Lượt tải WeChat và Tiktok tại Mỹ tăng vọt trước lệnh cấm
Người dùng iPhone tại Mỹ gấp rút tải WeChat và TikTok trước khi ứng dụng này bị cấm tại Mỹ vào ngày 20/9.
Theo công ty phân tích di động SensorTower, số lượt tải WeChat tại Mỹ tăng mạnh giúp ứng dụng này leo lên vị trí 100 tại Mỹ vào ngày 18/9. Trước đó, WeChat xếp ở vị trí từ 1.000 đến 1.500. Đây là lần đầu tiên ứng dụng này lọt vào top 500 tại Mỹ. 18/9 vừa rồi là ngày có lượt tải xuống lớn nhất trong hai năm trở lại đây của ứng dụng này, kể từ ngày 7/10/2019. Dữ liệu của SensorTower cho thấy đã có 10.000 lượt cài đặt tại Mỹ vào ngày 17/9, tăng 150% so với một ngày trước đó và tăng 233% so với tuần trước.
Người dùng Mỹ tăng cường tải TikTok và WeChat trước khi hai ứng dụng này bị cấm.
Video đang HOT
TikTok cũng có lượt tải tăng mạnh vào ngày 18/9 khi có 247.000 lượt cài đặt mới, tăng 12% so với một ngày trước đó. Ứng dụng này xếp hạng thứ 4 trên AppStore và luôn nằm trong top 15 ứng dụng được cài đặt nhiều nhất trên iOS trong năm 2020 tại Mỹ.
Chính phủ Mỹ mới ra lệnh cấm WeChat của Tencent và Tiktok của Bytedance vào ngày 18/6 với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Các lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào ngày 20/9. Sau đó, người dùng smartphone tại Mỹ sẽ không thể tải hoặc cập nhật hai ứng dụng này. Người dùng đã có sẵn WeChat trong các thiết bị cầm tay có thể gặp khó khăn khi sử dụng, như ứng dụng bị chậm, lỗi do các dịch vụ Internet của Mỹ sẽ không hỗ trợ từ ngày 20/9.
Còn với TikTok, công ty “mẹ” ByteDance đang đàm phán để giao quyền kiểm soát dữ liệu người dùng tại Mỹ của ứng dụng này cho Oracle, nhằm trả lời cho lo ngại của chính quyền Mỹ về dữ liệu của người dùng nước này sẽ rơi vào tay chính phủ Trung Quốc. TikTok vẫn có thể hợp tác kinh doanh với các công ty Mỹ cho đến ngày 12/11, 10 ngày sau bầu cử tổng thống.
Các quan chức Trung Quốc, những người sẽ phải phê duyệt thoả thuận cuối cùng của TikTok, gọi hành động cấm hai ứng dụng này của Mỹ là bắt nạt kinh tế. Theo Washington Post, hôm qua (19/9), chính phủ Trung Quốc đã đưa ra quy trình về “danh sách các thực thể không đáng tin cậy”, các công ty có trong danh sách này sẽ không được kinh doanh tại Trung Quốc. Mặc dù chưa đề cập công ty nào sẽ ở trong danh sách, nếu quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục xấu đi, các công ty lớn như Apple và Google sẽ được đưa vào danh sách đầu tiên.
Người Trung Quốc nổi giận vì lệnh cấm TikTok, WeChat
Hai lệnh cấm liên tiếp của Trump với TikTok và WeChat khiến người Trung Quốc nổi giận, đòi tẩy chay các thương hiệu Mỹ như Apple, Tesla.
21h ngày 6/8, khi hầu hết người dùng Trung Quốc chuẩn bị đi ngủ, một "cơn bão" từ bên kia Thái Bình Dương ập đến - Trump ký sắc lệnh cấm các công ty Mỹ giao dịch với ByteDance (công ty mẹ của TikTok) và Tencent (chủ sở hữu WeChat).
Hàng triệu người Trung Quốc hoang mang, bảo nhau để lại thông tin liên lạc trong các nhóm WeChat, TikTok. Một số người đăng mã QR của Line, nhóm khác để lại số điện thoại di động và nói rằng có thể liên hệ thêm qua Telegram, WhatsApp, Instagram. Một số người Trung Quốc ở Mỹ "điên cuồng" tìm đến các ứng dụng khác, như Alipay, hoặc bất kỳ nền tảng nào ngoài WeChat để giữ liên lạc với người thân ở quê nhà. Nhiều người còn chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất là Google, Apple sẽ gỡ các ứng dụng này khỏi cửa hàng. Họ bắt đầu chia sẻ những thủ thuật để tải ứng dụng về trong trường hợp bị cấm.
Người dùng WeChat để lại thông tin liên lạc qua các ứng dụng khác như Line, WhatsApp, Skype...
Sau khoảnh khắc hỗn loạn trên, mọi người bắt đầu dành những chỉ trích nặng nề cho Tổng thống Donal Trump. Các chủ đề liên quan đến lệnh cấm TikTok, WeChat trên mạng xã hội Weibo đều thu hút hàng trăm triệu lượt đọc và hàng chục nghìn bình luận. Người dùng Trung Quốc "nổi giận", gọi những lệnh cấm của Trump là "độc tài, vô lý và điên rồ".
"Trump thật sự muốn gì? Ông ấy đang làm những điều tồi tệ nhất trong lịch sử. Người dùng không có tội. Ông ấy đang làm mọi thứ trở lên hỗn loạn", người dùng Dafener viết. "Có lẽ Trump nghĩ bắt nạt được người Trung Quốc khi Zhang Yiming (CEO TikTok) nhượng bộ. Ông đã nhầm", một người dùng Weibo khác bình luận.
Hai ngày sau lệnh cấm của Trump được ban hành. Một làn sóng kêu gọi tẩy chay các thương hiệu của Mỹ cũng diễn ra trên khắp các mạng xã hội Trung Quốc. "Nếu Trump cấm WeChat trên iPhone, chẳng có lý do gì để chúng ta phải mua hàng của Apple. Tôi sẽ ủng hộ Huawei và các thương hiệu nội địa", Wanwan viết.
Thực tế, lệnh cấm của Trump đã lập tức làm giá cổ phiếu của Apple giảm. Bloomberg phân tích, Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ lớn của Apple. Phần lớn hoạt động sản xuất của họ cũng diễn ra ở đây. Nếu Bắc Kinh đáp trả bằng những lệnh cấm, Apple, Tesla và nhiều công ty Mỹ khác sẽ bị ảnh hưởng nặng.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng lệnh cấm TikTok, WeChat chỉ là sự khởi đầu. Khi thương chiến Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng, không chỉ những công ty công nghệ, người dùng cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chính sách.
Mỹ đánh sập cầu nối Internet của hàng triệu dân Trung Quốc Nhiều năm qua, WeChat đã trở thành "siêu ứng dụng" không thể thiếu trong cuộc sống của người Trung Quốc. Họ dùng nó để trò chuyện, mua sắm, thanh toán, đặt xe và hàng tá chức năng khác. Không chỉ ở Trung Quốc, WeChat đã phát triển và thành cầu nối giữa những người Trung Quốc trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ứng...