Lưu ý ăn uống, sinh hoạt khi chuyển phôi
Trước và sau khi chuyển phôi, chị em cần ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm chất và giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
Em cần kiêng ăn gì và ăn uống như thế nào trước và sau khi chuyển phôi? Em đã chuyển phôi lần đầu, phôi tốt nhưng niêm mạc 8.7 vẫn thất bại. Em nghĩ do mình không kiêng ăn uống hay đi lại, vận động quá nhiều… Em cần lưu ý ăn uống ra sao để tăng tỷ lệ thành công?
Trả lời :
Video đang HOT
Đây là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân cũng như người nhà trong quá trình chuyển phôi. Sau khi chuyển phôi, thậm chí, nhiều cha mẹ còn bắt con phải nằm bất động, không được đi làm, leo cầu thang, không được ăn cái này, phải ăn cái kia… Tuy nhiên, tôi thường khuyên bệnh nhân là bạn không phải làm gì cả, chỉ làm những điều bản thân cảm thấy thoải mái nhất. Đó là một sự hỗ trợ tốt nhất cho việc thành công của mình.
Trong quá trình chuẩn bị trước khi chuyển phôi, bạn cần xây dựng chế độ ăn khoa học, đầy đủ các nhóm chất. Bạn có thể tập luyện thể dục, chơi một môn thể thao nào đó mà bản thân cảm thấy thuận lợi như đi bộ, tập yoga… để nâng cao sức khỏe. Các bác sĩ sẽ chọn những phác đồ chuẩn bị niêm mạc tối ưu và kỹ thuật chuyển phôi tốt nhất để đặt phôi an toàn vào trong buồng tử cung. Sau khi chuyển phôi xong, các chị em không cần kiêng khem quá mức, quan trọng là cần lạc quan, tin tưởng, tránh căng thẳng không đáng có thì sẽ mang lại tỷ lệ thành công cao nhất.
Bác sĩ Nguyễn Lệ Thủy
Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Ca đặt máy tạo nhịp tim hiếm hoi cho trẻ 21 tháng tuổi
Một cháu bé 21 tháng tuổi, gia đình đưa đi khám vì cháu hay quấy khóc, lơ mơ... mới hay cháu mắc bệnh về tim, làm nhịp tim đập rất chậm.
May mắn các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị đã can thiệp kịp thời.
Ngày 14.10, bệnh nhi H.V.Q (21 tháng tuổi, trú thôn Up Ly 2, xã Thuận, H.Hướng Hóa, Quảng Trị) đang được theo dõi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị. Bé đã ăn uống, hoạt bát trở lại bình thường, sau khi được can thiệp đặt máy tạo nhịp tim.
H.V.Q đang có sức khỏe tốt dần lên sau khi được can thiệp kịp thời. Ảnh THANH LỘC
Cha của Q. là ông Hồ Văn Bích cho hay, trước đó cháu quấy khóc, ăn uống kém và lơ mơ, nên gia đình đã đưa đi thăm khám tại Trung tâm y tế H.Hướng Hóa và được chuyển về Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị vì xác định cháu mắc bệnh liên quan về tim.
Quá trình thăm khám và làm các xét nghiệm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị khẳng định cháu Q. bị phân ly nhĩ thất hoàn toàn do bất thường về gien, gây thoái hóa đường dẫn điện ở trong tim dẫn đến việc nhịp tim bị chậm (có lúc chỉ đạt 40 lần/phút). Đây là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ nhỏ, không điều trị kịp thời thì dẫn đến tử vong. Sau khi dùng thuốc điều trị nhưng không có chuyển biến, Khoa Nhi phối hợp với Khoa Nội tim mạch tiến hành can thiệp đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn cho cháu Q.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Đức, Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, cho biết việc đặt máy tạo nhịp cho người trưởng thành thì dễ, nhưng với trẻ nhỏ thì khó vì máy tạo nhịp lớn. Với trẻ có cân nặng dưới 10 kg, thường mổ hở để đặt máy tạo nhịp. Nhưng với trường hợp cháu Q., y bác sĩ ở bệnh viện đã tiến hành nội soi theo đường mạch máu để cắm trực tiếp điện cực vào trong tim. Ca can thiệp thành công, sau 1 ngày cháu Q. đã ăn uống được và tỉnh táo.
Đặc biệt, trong quá trình can thiệp, máy tạo nhịp tim trị giá gần 80 triệu đồng, bảo hiểm chi trả một phần, gia đình bệnh nhân Q. phải trả 15 triệu đồng nhưng không có tiền. Để cứu bệnh nhân, y bác sĩ ở bệnh viện đã kêu gọi để có đủ 15 triệu đồng lo cho cháu Q.
Chuyên gia chia sẻ về nguy cơ thực phẩm gây ung thư Để giúp người dùng hiểu hơn về chất gây ung thư trong thực phẩm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh và TS.BS Trương Hồng Sơn chia sẻ chuyên môn xoay quanh vấn đề này. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội và TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện...