Lương 9 triệu một tháng, chi tiêu đúng nguyên tắc “giữ 7, tiêu 3″, chưa đầy 4 năm cô nhân viên văn phòng mua được nhà tiền tỷ
Chỉ sau 4 năm phấn đấu, cô nhân viên văn phòng gốc Ninh Bình đã biến ước mơ ấy thành thực nhờ kế hoạch chi tiêu khoa học và nghiêm khắc của mình.
Với mức thu nhập ở tầm trung bình, nhà phải đi thuê lại sống độc thân, việc sở hữu một căn nhà riêng giữa lòng thành phố với nhiều người sẽ chỉ là ước mơ xa xôi.
Vậy nhưng chỉ sau 4 năm phấn đấu, cô nhân viên văn phòng gốc Ninh Bình đã biến ước mơ ấy thành thực nhờ kế hoạch chi tiêu khoa học và nghiêm khắc của mình.
Cô nhân viên văn phòng đó là Ngọc Hoa, 27 tuổi, quê Ninh Bình. Hoa ra trường năm 2016, đi làm với mức lương khởi điểm là 6 triệu đồng.
Do thu nhập còn thấp, cô vẫn thuê chung phòng trọ với 4 người bạn để giảm chi phí sinh hoạt. 5 tháng sau, Hoa nhảy việc với mức lương tốt hơn là 9 triệu/tháng, Hoa bắt đầu nghĩ tới việc phải lập kế hoạch chi tiêu thật cụ thể.
Hoa bắt đầu nghĩ tới việc phải lập kế hoạch chi tiêu thật cụ thể. (Ảnh minh họa)
Dù rằng lương không cao nhưng cô nghĩ nhất định vẫn phải có 1 khoản để dành. Hoa tự quy định chỉ tiêu 30% thu nhập, 70% dành tiết kiệm. Cô kể: “Mình vẫn thuê phòng bình dân, ở ghép cùng bạn. Hàng ngày đi làm mình mang cơm trưa tới công ty để tránh ăn ngoài vừa không đảm bảo lại dễ phát sinh chi phí. 2 bữa sáng tối mình với các bạn nấu ăn tại phòng” .
Hoa cho hay, mấy năm học hành ở trọ trên thành phố, thấm cảnh vất vả của việc ở nhà thuê nên lúc nào cô cũng mong ước bản thân có thể mua được nhà riêng. Biết rằng giấc mơ này không dễ dàng thực hiện nhưng cô tin chỉ cần quyết tâm là được. Có điều xuất phát điểm thấp hơn mọi người, thu nhập không dư giả nên Hoa phải đi “đường vòng” để có thể đạt được mục tiêu đề ra.
Với mục tiêu rõ ràng như thế, hàng tháng nhận lương Hoa đều chia cụ thể từng khoản như sau:
Tiền phòng điện nước: 700k
Hoa chia sẻ, cô chấp nhập thuê trọ xa trung tâm 1 chút để giảm chi phí phòng trọ. Hoa cho rằng vì còn độc thân nên cô không quá cầu kỳ chỗ ở. Sáng đi làm sớm, chiều về muộn, tính ra Hoa chỉ ở chỗ trọ có mấy tiếng ngủ buổi tối, cô muốn mọi thứ giản tiện hết mức có thể.
Tiền xăng xe đi lại: 200k
Trọ xa công ty hơn chục cây số, Hoa chọn xe buýt đi làm cho an toàn: ” Sáng mình dậy từ 5h sửa soạn, 6h bắt đầu lên xe buýt, đi hơn tiếng là đến nơi. Mình làm vé tháng cho rẻ, hôm nào có việc phải đi gặp khách hàng mới đi xe máy”.
Tiền ăn: 700k
Hoa cho hay, cô với các bạn góp tiền ăn, cùng đi chợ giúp giảm chi phí rất nhiều. Sáng cô đi chợ mua thức ăn cả ngày, nấu bữa sáng nhiều lên để mang cơm tới công ty. Ngoài ra, mỗi lần về quê cô luôn tận dụng mang rau gạo, thực phẩm có sẵn ở nhà lên cũng đỡ một phần tiền chợ.
Video đang HOT
Tiền quần áo: 500k
Có mục tiêu mua nhà, Hoa đề cao phương châm “thắt lưng, buộc bụng”, quần áo cô chỉ mua đủ dùng, cũng không mua hàng đắt tiền. Mỗi mùa cô nhân viên văn phòng này chỉ sắm 2 tới 3 bộ mới mặc đan xen với đồ cũ. Vậy nhưng cô vẫn cảm thấy rất thoải mái và tự tin với chính mình.
Sinh nhật, cưới hỏi: 1 triệu
” Đang thanh niên, nhiều bạn bè nên khoản tiền chi tiêu giữ quan hệ này mình không thể “thắt” chặt quá. Tuy nhiên, mình cũng chỉ đi dự những đám cưới hỏi thật sự thân thiết còn lại xa quá hoặc không quá thân quen thì mình gửi phong bì, quà chúc mừng. Khoản tiền này mình luôn để cố định, có tháng dùng tới có tháng không. Tiền thừa lại, mình lại dồn vào tiết kiệm” , Hoa kể.
Với mức chi tiêu trên, mỗi tháng Hoa dành ra 6 triệu tiết kiệm. Thi thoảng cô còn nhận làm thêm bên ngoài cũng kiếm được. Số tiền này Hoa tuyệt đối không tiêu mà chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng. Trong vòng 2 năm đầu, tính cả gốc lẫn lãi Hoa để tích lũy được 240 triệu.
” Cuối năm 2018, hàng xóm nhà mình có bán 1 mảnh đất gần đường làng với giá 360 triệu. Mình thấy vị trí mảnh đất đẹp, gần chợ, gần trường học nên quyết định vay thêm tiền bố mẹ mua mảnh đất ấy”, Hoa chia sẻ.
Ảnh minh họa
Hoa tính với đồng lương ít ỏi của cô nếu cứ để tích đủ mới mua nhà trên Hà Nội sẽ còn rất lâu mới thực hiện được. Trong khi đó tiền gửi ngân hàng cũng không được lời nhiều, do đó cô mới đầu tư mua đất. Tuy đất quê lên giá không nhanh bằng đất thành phố song đổi lại giá mua vào thấp, sau này được giá cô bán cũng hơn để tiền ngân hàng.
May mắn, cuối năm 2020, đường làng dưới quê Hoa mở rộng hơn 3m, xe cộ đi lại tấp nập, mảnh đất của Hoa thành đất mặt đường. Hoa rao bán được 880 triệu, cộng với 250 triệu tiền tiết kiệm ngân hàng được tổng cộng 1.130 tỷ. Hoa vay mượn anh chị em trong nhà mua căn chung cư 1.4 tỷ, hiện cô đã dọn về nhà mới.
Cô cho biết, tuy hàng tháng vẫn phải dành dụm tiền trả nợ nhưng cô thấy rất vui vì bản thân đã tự mua được căn hộ riêng của mình. Cô chia sẻ thêm rằng nếu vẫn giữ nguyên tắc chi tiêu của mình, cô tin chỉ chưa đầy 2 năm nữa cô sẽ trả hết khoản nợ bố mẹ và anh chị em của cô.
"Ngó" dự toán chi tiêu 4 ngày Tết hết 20 triệu đồng của một dâu trưởng ở Hà Nội
Với mọi người Tết đến phải lo trăm khoản chi tiêu, nhưng với người phụ nữ tuổi 42 này, do lên kế hoạch từ trước và hạn chế mua sắm các khoản không cần thiết nên chi tiêu Tết rất nhẹ nhàng.
Đó là câu chuyện chi tiêu Tết của chị Lê Thị Hà, SN 1979. Hiện vợ chồng chị Hà và 2 con đang sống tại Do Lộ, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội. Người phụ nữ này cũng đang làm việc tại Công ty thương mại và dược phẩm Sohaco.
Tính đến thời điểm này, chị Hà đã về nhà chồng làm dâu được 20 năm. Nhà chồng chị Hà gồm có 5 chị em. Trong đó chồng chị là con thứ 3 nhưng là con trai trưởng trong gia đình. Vì thế, chị Hà mặc nhiên phải đảm nhận vị trí dâu trưởng trong gia đình.
Chồng chị là thủy thủ tàu sông, thường xuyên xa nhà. Còn chị Hà hàng ngày đi làm và ở với 2 con cùng mẹ chồng. Mẹ chồng chị rất dễ tính, thoải mái. Trước đây, bà cũng hay hướng dẫn, kèm cặp con dâu dần quán xuyến mọi thứ trong gia đình. Vì thế, chị Hà cũng trưởng thành lên rất nhiều và đảm đang với mọi việc.
Gia đình nhỏ nhà chị Hà. Ảnh: NVCC
Ngay trước Tết 1-2 tuần, chị Hà tự rục rịch lên kế hoạch chuẩn bị Tết. Do có kế hoạch nên chi tiêu cụ thể nên người phụ nữ này luôn mua sắm đơn giản, tiết kiệm và rất thực tế. Bởi như bao bà nội trợ khác, chị Hà không muốn lãng phí vào mấy khoản màu mè phô trương. Với chị, chỉ cần Tết đủ đầy là được, có dư dả cũng để dành tiền cho những việc khác quan trọng hơn.
Cụ thể, kế hoạch chi tiêu Tết của chị Hà như sau:
Tiền lì xì: 5 triệu đồng
Tết đến, nhà chị Hà thường có rất đông các chị em và các cháu. Năm nào mùng 2 Tết, 4 anh chị chồng nhà chị cũng đến sum họp. Ngày này nhà chị Hà thường phải ăn Tết 5-6 mâm.
Tết đoàn viên của đại gia đình chị Hà. Ảnh: NVCC
Hơn nữa nhà chị Hà cô dì chú bác anh em họ đến rất đông. Bởi thế ngoài khoản tiền dành mừng tuổi cho mẹ chồng, các con, các cháu, chị còn phải để 1 khoản để lì xì các ông bà có tuổi, các cháu nhỏ trong họ. Tiền lì xì của chị lúc nào cũng để dành 1 khoản khoảng 5 triệu đồng.
Tiền mua đào quất: 2 triệu đồng
Năm nào chị Hà cũng mua đào quất để ngày Tết có thêm không khí. Bởi với vợ chồng chị, nhà chưa có đào, quất là Tết chưa về. Chị thường để dành khoảng 2 triệu đồng để mua cây đào, cây quất đẹp một chút.
Tiền mua đồ lễ thắp hương: 2 triệu đồng
Vì nhà con trưởng, mọi người đến gửi Tết rất nhiều. Năm nào Tết đến bàn thờ nhà chị Hà cũng không có chỗ bày vì kín đồ lễ. Do đó, chị cũng rất chú trọng mua thêm đồ lễ gồm hoa quả tươi ngon, tiền vàng, bánh kẹo, đồ cúng lễ để bày ban thờ ngày Tết vừa ấm áp, đẹp mắt nhất.
Tiền mua thực phẩm ăn Tết: 5 triệu đồng
Từ khi về làm dâu, nhà chồng chị Hà đã có thông lệ ngày Tết đến, các cô chú - em của bố chồng, các anh chị em chồng đều mang lễ Tết là giò, gà sang gửi lễ. Bởi thế nhà chị không phải mua thực phẩm nhiều nữa. Chị chỉ chú trọng mua thêm các món xào nấu hoặc những món ăn lạ miệng khác.
Tết đến dù nhà đông khách nhưng chị Hà vẫn cố gắng chu toàn nhất. Ảnh: NVCC
" Cứ mùng 2 Tết, các cô chú, anh chị em lại tập trung về nhà mình chúc Tết nội ngoại và ăn uống. Vì rất đam mê nấu ăn và có chút năng khiếu nấu nướng nên những ngày Tết mình không cảm thấy vất vả lắm. Chỉ cần phải chuẩn bị thịt hết 6-7 con gà mọi người gửi lễ ngày 30 Tết. Sau đó sắp xếp làm một số món khác như giò nạc, giò kẹp, thịt đông, cá kho, nem, măng, chè kho... ".
Ngoài ra, chị Hà thường chuẩn bị thêm 1 số món lạ miệng để cả nhà ăn vào mùng 2 Tết như ong xách xào khế, canh riêu cua, cá, tôm chiên, lẩu cua đồng...
Tiền mua quần áo cho 2 con: 2 triệu đồng
Ngày Tết, vợ chồng chị Hà vẫn thường mặc quần áo cũ nhưng vẫn dành 1 khoản tiền để mua quần áo mới cho con gái và con trai.
Tiền mua bánh kẹo, hoa quả: 1 triệu đồng
Do nhà đông khách và các cháu nhiều nên chị Hà cũng mua một số bánh kẹo, hoa quả ngon để đãi khách.
Tiền mua lễ và biếu nhà ngoại: 3 triệu đồng
Năm nào, chị cũng mua giỏ quà Tết và biếu nhà ngoại 3 triệu đồng.
Tổng chi tiêu: 20 triệu đồng
Tết nhà chị Hà thường kéo dài 4 ngày. Từ ngày 30 Tết, chị bắt đầu làm mâm cúng cuối năm. Sau đó đến hết mùng 3 Tết thì chị hóa vàng.
20 năm làm dâu trưởng này tuy vất vả nhưng vẫn nhiều niềm vui. Ảnh: NVCC
Theo chị, để chi tiêu đúng kế hoạch và không quá tay, phí phạm những ngày Tết, chị thường tự tay mày mò làm các món ăn để giảm chi phí. Ngoài ra, do thường xuyên cập nhật giá cả nên lên khi chị lên kế hoạch mua sắm Tết khá chính xác.
Đặc biệt Tết đến, với người phụ nữ 20 năm làm dâu trưởng này tuy vất vả nhưng vẫn nhiều niềm vui: " Mấy ngày Tết mình chỉ loanh quanh ở nhà làm cơm cúng, ăn uống xong lại dọn dẹp. Nhưng cả năm chỉ có mấy ngày Tết, cả gia đình đoàn viên vui vẻ và đủ đầy. Nhất là khi làm các món ăn, mọi người đến ăn ngon và khen ngợi là mình đã thấy rất vui rồi ", chị Hà khẳng định.
Gợi ý 3 "bí kíp" giúp bạn mua được nhà trả góp với mức lương hàng tháng chỉ 10 triệu đồng Khi giá nhà đất tăng cao thì với những người có thu nhập thấp chỉ 10 triệu đồng/tháng muốn sở hữu một ngôi nhà cần lên kế hoạch và bài toán chi tiêu rõ ràng. Lên kế hoạch chi tiêu để chuẩn bị nguồn vốn tích lũy Với mức lương chỉ khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng, bạn cần chi trả cho rất...