?
1. Gội đầu bằng chanh có tác dụng gì?
- Làm sạch da đầu và tóc: Chanh có khả năng làm sạch rất tốt nhờ lượng axit citric có trong nó. Việc gội đầu bằng chanh đúng cách sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và các sản phẩm tạo kiểu tóc tích tụ trên da đầu. Nếu bạn có mái tóc dầu, gội đầu bằng chanh có thể giúp kiểm soát dầu thừa, mang lại cảm giác tóc sạch và nhẹ hơn.
- Hỗ trợ trị gàu : Axit citric có trong chanh giúp cân bằng lại độ pH của da đầu, nhờ đó ngăn ngừa sự phát triển của nấm, vi khuẩn gây gàu.
- Giúp tóc bóng mượt: Khi gội đầu với nước chanh, mái tóc sẽ trở nên bóng mượt và khỏe mạnh hơn. Các vitamin và khoáng chất trong chanh giúp cung cấp dưỡng chất cho tóc, làm tóc trở nên óng ả hơn.
Ngoài ra, chanh rất giàu vitamin C, vitamin B. Vitamin C có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, không chỉ giúp nang tóc chắc khỏe mà còn thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, phục hồi các tế bào da bị tổn thương. Vitamin B có thể giúp cải thiện tình trạng da đầu.
Nếu bạn bị gàu, gội đầu bằng chanh có thể giúp cải thiện tình trạng này.
2. Cách gội đầu bằng chanh
2.1. Gội đầu bằng nước chanh tươi
Nguyên liệu: 1 quả chanh tươi.
Cách thực hiện:
Xả tóc với nước, pha loãng nước chanh tươi với nước ấm vừa phải, gội đầu.
Trong quá trình gội đầu, dùng các đầu ngón tay hoặc dụng cụ massage để xoa bóp nhẹ nhàng trong vài phút. Không massage quá lâu bởi axit trong nước chanh có thể làm tóc khô hoặc gây kích ứng da đầu. Không dùng móng tay để gãi, chà sát mạnh để tránh gây tổn thương cho da đầu.
2.2. Gội đầu bằng nước chanh và mật ong
Nguyên liệu: 1 quả chanh tươi và 1 thìa mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
Pha loãng hỗn hợp nước chanh tươi và mật ong với nước ấm.
Gội đầu sạch, rồi thoa hỗn hợp lên tóc và da đầu. Massage nhẹ nhàng, giữ nguyên trong khoảng 5-10 phút rồi xả lại bằng nước ấm.
Mật ong sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho tóc, làm dịu da đầu và giúp tóc mềm mượt hơn khi kết hợp với nước chanh.
2.3. Gội đầu bằng nước chanh và dầu dừa
Nguyên liệu: 1 quả chanh tươi 2 thìa dầu dừa.
Pha loãng hỗn hợp nước chanh tươi và dầu dừa với nước ấm.
Sau khi gội đầu sạch, thoa hỗn hợp lên tóc và da đầu.
Massage nhẹ nhàng, để trong khoảng 5-10 phút rồi xả lại với nước.
Dầu dừa sẽ giúp dưỡng ẩm cho tóc, trong khi nước chanh sẽ giúp làm sạch và làm sáng tóc.
Tránh sử dụng trực tiếp chanh nguyên chất lên tóc và da đầu, bạn nên pha loãng nước cốt chanh với nước ấm để giảm độ axit.
3. Những lưu ý khi gội đầu bằng chanh
Gội đầu bằng chanh có thể mang lại nhiều lợi ích cho tóc và da đầu nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp sử dụng chanh để gội đầu.
Những người có da đầu nhạy cảm, bị eczema, vảy nến, hoặc các vấn đề về da đầu nên tránh sử dụng chanh, vì tính axit của chanh có thể gây kích ứng hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng vốn có.
Khi gội đầu bằng chanh, cần lưu ý:
- Trước khi sử dụng chanh lên tóc, bạn nên thử nghiệm trên một vùng nhỏ của da để đảm bảo không bị dị ứng hoặc kích ứng với axit trong chanh. Nếu da đầu bạn quá nhạy cảm, hãy tránh sử dụng nước chanh.
- Tránh sử dụng trực tiếp chanh nguyên chất lên tóc và da đầu. Thay vào đó, bạn nên pha loãng nước cốt chanh với nước ấm để giảm độ axit.
- Chanh có độ pH rất thấp, tính axit mạnh. Vì vậy, nếu sử dụng quá thường xuyên hoặc không đúng cách, chanh có thể làm khô tóc hoặc gây kích ứng cho da đầu. Bạn chỉ nên sử dụng nước chanh 1-2 lần mỗi tuần để tránh tình trạng này.
- Sau khi gội đầu bằng chanh, bạn cần dưỡng ẩm cho tóc bằng các loại dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu olive hoặc kem dưỡng tóc để đảm bảo tóc không bị khô và xơ.
Mẹo khắc phục tóc bết trong mùa đông Vào mùa đông, chúng ta thường gặp tình trạng tóc bết nhưng lại khô. Đây là do tác động của thời tiết lạnh, hanh khô nên tóc bị thiếu độ ẩm nhưng lại thừa dầu. Vậy có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này? Vì sao tóc bết vào mùa đông? Khi thời tiết lạnh, độ ẩm trong không khí thấp...