‘Lương của lập trình viên Blockchain vài nghìn USD mỗi tháng’
Theo ông Đặng Minh Tuấn, GĐ Trung tâm nghiên cứu Blockchain Qnet, nhu cầu tuyển dụng lớn nhưng nguồn cung hạn chế nên mức lương lập trình viên Blockchain thường rất cao.
Ông Tuấn cho biết blockchain trong năm 2018 rất sôi động, với nhiều hội thảo do Chính phủ và Ban Kinh tế TW của Đảng phối hợp tổ chức. Ngày 27/9/2018, Bộ Khoa học ra Quyết định số 2813/QĐ-BKHCN phê duyệt chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0″, trong đó Blockchain, được xếp thứ 2 sau Trí tuệ nhân tạo (AI) trong loạt các sản phẩm của công nghệ chủ chốt của Cách mạng công nghệ 4.0.
Các chuyên gia của Việt Nam cũng đã tập trung nhiều vào lĩnh vực Blockchain: Nền tảng Blockchain, ứng dụng Blockchain trong y tế, hóa đơn điện tử, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, nông sản và đã có những thử nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và hải quan.
Với thực tế này, theo ông Tuấn, nghề nghiệp của lập trình viên theo hướng blockchain nhiều triển vọng. “Nhu cầu tuyển dụng lập trình viên Blockchain rất lớn, nhất là các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đều hình thành bộ phận nghiên cứu về Blockchain”, ông Đặng Minh Tuấn cho biết thêm.
Ảnh: Chuyên gia Đặng Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Blockchain Qnet
Chuyên gia này cũng nhận định, vì là công nghệ mới và nhu cầu lớn nên lĩnh vực này chưa có nhiều cạnh tranh và những người mới thường sẽ có cơ hội tiên phong. Đơn cử, Kyber Network và Tomochain – hai nền tảng blockchain đều do người Việt chủ trì – đã gọi vốn được 60 triệu USD trong vòng vài ngày (với Kyber Network) và 8.5 triệu từ các khu vực trên thế giới (với Tomochain). Theo ông Tuấn, đây là những ví dụ cho thấy các đơn vị startup tiên phong trong lĩnh vực blockchain không chỉ có cơ hội ở Việt Nam mà còn có thể thành công trên bình diện toàn cầu.
Để nắm bắt cơ hội này, chuyên gia Minh Tuấn nhận định, các lập trình viên cần nhanh chóng học hỏi.
Video đang HOT
Về kiến thức, lập trình viên blockchain cũng sử dụng các ngôn ngữ phổ biến như trong các lĩnh vực khác như: Javascript, Python, C , Golang… Tuy nhiên họ cần phải trang bị những kiến thức chuyên sâu để có thể hiểu sâu về lĩnh vực Blockchain: Toán trừu tượng (nhóm, vành, trường…), Lý thuyết mật mã (Hệ mật khóa công khai, chữ ký số, hàm băm…), Mạng ngang hàng, Cơ sở dữ liệu no-SQL…
Ông Tuấn cũng đưa ra lời khuyên áp dụng ngay cho những bạn đang muốn thử sức ở lĩnh vực blockchain: thử sức với ngôn ngữ lập trình cho smart contract (hợp đồng thông minh) là solidity với Ethereum; đọc cuốn sách “Mastering Bitcoin: Programming the Open Blockchain” của Antonopoulos, Andreas M., 2017 để hiểu hơn về công nghệ này.
Cuốn sách “Mastering Bitcoin: Programming the Open Blockchain” được chuyên gia khuyên đọc
Để học về blockchain, các lập trình viên Việt Nam có nhiều chọn lựa về hình thức đào tạo. Các bạn trẻ có thể tự học với các khóa học online của nước ngoài. Tại Việt Nam, một số đơn vị uy tín như Qnet, Infinity Blockchain Labs cũng đã cung cấp các khóa học offline về blockchain.
Bên cạnh đó, dự kiến tháng 3/2019, Đại học trực tuyến FUNiX sẽ cho ra mắt khóa học chuyên sâu về blockchain. Khóa học này theo hình thức online có kèm cặp của đội ngũ chuyên gia trong ngành. Hoàn thành khóa học, sinh viên có thể nắm vững công nghệ nền tảng blockchain, thành thạo công việc với hệ thống lõi Bitcoin, nền tảng Ethereum, hợp đồng thông minh…
“Lập trình viên Việt Nam có thể tự tin về khả năng nắm bắt kiến thức không thua kém bạn bè quốc tế. Hầu hết sinh viên đều tiếp cận rất nhanh, trong vòng vài tháng đã làm chủ và phát triển được các sản phẩm có tính thực tế cao”, ông Tuấn nhận định.
Theo Giám đốc Qnet, Blockchain đang ở thời kỳ bình minh. Mảnh đất này vẫn còn hoang sơ và chưa có những đại gia thống trị. Đây đang là một cơ hội, một chân trời mới cho những nhà khởi nghiệp.
Ngoài vai trò Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Blockchain Qnet, Trưởng tiểu ban chuẩn Quốc gia SC35/JTC1, ông Đặng Minh Tuấn còn là Trưởng khoa Công nghệ thông tin – Học viện Bưu chính Viễn thông, trưởng nhóm Vietkey, nguyên Đại tá, Phó Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về An toàn thông tin.
Quỳnh Anh
Theo VNE
50 suất học bổng học lập trình phần mềm ô tô cho sinh viên công nghệ
Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT loại giỏi các trường đại học cả nước được xét học duyệt bổng khóa lập trình C trị giá 20 triệu đồng tại FUNiX.
Đại diện FUNiX cho biết thêm,hoàn thành khóa lập trình, học viên được đảm bảo tuyển dụng vào dự án Global Automotive tại FPT Software. Sinh viên nộp hồ sơ online để nhà trường xét duyệt học bổng.
Kỷ nguyên ô tô kết nối với mọi thứ - V2X (Vehicle to everything) và mobility đã mở ra cơ hội cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam lấn sang ngành Automotive. Lập trình phần mềm ô tô đang là một xu hướng nghề nghiệp mà các bạn trẻ đam mê công nghệ có thể lựa chọn để đón đầu cách mạng công nghệ 4.0.
Theo ông Lã Quang Vinh, Phụ trách phát triển nguồn lực FPT Global Automotive, với sự cạnh tranh và phát triển ngày nay, các hãng ô tô đều tập trung vào phát triển công nghệ hỗ trợ. Bên cạnh đó, khi công nghệ điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (big data) và công nghiệp robotic đang rất phát triển thì xu thế xe tự hành là tất yếu.
Nhu cầu nhân sự ngành Automotive vì thế cũng tăng cao. Trung tâm Phần mềm chiến lược Automotive FGA (thuộc Công ty Phần mềm FPT Software) ra đời năm 2016, chỉ sau hai năm thành lập, đã tăng quy mô nhân sự lên 2.000 người và đang tuyển thêm 1.000 người cho năm nay.
Nhu cầu nhân sự ngành Automotive tăng cao.
Trước nhu cầu này, FUNiX cùng FPT Software đã ký kết hợp tác và cung cấp khóa học "Lập trình ứng dụng ô tô" - khóa đào tạo kỹ năng lập trình ngôn ngữ C - ngôn ngữ quan trọng cơ bản cho lập trình viên Automotive.
Theo ông Nguyễn Vũ Hạnh, kiến trúc sư giải pháp của FGA, C là kiến thức quan trọng với bất kỳ lập trình viên nào muốn theo đuổi ngành Automotive. Lập trình viên thông thạo C có nhiều cơ hội trong lĩnh vực công nghệ tự động hóa tại các doanh nghiệp công nghệ lớn như FGA, Vinfast, các trung tâm R&D về phần mềm ôtô của các hãng Huyndai, LG, Samsung ở Việt Nam, hoặc làm phần mềm nhúng ở các công ty Viettel, VNPT, FPT...
"Học viên sau khi hoàn thành chương trình trong vòng 6 tháng (30 tuần) sẽ được cam kết làm việc tại dự án FGA với mức lương khởi điểm từ 10 triệu đồng một tháng, đồng thời được FPT Software tài trợ đến 30% học phí" - đại diện FUNiX chia sẻ. Học viên học trực tuyến theo FUNiX Way, học tập thông qua làm dự án thực và được dẫn dắt bởi các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong nghề.
Là ngôn ngữ lập trình phổ biến thứ ba trên thế giới chỉ sau Java và C, C có những ưu điểm như chạy nhanh, kích thước chương trình nhỏ, thư viện lập trình mạnh phù hợp cho các máy tính trên ôtô (điều khiển động cơ, hệ thống an toàn, hệ thống thông tin giải trí...). Học viên lập trình tốt C sẽ dễ dàng chuyển sang lập trình C cũng như tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành phần mềm nói chung.
Ngoài 50 suất học bổng dành cho sinh viên công nghệ thông tin giỏi trong cả nước, các sinh viên tham dự Cuộc đua số 2018-2019 cũng được Đại học trực tuyến FUNiX trao tặng học bổng. Theo đó, 25 suất học bổng đã được dành cho các sinh viên đạt giải cấp trường, đến từ nhiều đại học như: Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Bách Khoa TP HCM, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội, Đại học FPT, Đại Học Lạc Hồng, Học viện kỹ thuật Quân sự, Đại học Nha Trang...
Theo VNE
Tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký xét tuyển đại học 2019 Bắt đầu từ 1/4, thí sinh trên toàn quốc sẽ đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Năm nay, nhiều ngành mới đào tạo đón đầu cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù lựa chọn ngành mới hay cũ thì thí sinh cũng nên tìm...