Lương nhà giáo: Mong mỏi chính đáng!
Chính sách tiền lương cho nhà giáo cần được tính đến yếu tố vùng miền, đủ mạnh để hút được nhân lực về công tác tại các địa phương vùng khó.
Mỗi giáo viên dạy học ở vùng núi kiêm nhiệm rất nhiều vai: Vừa dạy học, vừa là bác sĩ khám bệnh, vừa là mẹ để chăm chút học sinh. Trong ảnh: Cô giáo Nguyễn Thị Thu Ba, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập ( Nam Trà My) cắt tóc cho học sinh.
Nước không chảy về chỗ trũng
Sau 5 năm dạy học tại vùng núi cao Nam Trà My ( Quảng Nam), mức lương của cô Trà Thị Hậu, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Trà Nam giảm từ gần 11 triệu xuống còn chưa đến 9 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ 70% phụ cấp cho giáo viên công tác ở các vùng đặc biệt khó khăn chỉ áp dụng trong 5 năm đầu công tác.
Lương cũng đồng nghĩa với thu nhập vì không thể dạy thêm, cũng không buôn bán gì được, cô Hậu cho biết, một cảnh hai quê, nồi cơm cũng xẻ làm hai nên gần như vợ chồng cô không tiết kiệm được khoản nào. Vợ chồng cô Hậu vẫn đang ở chung với ông bà, không có điều kiện để ở riêng.
Nhiều giáo viên sau 5 năm dạy học ở các trường vùng cao, khi đã hết thời gian hỗ trợ phụ cấp khu vực, đều tìm cách chuyển về đồng bằng. Thầy Bùi Quang Ngọc, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Leng (Nam Trà My, Quảng Nam) cho biết, gần như năm nào nhà trường cũng phải giải quyết cho giáo viên xin chuyển về xuôi dạy học.
“Bây giờ các huyện ở vùng đồng bằng đều thiếu giáo viên tiểu học. Trong khi đó, nói lương giáo viên miền núi cao nhưng thực tế chi phí sinh hoạt sinh hoạt đắt đỏ, lại xa gia đình, con cái hầu hết phải gửi lại quê nhờ ông bà chăm. Vì vậy, sau 5 năm dạy học, thầy cô nào có điều kiện sẽ tìm mọi cách chuyển về đồng bằng. Giáo viên miền núi vì vậy thiếu lại càng thiếu”, thầy Ngọc kể.
Nếu cuối tuần, trường không tổ chức hoạt động ngoại khóa hoặc hội họp, sinh hoạt chuyên môn, cô Hậu lại đi xe máy về huyện Thăng Bình để đoàn tụ gia đình. Con trai của cô từ 7 tháng tuổi đã xa hơi ấm của mẹ, ở cùng với ba và ông bà để mẹ đi dạy học. Từ Nam Trà My về đến nhà cô Hậu ở quê là đoạn đường khoảng 40km. Vì vậy, tháng nào, cô Hậu cũng phải bảo dưỡng xe, thay lốp, thay nhớt để đảm bảo an toàn.
Nhà ở huyện Phú Ninh nên đoạn đường về thăm con của cô Nguyễn Thị Kim Ký ngắn hơn cô Hậu một chặng. Hai con nhỏ và mẹ già gửi lại cho chị gái của chồng chăm sóc nên cô Hậu cho biết, lương của mình gần như được gửi cả về quê để lo cho sinh hoạt gia đình, học hành của các con; mọi chi tiêu đều phải tiết kiệm đến mức tối đa.
Theo thông tin từ ban giám hiệu nhà trường, cô Trà Thị Hậu đã nộp hồ sơ để tham gia kỳ thi viên chức ngành Giáo dục tại huyện Thăng Bình. Cô Hậu chia sẻ: “Nếu vẫn duy trì phụ cấp khu vực thì thu nhập của giáo viên miền núi sẽ đỡ hơn một chút. Không có khoản 70% phụ cấp thu hút cũng đồng nghĩa với việc mỗi tháng hụt đi gần 2 triệu đồng.
Trong hoàn cảnh không có nguồn thu phụ khác ngoài lương đi dạy nên rất khó để xoay xở. Nếu chuyển công tác về quê, tôi có thể làm thêm ngoài giờ dạy học để cải thiện thu nhập, cũng có điều kiện chăm sóc con cái hơn”.
Sự thay đổi trong chính sách thu hút, đãi ngộ khiến giáo viên không khỏi so sánh về mức thu nhập vì điều kiện công tác không hề cải thiện.
Học sinh lớp Một của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Trà Nam trong lễ khai giảng năm học 2022 – 2023.
Video đang HOT
Mong sống được bằng lương
Vào nghề dạy học được 4 năm, tính cả lương và phụ cấp của cô Hồ Thị Chim – giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Leng (Nam Trà My, Quảng Nam) hiện ở mức 8,5 triệu đồng. Tất cả mọi chi dùng của một gia đình 3 nhân khẩu được gói ghém trong chừng đó vì chồng cô Chim không có việc làm ổn định.
Thế nên sau khi căn nhà tạm của cô bị sập trong trận sạt lở kinh hoàng ở Trà Leng vào tháng 10/2020, cô chuyển về ở tạm nhà người cháu, rồi sau đó ở nhờ nhà mẹ đẻ cho đến nay. Cô Chim kể: “Căn nhà của vợ chồng xây trên đất vườn của bố mẹ. Tôi lại chưa tách hộ khẩu, lúc làm nhà không xin giấy phép nên dù nhà bị sập nhưng không nằm trong diện được hỗ trợ tái định cư”.
Năm nay, cô Nguyễn Thị Thu Ba, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập (Nam Trà My) được phân công giảng dạy ở điểm thôn Tu Gia. Từ điểm trường chính vào đến Tu Gia mất khoảng 25 phút đi xe máy. Vào những ngày mưa chỉ có thể đi bộ vì đường trơn trượt. Trong các khoản chi hàng tháng vì vậy còn có thêm tiền xăng và bảo dưỡng xe.
“Với mức lương 9 triệu đồng/tháng sau 13 năm dạy học, nói thật là nếu không có thu nhập từ bán hàng online thì rất khó để có tích lũy, thậm chí là không đủ sống”, cô Ba chia sẻ. Bán thêm hàng dược liệu, đồng phục áo Đoàn, cô Ba cho biết, cũng có thêm chút tiền mua sữa, cải thiện bữa ăn cho các con. Những giáo viên có thu nhập từ nghề phụ như cô Thu Ba đang lấy nghề này để chăm chút cho nghề chính, để lại mọi lo toan đằng sau cánh cửa lớp, toàn tâm cho từng tiết dạy.
Thầy Bùi Quang Ngọc cho rằng, khác với giáo viên đồng bằng chỉ có 35% phụ cấp đứng lớp, ở miền núi là 70%. Thế nhưng, điều kiện sống ở vùng núi cao và hải đảo quả thật không dễ dàng, giáo viên không phải là người địa phương nên thường một cảnh hai – ba quê. Dạy thêm thì không được, thậm chí giáo viên còn phải vận động học sinh tham gia học phụ đạo miễn phí để đảm bảo chất lượng giáo dục, để học sinh không vì học yếu mà chán học, bỏ học. Vì vậy, tính lương thì cao nhưng gần như phải khéo thu vén lắm mới đủ trang trải cuộc sống.
Ông Trần Duy Dũng – Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho rằng cần có chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích những người công tác ở miền núi gắn bó lâu dài. Thầy Võ Đăng Chín thì đề nghị cần duy trì chính sách hỗ trợ 70% khu vực cho giáo viên miền núi. “Như thế mới giữ chân được những giáo viên có kinh nghiệm, để họ gắn bó lâu dài với trường lớp mà không tìm cách chuyển về xuôi sau 5 năm công tác”, thầy Chín phân tích.
Chưa tính đến việc xin chuyển về xuôi, cô Thu Ba cho biết, nói không so sánh điều kiện sống, thu nhập giữa giáo viên đồng bằng và miền núi là không đúng. “Như thầy cô ở xã Trà Tập còn có phụ cấp vùng khó chứ ở Trà Mai không còn nữa do vùng này gần như thị trấn, đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Nên chăng, đối với giáo viên vùng núi cao, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt như Nam Trà My cần có chế độ phụ cấp đặc thù để giữ chân giáo viên” – cô Ba mong mỏi.
Bộ GD&ĐT đề xuất chính sách tiền lương để tránh "chảy máu chất xám" và thu hút giáo viên
Trước tình trạng nhiều giáo viên nghỉ việc, Bộ GD&ĐT đưa ra nhiều giải pháp giải quyết tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng trong năm học mới.
Nhiều địa phương trăn trở nỗi lo thiếu giáo viên
Theo số liệu trên Vnexpress, đến hết năm học 2020-2021, cả nước thiếu hơn 94.700 giáo viên, chủ yếu là giáo viên cho các môn học mới cấp tiểu học, THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới và giáo viên mầm non ở vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cả nước cũng thừa cục bộ hơn 10.300 giáo viên ở các cấp học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định nguyên nhân của tình trạng trên là việc tuyển dụng không sát với nhu cầu và quy mô phát triển trường lớp, học sinh. Việc bố trí, điều động, phân công giáo viên cũng chưa phù hợp. Một phần khác do tình trạng di dân cơ học tại một số khu công nghiệp, đô thị lớn.
Đầu tháng 8, Bộ Chính trị có quyết định về tổng biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026.
Theo đó, Bộ Chính trị giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn này, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương khẩn trương tổ chức tuyển dụng, ưu tiên tuyển giáo viên các môn học mới để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và ưu tiên tuyển giáo viên mầm non cho các vùng kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Hà Nội thiếu hơn 10.200 giáo viên, trong đó nhiều nhất ở bậc tiểu học và THCS với hơn 3.000 ở mỗi cấp.
Trước đó, báo cáo với UBND Tp.HCM và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình sau ngày khai giảng năm học mới, Sở GD&ĐT Tp.HCM cho biết: Hiện các bậc học từ mầm non đến THPT đã tuyển mới được 3.244 giáo viên, toàn thành phố còn thiếu 5.939 giáo viên theo biên chế.
Cũng theo sở thì đối với các vị trí giáo viên thiếu nguồn tuyển dụng, như môn công nghệ, tin học, âm nhạc, mỹ thuật, sở hướng dẫn tất cả các đơn vị trực thuộc chủ động liên kết để chia sẻ giáo viên thỉnh giảng hoặc ký kết hợp đồng lao động ngắn hạn.
Thực tế, tình trạng thiếu giáo viên không chỉ diễn ra ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Tp.HCM mà còn ở nhiều địa phương khác trên cả nước.
Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng, giám đốc Sở GD&ĐT Bình Dương, chia sẻ tình trạng giáo viên xin nghỉ việc là một khó khăn lớn của địa phương. Chỉ tính từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2022, Bình Dương có tới 527 giáo viên nghỉ việc.
"Lý do chủ yếu là áp lực công việc lớn, lương quá thấp", bà Hằng nói.
Trong bối cảnh thiếu giáo viên, năm học mới Bình Dương lại tăng thêm 29.000 học sinh các cấp. Theo đó, Bình Dương thiếu trên 3.000 giáo viên.
Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, năm 2021 - 2022, tỉnh được bổ sung 2.800 giáo viên, nhưng hiện vẫn còn thiếu khoảng 6.000 giáo viên.
"Thiếu giáo viên các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là việc đáng lo khi chương trình mới đang được thực hiện", ông Thành nói.
Năm học 2021-2022, tỉnh Thanh Hóa còn thiếu 8.968 giáo viên. Đến năm học 2022-2023, Thanh Hóa sẽ thiếu 10.276 giáo viên các cấp học (tỉ lệ thiếu 19%) theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Do đó, tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT phối hợp với các ngành liên quan, giao đủ biên chế cho các cơ sở giáo dục, nhất là khi số lượng học sinh tăng, số lớp tăng.
Đồng thời, tỉnh Thanh Hóa kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành xem xét việc thực hiện giảm biên chế (mỗi năm 2%) là không phù hợp với thực trạng biên chế sự nghiệp của tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là với ngành giáo dục.
Nhiều trường học, địa phương còn thiếu trầm trọng giáo viên, khó khăn trong việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ảnh minh họa.
Để giải quyết tình trạng này trong báo cáo tổng kết năm học 2021 - 2022, Bộ GD&ĐT cũng thừa nhận tỉ lệ giáo viên/lớp chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đáng chú ý là thiếu giáo viên tiếng Anh, tin học (ở cấp tiểu học) và thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ thuật (bậc THPT).
Một số địa phương còn bị động về nguồn tuyển dụng, chưa có nhà công vụ cho giáo viên ở các địa bàn khó khăn. Một số nơi còn phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên làm việc kiêm nhiệm công tác phòng dịch dẫn tới lao động giáo viên chịu nhiều áp lực.
Dù còn nhiều khó khăn, bộn bề, thời điểm này, các trường đang gấp rút chuẩn bị, đảm bảo tiến độ cho năm học mới.
Các thầy cô tại Trường THPT Việt Đức, Hoàn Kiếm, Hà Nội đang tham gia tập huấn, tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn để nắm được nội dung, kiến thức sẽ truyền đạt cho học sinh.
"Năm học tới áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới khiến nhà trường có nhiều biến động về đội ngũ giáo viên, biến động trong việc sắp xếp thời khóa biểu để đảm bảo quy định về môn học mới.
Sẽ còn rất nhiều khó khăn, phải mất rất nhiều thời gian, công sức thì chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới có hiệu quả tích cực", cô Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng nhà trường, nói.
Chia sẻ về công tác chuẩn bị cho năm học mới, thầy Lê Việt Dương, Hiệu trưởng Trường THPT Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội) - cho hay, các giáo viên vẫn đang đi tập huấn theo lịch của Sở GDĐT Hà Nội. Thời gian tập huấn kéo dài hết tháng 8.
"Năm học mới, lại áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới đương nhiên sẽ có nhiều khó khăn, đây là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, khó đến đâu sẽ cần cố gắng khắc phục, tháo gỡ đến đấy để đảm bảo chất lượng giảng dạy" - thầy Dương bày tỏ.
Bộ GD&ĐT đang triển khai và đề xuất chế độ tiền lương mới để hút nguồn nhân lực
Để khắc phục trình trạng lương thấp, nhà giáo bỏ nghề, thiếu giáo viên trầm trọng, Bộ GD&ĐT đang xây dựng và đề xuất Chính phủ thực hiện chính sách tiền lương mới để tạo sự thu hút và động lực cho đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác.
Trao đổi với Dân Trí về vấn đề này TS Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo (Bộ GD&ĐT) cho hay. Đúng là hiện nay có tình trạng giáo viên chuyển sang các ngành nghề khác. Tuy nhiên, theo thống kê của ngành Giáo dục, số giáo viên nghỉ việc các cấp học mầm non, phổ thông công lập trên toàn quốc không phải là quá lớn hoặc đột biến, chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế - xã hội phát triển.
Giáo viên có nhiều sự lựa chọn để chuyển đổi nghề nghiệp với mức thu nhập cao hơn (trong đó có nhiều giáo viên chuyển sang làm việc ở khối trường tư thục). Thực ra đây cũng là sự chuyển dịch lao động bình thường trong nền kinh tế thị trường.
Để thu hút và giữ chân giáo viên yên tâm công tác trong ngành Giáo dục, Bộ GD&ĐT đang triển khai xây dựng và đề xuất Chính phủ thực hiện chính sách tiền lương mới theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế: "Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng"; Tạo sự thu hút và động lực cho đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác.
Đồng thời, Bộ chỉ đạo các địa phương trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật và điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội, có các chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đội ngũ giáo viên của địa phương (hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ về nhà công vụ, hỗ trợ học tập, nâng cao trình độ...);
Xây dựng chính sách và môi trường giáo dục tốt để thu hút giáo viên về công tác tại địa phương, tạo niềm tin và sự an tâm cho giáo viên trong quá trình công tác.
Có chính sách khuyến khích, huy động nguồn lực xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
Đặc biệt về lâu dài, để tránh tình trạng "ăn đong" vì thiếu giáo viên, Bộ GD&ĐT có giải pháp dài hơi hơn. Quán triệt tinh thần giải quyết tình trạng thiếu giáo viên phải đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, đồng bộ giữa các Bộ, ngành liên quan; làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong việc giải quyết tình trạng thiếu giáo viên.
"Việc giải quyết tình trạng thiếu giáo viên vừa bảo đảm việc thực hiện tinh giản biên chế vừa bảo đảm phương châm ở đâu có học sinh, ở đó phải có giáo viên; ở đâu có học sinh, bảo đảm cơ hội tiếp cận bình đẳng giáo dục của tất cả trẻ em và học sinh. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để nâng cao vị thế, thu nhập của nhà giáo như: xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật Nhà giáo để tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng, ban hành các chính sách, pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ giáo viên", ông Đức nói.
Ngoài ra, ông Đức khẳng định, cần phải có cơ chế, chính sách để khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập, tham gia xã hội hóa giáo dục để giảm áp lực cho hệ thống giáo dục công lập, giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Các cấp công đoàn tham gia kiểm tra, giám sát việc tăng lương tối thiểu vùng Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có công văn yêu cầu công đoàn tham gia thực hiện Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ về mức lương tối thiểu đối với người lao động. Lao động dệt may sử dụng nhiều lao động. Ảnh: TTXVN Để nâng cao vai trò và trách nhiệm của tổ chức công đoàn...