Lưu ý điều trị cho người mắc sốt xuất huyết trên nền đái tháo đường
Người bệnh sốt xuất huyết trên nền đái tháo đường có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.
Việc điều trị cần có phác đồ riêng và cần theo dõi chặt chẽ…
1. Biến chứng nặng hơn khi mắc sốt xuất huyết trên nền đái tháo đường
Thời gian vừa qua, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho không ít ca bệnh sốt xuất huyết trên nền đái tháo đường gặp biến chứng khá nguy hiểm.
Điển hình như ca bệnh mắc đái tháo đường type 2 hơn 10 năm, kèm theo tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Bệnh nhân nhập viện sau 3 ngày bị sốt cao liên tục trên 39 độ C, kèm đau mỏi người, đau cơ xương khớp. Người bệnh có xuất huyết dưới da thành mảng rộng, chảy máu chân răng. Mức tiểu cầu giảm sâu, chỉ còn 6G/L, (trong khi mức bình thường là từ 150-400G/L) – tức là ở mức độ cực kỳ nguy hiểm. Bệnh nhân được chẩn đoán sốt xuất huyết nặng.
Mảng xuất huyết lớn dưới da của bệnh nhân sốt xuất huyết trên nền đái tháo đường.
ThS.BS. Phạm Hồng Quảng, phụ trách khoa bệnh nhiệt đới cho hay: Trường hợp bệnh nhân này do tiểu cầu giảm rất sâu. Khi số lượng tiểu cầu càng thấp thì nguy cơ xuất huyết càng cao, tỉ lệ biến chứng càng khó lường. Biến chứng nguy hiểm là bệnh nhân bị thoát dịch, thoát huyết tương gây tràn dịch màng phổi, màng bụng, tiểu ra máu… Hơn nữa, bệnh nhân mắc đái tháo đường lâu năm nên hệ miễn dịch suy giảm dễ dẫn tới bội nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi…
Video đang HOT
Rất may, đối với bệnh nhân nêu trên, sau một thời gian được theo dõi và điều trị tích cực, chặt chẽ đã kiểm soát được mức đường huyết an toàn, huyết áp ổn định và tiểu cầu tăng lên hơn 100G/L nên đã được xuất viện.
2. Những khó khăn trong điều trị
BS. Quảng cho biết thêm, nhìn chung người mắc sốt xuất huyết khi tiểu cầu càng thấp thì nguy cơ xuất huyết càng cao: Có thể xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ, xuất huyết nội tạng, xuất huyết não… Nhưng với người mắc đái tháo đường có hệ miễn dịch bị suy giảm, do đó nguy cơ gặp phải các biến chứng cao hơn và cũng nguy hiểm hơn. Việc điều trị cần có phác đồ đặc biệt, vừa phải kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp vừa phải dự phòng các biến chứng do sốt xuất huyết gây ra. Chính vì thế bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ.
Quá trình điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết trên nền đái tháo đường khó khăn hơn so với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thông thường. Đặc biệt là với trường hợp tiểu cầu giảm sâu thì trong quá trình điều trị, kíp điều trị phải theo dõi sát sao ngay cả việc truyền dịch. Đối với bệnh nhân cần bù tiểu cầu phải cân nhắc kỹ chỉ định. Những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình truyền như gây dị ứng, sốc, lây nhiễm mầm bệnh truyền nhiễm thông qua truyền máu là rất cao.
Đối với người mắc đái tháo đường type 2 kèm tăng huyết áp thì việc bù dịch càng gặp khó khăn hơn. Do sức đề kháng của người bệnh kém nên sẽ chậm hồi phục. Ngoài ra, việc điều chỉnh đường huyết sẽ càng gặp khó khăn hơn do tình trạng nhiễm trùng làm tăng đường máu.
Bệnh nhân sốt xuất huyết trên nền đái tháo đường có nguy cơ gặp phải biến chứng nặng nề hơn.
Đến nay chưa có phương pháp điều trị sốt xuất huyết đặc hiệu. Mặc dù có thể điều trị được các triệu chứng nhưng bệnh có diễn biến khó lường, có thể xuất hiện những biến chứng nặng đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là đối với người bệnh đái tháo đường, người bệnh cao tuổi.
Do đó đối với những bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà. Sau khi khám bệnh, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định cho một số trường hợp điều trị tại nhà, nhưng cần phải lưu ý: Phải theo dõi nhiệt độ cơ thể hằng ngày, theo dõi các biểu hiện xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam… thì phải nhập viện ngay, hoặc bệnh nhân đang sốt nhưng đột nhiên bị tụt nhiệt độ cũng cần phải nhanh chóng đưa đi bệnh viện, BS. Quảng khuyến cáo.
Bệnh viện kín giường vì sốt xuất huyết
Mặc dù sắp hết mùa dịch nhưng nhiều bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn tiếp nhận nhiều người bị sốt xuất huyết.
Theo BSCKII Nguyễn Thị Oanh, Phụ trách Đơn nguyên Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, năm nay đơn vị tiếp nhận người bị sốt xuất huyết từ cuối tháng 7. Tháng 10 là cao điểm của dịch, 25 người nhập viện mỗi ngày. Hiện mỗi ngày đơn vị tiếp nhận 15-18 bệnh nhân sốt xuất huyết. (Ảnh: Khổng Chí)
Để không quá tải số lượng bệnh nhân lưu lại tại các khoa phòng, các bác sĩ theo sát sức khoẻ người bệnh, kê thuốc kịp thời giúp bệnh nhân đủ điều kiện có thể xuất viện sớm, tiếp tục đón bệnh nhân mới. (Ảnh: Khổng Chí)
Hiện số người nhập viện và điều trị sốt xuất huyết có xu hướng giảm, tuần trước có thể mỗi ngày tiếp nhận và điều trị khoảng 40 ca, nhưng hiện còn khoảng 20-25 ca/ngày. (Ảnh: Ngô Nhung)
Ang Nguyễn Tăng Cường (SN 1974, Hà Nội) nhập viện sau 6 ngày sốt cao, uống nhiều thuốc nhưng không thuyên giảm. Anh vào viện trong tình trạng tiểu cầu giảm, chảy máu chân răng, cô đặc máu. Bác sĩ cho bù dịch theo đúng phác đồ điều trị sốt xuất huyết. Hiện tình trạng bệnh cải thiện tốt.
Theo ThS.BSCKII, Nguyễn Thu Hường, Trưởng khoa Bệnh Nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn, tháng 10 và 11 là thời điểm khoa tiếp nhận nhiều người bị sốt xuất huyết nhất. Để đảm bảo việc điều trị, đơn vị phải phân bổ người bệnh ở các chuyên khoa khác. (Ảnh: Ngô Nhung)
Chuyên gia thông tin, từ tháng 11, tuy lượng người mắc sốt xuất huyết giảm nhưng lại xuất hiện bệnh nhân đồng mắc như sốt kèm cúm, sốt xuất huyết kèm COVID-19, cũng có trường hợp cùng lúc vừa sốt xuất huyết, vừa cúm và COVID-19. (Ảnh: Ngô Nhung)
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ 17 đến 24/11, thành phố ghi nhận 2.237 ca mắc sốt xuất huyết tại 30/30 quận, huyện, thị xã (giảm 239 ca so với tuần trước đó). Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội có 35.726 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 4 ca tử vong. Số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022 (14.445). (Ảnh: Ngô Nhung)
Về số ổ dịch, trong tuần ghi nhận 49 ổ dịch tại 14 quận, huyện, thị xã, giảm 20 ổ dịch so với tuần trước. Tổng số ổ dịch cộng dồn từ đầu năm đến nay là 1.878 ổ dịch, hiện còn 116 ổ dịch đang hoạt động tại 22 quận, huyện, thị xã. (Ảnh: Khổng Chí)
Rối loạn lo âu ở người nhiễm HIV/AIDS Người nhiễm HIV/AIDS có thể gặp các tình trạng xấu về sức khỏe tâm thần. Trong đó rối loạn lo âu tác động tiêu cực trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và tuân thủ điều trị thuốc ở người bệnh. Vậy biểu hiện của rối loạn lo âu như thế nào và cách khắc phục ra sao? Rối loạn lo âu là...