Lượng thí sinh đăng ký thi Đánh giá năng lực tăng cao kỷ lục
Kết thúc đợt 1, ĐH Quốc gia TP.HCM ghi nhận hơn 70.000 thí sinh đăng ký dự thi Đánh giá năng lực, cao nhất từ khi có kỳ thi này.
Thông tin từ Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng (ĐH Quốc gia TP.HCM), kết thúc đợt đăng ký dự thi đầu tiên trong năm 2021, ĐH Quốc gia TP.HCM ghi nhận có hơn 70.000 thí sinh đăng ký dự thi.
Thời gian mở cổng đăng ký của đợt này từ ngày 15-1, tuy nhiên, số lượng đăng ký tăng mạnh trong khoảng chục ngày trở lại đây, khi sát thời hạn kết thúc đăng ký.
Đây là năm thứ 4 kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức để sử dụng làm căn cứ xét tuyển đầu vào cho các trường đại học thành viên hoặc ngoài hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM.
Với hơn 70.000 thí sinh, đây cũng là số liệu kỷ lục trong ba năm qua.
Cụ thể, năm 2018 chỉ có gần 5.000 thí sinh dự thi. Năm 2019, kỳ thi diễn ra trong hai đợt và tổng cộng hơn 40.000 thí sinh dự thi. Năm 2020, cũng có khoảng 60.000 thí sinh đăng ký dự thi nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, số dự thi chỉ đạt gần 50%.
Riêng năm nay, dù ảnh hưởng của dịch bệnh vẫn còn phức tạp nhưng ĐH Quốc gia TP.HCM vẫn quyết định tổ chức hai đợt thi với quy mô rộng hơn.
Video đang HOT
Thí sinh dự thi Đánh giá năng lực đợt 1 năm 2020 của ĐH Quốc gia TP.HCM. Ảnh: PHẠM ANH
Trong đó, thi đợt một sẽ diễn ra vào ngày 28-3 tại bảy địa phương: TP.HCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang, Đà Nẵng và hai điểm thi mới so với mọi năm là Bạc Liêu và Buôn Ma Thuột.
Kết quả thi dự kiến công bố đúng một tuần sau khi thi, tức ngày 5-4.
Đợt 2, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ mở cổng đăng ký dự thi từ ngày 4-5 đến ngày 4-6. Kì thi sẽ diễn ra vào ngày 4-7 tại bốn địa phương: TP.HCM, An Giang, Nha Trang và Đà Nẵng. Kết quả sẽ được công bố vào ngày 12-7.
Đặc biệt, theo ĐH Quốc gia TP.HCM, chỉ tiêu tuyển sinh bằng phương thức này năm 2021 của các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM đều tăng lên. Trong đó, Trường ĐH KHXH&NV với mức chỉ tiêu tối đa 50%, Trường ĐH Bách Khoa dành tối đa 70% chỉ tiêu xét tuyển cho phương thức này…
Tổng số trường sử dụng kết quả này để tuyển sinh cũng khoảng 70 trường ĐH-CĐ.
Được biết, bài thi theo hình thức trắc nghiệm 120 câu hỏi khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.
Cấu trúc bài thi gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh.
Tuyển sinh bằng đánh giá năng lực: Cao nhất lên tới 70% chỉ tiêu
Đa dạng các phương thức tuyển sinh, trong đó có tuyển sinh bằng đánh giá năng lực giờ đây đang là xu hướng được các trường ĐH top đầu chọn lựa.
Đây cũng là những trường có kinh nghiệm trong việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Việc tham dự kỳ thi sẽ giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành và trường phù hợp với lựa chọn của bản thân.
Thí sinh dự Kỳ thi đánh giá năng lực 2020.
Ông Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP HCM vừa cho biết, năm 2021 nhà trường sẽ tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực. Cụ thể, thí sinh đăng ký dự thi đợt 1 từ ngày 15/1-5/3. Kỳ thi đợt 1 diễn ra vào ngày 28/3 tại TP HCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Buôn Ma Thuột. Kết quả thi đợt 1 dự kiến công bố ngày 5/4. Thí sinh đăng ký dự thi đợt 2 từ ngày 4/5-4/6. Kỳ thi tổ chức vào ngày 4/7 tại TP HCM, An Giang, Nha Trang và Đà Nẵng. Kết quả thi đợt 2 dự kiến công bố vào ngày 12/7.
Thí sinh làm bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian 150 phút. Đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.
Ông Chính cũng cho hay, năm 2021, chỉ tiêu tuyển sinh từ kết quả thi đánh giá năng lực của các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP HCM về cơ bản ổn định hoặc tăng chỉ tiêu từ phương thức xét tuyển này. Cụ thể, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn dành 50% tổng chỉ tiêu, Trường ĐH Bách Khoa dành tối đa 70% tổng chỉ tiêu xét tuyển từ kỳ thi này. Kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP HCM tổ chức lần đầu năm 2018.
Đến năm 2019, ngoài các trường ĐH thành viên, còn có 24 trường ĐH, CĐ ngoài hệ thống ĐH Quốc gia TP HCM sử dụng kết quả từ kỳ thi này để xét tuyển. Năm 2020, con số này lên tới gần 70 trường ĐH, CĐ.
Tương tự, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng cho biết năm 2021 dự kiến kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức tại Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội với quy mô khoảng 10.000 thí sinh, thi 4 - 5 đợt từ tháng 5 đến tháng 10, mỗi đợt khoảng 1.000 - 2.000 thí sinh. Trước đó, năm 2015 ĐH Quốc gia Hà Nội là đơn vị đầu tiên trên cả nước tổ chức kỳ thi riêng với bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển đầu vào. Nhưng đến năm 2017, ĐH Quốc gia Hà Nội quyết định dừng tổ chức kỳ thi này và chỉ xét tuyển dựa trên điểm kỳ thi THPT quốc gia.
GS.TS Nguyễn Đình Đức- Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, cho hay năm 2021 trường có thể mở rộng quy mô thông qua khai thác nguồn lực, cơ sở vật chất của các đơn vị thành viên, trực thuộc hoặc đối tác và ủng hộ sự tham gia của các đơn vị khác trong việc sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển nhằm tiết kiệm nguồn lực.
Cũng như những kỳ thi đánh giá năng lực của các năm 2015 và 2016, năm 2021 thí sinh hoàn thành bài thi đánh giá năng lực trong một buổi thi của mỗi đợt thi. Kết quả thi được thông báo ngay sau khi thí sinh hoàn thành bài thi. Giấy chứng nhận kết quả thi được gửi cho thí sinh sau ba tuần kể từ ngày dự thi.
Còn với ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền- Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Tiếp nối thành công kỳ thi đánh giá tư duy năm 2020, nhà trường tiếp tục áp dụng phương thức này trong tuyển sinh và dự kiến tăng khoảng 10% chỉ tiêu so với năm 2020, tương đương từ 30 - 40% tổng chỉ tiêu. Đây là hình thức cải tiến kỳ thi riêng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Ngoài đánh giá tư duy trên cơ sở đọc hiểu và môn Toán, kỳ thi đánh giá tư duy năm nay dự kiến có thêm tổ hợp môn Khoa học Tự nhiên để đa dạng lựa chọn cho thí sinh. Kết cấu đề thi không thay đổi, có sự phân hóa, kiến thức của 3 năm THPT. Theo kế hoạch, kỳ thi được tổ chức sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 khoảng 1 tuần và được tổ chức tại 3 địa điểm tại miền Bắc.
Liên quan đến vấn đề tự chủ tuyển sinh ĐH của các trường hiện nay, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: Cơ sở giáo dục ĐH có thể sử dụng các phương thức xét tuyển khác nhau. Bộ khuyến khích các trường tham gia xét tuyển và lọc ảo chung nhằm giảm tỉ lệ thí sinh ảo cho các trường khi sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, năm nay cổng đăng ký thi và xét tuyển được tích hợp vào Cổng dịch vụ công quốc gia để tăng cường tiếp cận và tương tác với thí sinh trong cả nước.
Với các trường đủ điều kiện tổ chức thi riêng, bổ sung, đánh giá năng lực, Bộ GDĐT đề nghị tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức kỳ thi gọn nhẹ và nên thi từ 1 - 2 môn, theo hình thức thi đánh giá năng lực hoặc thi năng khiếu kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT. Bộ cũng khuyến khích thi theo nhóm trường, gọn nhẹ và thi trong 1 buổi... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh; tiến tới hình thành các tổ chức/trung tâm khảo thí độc lập với ngân hàng đề thi chuẩn hóa, thi trên máy tính, bảo đảm minh bạch, công bằng giữa các lần thi...
Đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP HCM sẽ được ra thế nào? ĐH Quốc gia TP HCM cho biết sẽ tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực tại 7 địa phương, nội dung đề thi đánh giá năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh. Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng đào tạo ĐHQG TP HCM , cho biết năm 2021 ĐHQG TP HCM sẽ tổ chức...