Lưu ý gì khi uống nước ép nha đam?
Nước ép nha đam đóng chai hay pha chế tại nhà đều chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe tiêu hóa; tốt cho hệ miễn dịch, da, đường huyết,…
Nha đam là cây thân mọng, phổ biến ở vùng nhiệt đới và được sử dụng trong y học cách đây hơn 6.000 năm. Nha đam có tác dụng làm lành, có mặt trong nhiều sản phẩm sức khỏe; trong đó có nước ép nha đam – theo Trung tâm Quốc gia Hoa Kỳ về Y dược Kết hợp và Bổ sung.
Nha đam có nhiều công dụng tốt với sức khỏe
Nha đam chứa hơn 75 hợp chất có lợi cho sức khỏe, gồm các chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E, B12 và các khoáng chất quan trọng: kẽm, đồng, selenium, potassium và calcium – theo tạp chí Phân tử.
Video đang HOT
Nha đam thúc đẩy hệ miễn dịch nhờ hợp chất acemannan, cũng là thành phần kháng virus, giúp làm dịu cơn ho và chứng hen suyễn.
Nha đam có tác dụng kháng viêm và chứa salicylic acid giúp giảm đau, giảm viêm. Salicylic acid là thành phần hoạt tính trong aspirin và các hợp chất liên quan, giúp giảm các cơn đau do viêm khớp, giảm sốt.
Theo Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch, nha đam có tác dụng đóng khóa các histamine khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân dị ứng gây tổn thương.
Ngoài ra, nước ép nha đam có thể giúp cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, trị táo bón – theo Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Khoa học Môi trường và Sức khỏe.
Cần lưu ý gì khi sử dụng nha đam?
Nếu bạn bị tiểu đường hay tiền tiểu đường, nước ép nha đam có thể giúp giảm sự gia tăng đường huyết – theo tạp chí Y dược Thay thế và Bổ sung năm 2016. Tuy nhiên, không nên kết hợp nha đam với các thuốc tiểu đường.
Nếu đang bị tiểu đường hoặc đã uống thuốc hạ đường huyết, bạn không nên uống nước ép nha đam. Với người bị tiểu đường, nước ép nha đam cũng làm tăng tiết insulin với số lượng lớn, gây hạ đường huyết nếu đang uống thuốc hạ đường huyết.
Nước ép nha đam có vị đắng nhẹ, chua nên thường được cho thêm một số thành phần để dễ uống và ngon miệng hơn như đường và chất làm ngọt. Người đang kiểm soát cân nặng nên lưu ý điều này.
Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Những người béo phì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Một nghiên cứu vào tháng 4-2020 được công bố trên tạp chí Diabetologia cho biết, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo The Health Site.
Những người béo phì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh: Internet
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu hơn 4.700 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hơn 5.400 người không mắc bệnh. Thời gian theo dõi nghiên cứu là 14,7 năm.
Từ nghiên cứu các chuyên gia đánh giá, những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 5 lần so với những người có trọng lượng cơ thể cân đối.
Ở những người béo phì, khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy giảm, nên kéo theo khả năng chuyển hóa glucose sẽ giảm theo. Từ đó khiến cho người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao dư lượng đường trong máu.
Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường cần kiểm soát cân nặng để kiểm soát lượng đường trong máu. Duy trì cân nặng bằng cách ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, cần hạn chế chất béo chuyển hóa và thực phẩm chế biến. Tăng cường rau quả, thực phẩm nhiều chất xơ, theo The Health Site.
Khi cơ thể có 1 trong 8 triệu chứng này, hãy tìm cách kiểm soát cân nặng ngay trước khi để ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe Trong cuộc đời phụ nữ, có những thời điểm dễ bị tăng cân vì trải qua giai đoạn sinh lí tự nhiên, tuy nhiên, đôi khi chúng ta không hề nhận ra được sự thay đổi trong cân nặng của chính mình... Tăng cân nhanh là một trong những nỗi sợ muôn thuở của chị em phụ nữ. Một thân hình nặng nề...