Lưu thông thế nào trên cao tốc dài nhất Việt Nam?
- Cao tốc Nội Bài – Lào Cai sẽ chính thức thông xe, đưa vào khai thác toàn tuyến từ ngày 21/9 tới. Tuy nhiên, trên tuyến cao tốc dài 245 km này có hơn 100 km là cao tốc 2 làn xe. Vậy đối với đoạn này, xe lưu thông thế nào?
Cao tốc 2 làn đầu tiên ở Việt Nam
Trao đổi với VietNamNet, ông Bùi Đình Tuấn – Giám đốc Công ty Vận hành và Bảo trì đường cao tốc VN (VEC O&M) cho biết: trong tổng số 245 km đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai có 122 km đường chỉ có 2 làn xe đoạn từ Yên Bái – Lào Cai.
Đây là đoạn đường cao tốc 2 làn xe duy nhất ở VN được đưa vào khai thác đến thời điểm này nên việc xử lý kỷ thuật khai thác đã được Tổng Công ty xây dựng đường cao tốc VN (VEC) phối hợp với các đơn vị xây dựng quy định kỹ thuật.
Cao tốc Nội Bài – Lào Cai đoạn từ Yên Bái – Lào Cai là đoạn đường cao tốc 2 làn đầu tiên ở VN.
Theo đó, mỗi chiều xe chạy trên cao tốc 2 làn gồm 1 làn xe (35 m) và 1 làn dừng khẩn cấp 2,5m. Vạch sơn liền chia 2 chiều; cho phép xe chạy vào làn khẩn cấp. Tốc độ xe chạy tối đa 80 km/h, tối thiểu 60 km/h, khoảng cách an toàn 100 m.
Trên cao tốc 2 làn cứ 8 -10 km lại có một đoạn 4 làn dài 1km để các xe vượt nhau. Ngoài ra, cứ 2,5 km được bố trí vạch sơn vết đứt đoạn so le nhau để các phương tiện vượt ngược chiều.
“Đối với những đoạn đường này phương tiện tham gia giao thông phải chú ý, nếu quan sát thấy đảm bảo điều kiện an toàn thì mới vượt, tránh tình trạng phương tiện cố tình vượt khi có yếu tố phương tiện phía trược lưu thông không đảm bảo vượt an toàn”, ông Tuấn cảnh tỉnh.
Ngoài ra, trên tuyến cao tốc 2 làn VEC cũng đã bố trí làn hỗ trợ giao thông ven đường. Theo đó, khi chủ phương tiện đi trên đường thấy đoạn có bố trí nét đứt trên làn hỗ trợ thì có thể tránh vào để phương tiện phía sau đang xin vượt lên trước.
“Đây là tuyến đường có quy trình khai thác chưa có trong tiền lệ. Vì thế, trong quá trình khai thác, VEC sẽ cùng với các cơ quan liên quan theo dõi để xây dựng hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật đối với cao tốc 2 làn xe, áp dụng cho các tuyến cao tốc 2 làn sau này”, ông Tuấn nói.
Video đang HOT
Cao tốc 4 làn được chạy với tốc độ tối đa 100 km/h, khi hoàn thiện tất cả các hạng mục đảm bảo an toàn sẽ được chạy với tốc độ tối đa 120 km/h.
Đối với đoạn cao tốc 4 làn xe (từ km0 00 – km123 080), mỗi chiều chạy 2 làn xe rộng 3,75m và một làn xe dừng khẩn cấp rộng 3m. Có dải phân cách cứng, trên tuyến có bố trí các điểm quay đầu xe phục vụ công tác cứu hộ, điều tiết giao thông. Tốc độ tối đa của đoạn 4 làn xe là 100 km/h, tối thiểu 60 km/h, khoảng cách an toàn 100 m.
Liên quan đến tốc độ tối đa của đường cao tốc đoạn 4 làn xe, hôm 11/9 vừa qua Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu VEC: Tốc độ thiết kế tối đa 120 km/h thì phải để cho xe chạy với tốc độ tối đa của đường, tránh gây ức chế cho lái xe, lãng phí tiền của…
Về vấn đề này, đại diện của VEC cho biết, VEC sẽ áp dụng cho phép xe chạy với tốc độ tối đa 120 km/h theo chỉ đạo của Bộ trưởng khi các điều kiệm đảm bảo an toàn trên toàn tuyến được hoàn thành.
Cấm xe máy và thu phí kín
Ông Lê Kim Thành – Phó tổng giám đốc VEC cho biết: Theo tiêu chuẩn thiết kế và phục vụ, toàn tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai sẽ cấm xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h; cấm máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Cấm xe máy thi công tự hành, xe bánh xích (trừ phương tiện làm nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa đường cao tốc).
Trên tuyến cao tốc dài nhất VN có hầm đường xuyên núi tại km 186 200 – km186 730.
Đối với các phương tiện được phép lưu thông trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, ông Thành cũng đã đưa ra mức phí cụ thể.
Theo đó, đoạn từ km 0 0 đến km123 080 giá 1.500 đồng/km, đoạn từ km123 080 đến km244 570 là 1.000 đồng/ km.
Mức phí đối với xe con thấp nhất là 10.000 đồng/lượt, cao nhất là 300.000 đồng/ lượt, mức phí được tính tùy vào số km xe lưu thông trên đường. Mức phí đối với xe tải lớn hơn 18 tấn, xe Container 40 feet thấp nhất là 60.000 đồng, cao nhất là 1.220.000 đồng/ lượt.
Cách thu phí được VEC bố trí theo hình thức thu phí kín, điểm vào phát thẻ và thanh toán tại điểm ra.
Cũng liên quan đến việc tổ chức giao thông cao tốc Nội Bài – Lào Cai, ông Thành cho biết thêm, trên tòan tuyến cao có 2 hầm chui: Hầm chui QL2 (km0 080 – km0 840) và hầm đường xuyên núi tại km 186 200 – km186 730.
Đối với hầm chui QL2 (Hà Nội) do được thiết kế 4 làn xe cơ giới và được phân chia 2 chiều bằng giải phân cách cứng. Tốc độ tối đa chạy qua hầm 60 km/h, tối thiểu 30km/h. Khi lưu thông qua hầm, nghiêm cấm các phương tiện dừng đỗ.
Trong khi đó, tại hầm Km 186 200 – km186 730 có chiều dài 530 m, với 2 làn xe cơ giới và 2 làn dừng khẩn cấp, được phân chia 2 chiều bằng cọc tiêu. Tốc độ tối đa chạy trong hầm là 60 km/h, tối thiều 30km/h, hầm được đảm bảo chiếu sáng 24/24 và nghiêm cấm các phương tiện dừng đỗ.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
CSB Việt Nam có phương tiện áp sát giàn khoan trái phép
Rất có thể những chiếc tàu cao tốc Shershen lại là chìa khóa giúp CSB Việt Nam phá vòng vây của tàu Hải cảnh, áp sát giàn khoan trái phép.
Những ngày vừa qua, diễn biến xung quanh khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 (HD981) vẫn rất phức tạp. Để bảo vệ giàn khoan, phía Trung Quốc đã huy động lúc cao điểm tới hơn 130-140 tàu lớn nhỏ, lập thành hàng rào quây kín xung quanh ở cự ly từ 5-10 hải lý (hoặc hơn) khiến tàu kiểm ngư, Cảnh sát biển của ta khó tiếp cận.
Lợi thế nghiêng về phía Trung Quốc vì có tàu vừa to hơn lại có số lượng áp đảo.
Lợi thế của cuộc đấu này vẫn hoàn toàn nghiêng về phía Trung Quốc khi tàu của họ vừa to hơn lại có số lượng áp đảo. Mỗi khi tàu Cảnh sát biển hay Kiểm ngư của Việt Nam tìm cách tiếp cận thì đều bị từ 3 - 4 tàu của Trung Quốc vây quanh chèn ép, đâm húc, bắn vòi rồng.
Trong tình thế này, rất có thể một loại tàu tuần tra khác của Cảnh sát biển vốn được hoán cải từ tàu phóng lôi Shershen (trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam) sẽ trở thành "vũ khí bí mật" giúp phá vòng vây của phía Trung Quốc.
Shershen là định danh của NATO cho loại tàu phóng lôi lớp T-3 do Liên Xô nghiên cứu và sản xuất vào những năm 1960. Tên thiết kế của tàu là Project 206 Shtorm, có lượng giãn nước đầy tải 172 tấn, dài 34,08m, rộng 6,72m, mớn nước 1,46m. Tàu được trang bị 3 động cơ Diesel M-503A 3 trục, công suất 12.500 mã lực cho phép chạy với tốc độ tối đa 45 hải lý/h.
Trung Quốc công bố lý do giàn khoan dịch chuyển
Theo thống kê của SIPRI, Việt Nam đã được Liên Xô chuyển giao 16 tàu phóng lôi lớp Shershen trong gian đoạn từ năm 1973 đến 1980. Hiện tại chỉ còn 4 chiếc đang hoạt động trong biên chế Hải quân Việt Nam, 8 chiếc đã ngừng hoạt động trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2006. Trong đó, 4 chiếc được hoán cải (gỡ bỏ toàn bộ ống phóng ngư lôi) để chuyển giao cho Cảnh sát biển làm nhiệm vụ tuần tra, thực thi pháp luật biển, mang số hiệu từ 5011 đến 5014.
Tàu phóng lôi hoán cải lớp Shershen được chuyển giao cho Cảnh sát biển chủ yếu dùng để tuần tra ở vùng duyên hải ven bờ. Tuy nhiên những tàu này cũng hoàn toàn đủ khả năng hoạt động tại khu vực Trung Quốc đang đặt giàn khoan Hải Dương 981.
Lợi thế của Shershen là tốc độ cực cao (45 hải lý/giờ), gấp đôi tốc độ tối đa của tất cả các tàu Hải cảnh Trung Quốc. Trong ảnh: tàu Project 206 Shtorm (Shershen) chưa hoán cải của Liên Xô cũ.
Dù có lượng giãn nước nhỏ, chỉ hơn tàu tuần tra TT-120 (Việt Nam đóng) có lượng giãn nước 120 tấn, nhưng lợi thế của Shershen lại nằm ở tốc độ cực cao. Với tốc độ tối đa lên tới 45 hải lý/h, gấp đôi tốc độ tối đa của tất cả các tàu Hải cảnh Trung Quốc đang hoạt động tại khu vực đó cùng khả năng xoay trở cực kỳ nhanh nhẹn sẽ giúp Shershen có thể dễ dàng tăng tốc tránh va chạm và vượt khỏi vòng vây đối phương để tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981.
Tuy nhiên, Shershen cũng có hạn chế đó là dự trữ hành trình khá ngắn, nếu chạy ở tốc độ cao 35 hải lý/h thì tàu chỉ có tầm hoạt động 500 hải lý. Hạn chế này có thể khắc phục bằng chính chiến thuật sử dụng tàu phóng lôi kinh điển đó là dùng tàu kéo kéo sát đến nơi cần hoạt động.
Trung Quốc tuyên bố giàn khoan Hải Dương-981 đã khoan xong đợt đầu tiên
Hiện tại, Việt Nam có đội tàu kéo khá hùng hậu nên việc kéo đội tàu Shershen hoán cải ra vùng biển Trung Quốc đặt giàn khoan là hoàn toàn khả thi.
Trong tình thế hiện nay, để có thể tiếp cận sát giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc thì thiết nghĩ Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam nên sớm tung những chiếc tàu tuần tra hoán cải từ tàu phóng lôi lớp Shershen vào cuộc để hỗ trợ các tàu tuần tra TT-120, TT-200, TT-400 và DN-2000 đang gặp rất nhiều khó khăn vì sự bao vây phong tỏa của tàu Hải cảnh Trung Quốc.
Theo Kiến thức
Trung Quốc mang cả hạm đội đấu với tàu chấp pháp Việt Nam Thời gian qua, TQ đã huy động nhiều tàu chiến, trong đó có 2 tàu đổ bộ 20.000 tấn để bảo vệ giàn khoan, ngăn chặn tàu chấp pháp Việt Nam. Trong thời gian hai tuần hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đã sử dụng đến hàng chục tàu chiến, làm lực...