Lương 10 triệu, nam công nhân 25 tuổi mua được căn hộ tiền tỷ sau 6 năm đi làm: Cố gắng tối ưu mọi chi tiêu
Dù căn nhà chỉ rộng hơn 50m2 nhưng tổ ấm bé nhỏ của chàng công nhân 25 tuổi cũng đủ để khiến nhiều người ngưỡng mộ và dành lời ngợi khen cho sự cần cù, chịu khó của anh.
Ông bà xưa có câu: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, “năng nhặt, chặt bị”… Biết căn cơ tiết kiệm, chi tiêu có kế hoạch thì mới được no đủ.
Quả thật, “mua nhà” – hai từ tưởng chừng vô cùng khó khăn với những người trẻ có mức thu nhập trung bình 10-15 triệu/tháng. Thế nhưng, nhờ áp dụng chặt chẽ nguyên tắc chi tiêu theo tiêu chí căn cơ, tiết kiệm, ông bố trẻ 25 tuổi có tên Nguyễn Anh Tuấn, quê Nghệ An, hiện đang sống và làm việc tại Bình Dương đã có thể mua được căn hộ tiền tỷ cho mình.
Khoe thành quả sau 6 năm nỗ lực không ngừng, căn hộ nhỏ vẻn vẹn 53m2 có giá 1,3 tỷ đồng của anh Anh Tuấn khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Căn hộ rộng hơn 50m2 với 2 phòng ngủ là thành quả sau 6 năm đi làm của Anh Tuấn.
Một căn nhà riêng là niềm mơ ước của nhiều người, nhưng mua nhà bằng mức lương công nhân 10 triệu/tháng như anh Tuấn là một bài toán khó khiến nhiều người tò mò về lời giải.
Tuấn bật mí: “Mình đi làm công nhân được 6 năm rồi, thu nhập 10 triệu/tháng thì mình dành ra khoảng 5 triệu (tức 50% thu nhập) cho các chi phí sinh hoạt bắt buộc như tiền thuê nhà, tiền ăn uống, xăng xe…
Thực sự phải hết sức tiết kiệm, lâu lắm mình mới mua sắm những vật dụng cần thiết hay đi chơi, ăn uống bên ngoài một lần. Còn một nửa thu nhập còn lại mình tiết kiệm. Sau 6 năm tích cóp dư được khoảng 500 triệu.”
Cách đây một năm, Anh Tuấn kết hôn và lên kế hoạch mua nhà để đón vợ con vào Bình Dương ở.
“Cưới xong, cộng số tiền mừng cưới với hai bên nội, ngoại cho mượn thì vợ chồng mình có đúng 800 triệu. Lúc đó liều mua căn hộ 1 tỷ 300 triệu này vì vợ chuẩn bị sinh em bé, đi thuê phòng trọ ở thấy thương con quá.
Nghĩ là làm, trong thời gian vợ về quê sinh em bé, mình ở đây ký hợp đồng mua nhà, trả trước 800 triệu còn lại vay trả góp ngân hàng.
Video đang HOT
Dù không dư dả gì nhưng mình vẫn dành ra 100 triệu làm nội thất. Mình thường “tàu ngầm” trong các hội nhóm khoe nhà cửa, học hỏi kinh nghiệm từ mọi người cộng với kiến thức của bản thân rồi tự làm, tự mua sắm các thứ.
Tổ ấm nhỏ của mình so với nhiều người thực sự quá nhỏ bé và không sang trọng, đẹp lắm nhưng mình thực sự yêu nó vì là công sức, mồ hôi nước mắt suốt bao năm cố gắng của mình”.
Sau khi vợ sinh em bé, ông bố trẻ “liều” mua nhà để có tổ ấm nhỏ cho vợ con
Để có được thành quả như hiện tại, không chỉ đòi hỏi sự cần cù, chịu khó mà quan trọng hơn cả, ông bố trẻ đã biết xây dựng kế hoạch chi tiêu và đặt mục tiêu hợp lý.
Hành trình mua nhà tiền tỷ với mức lương công nhân của chàng trai 25 tuổi nhận được lời khen ngợi của dân mạng.
Đặc biệt, ông bố trẻ thực sự là trụ cột vững chãi cho tổ ấm nhỏ của mình, khi đã lên kế hoạch mua nhà, một mình chuẩn bị, sắm sửa mọi thứ để khi vợ sinh con xong, mọi thứ đã sẵn sàng chào đón thiên thần nhỏ.
Anh Tuấn tâm sự: “Hiện vợ mình đang nghỉ sinh nên thu nhập cả nhà phụ thuộc vào mình, hiện tại mỗi tháng mình làm được 14 triệu, dành cho con 4 triệu/tháng, còn lại là tiền sinh hoạt phí và trả nợ ngân hàng.
Thực sự con đường phía trước còn dài và vẫn còn nhiều vất vả, nhưng thành quả ngọt ngào là căn nhà mơ ước này chính là động lực để vợ chồng mình cùng nhau cố gắng hơn nữa”.
Câu chuyện tiết kiệm mua nhà với mức lương công nhân 10 triệu/tháng của ông bố trẻ hiện vẫn đang được chia sẻ rầm rộ.
Lương 9 triệu một tháng, chi tiêu đúng nguyên tắc "giữ 7, tiêu 3", chưa đầy 4 năm cô nhân viên văn phòng mua được nhà tiền tỷ
Chỉ sau 4 năm phấn đấu, cô nhân viên văn phòng gốc Ninh Bình đã biến ước mơ ấy thành thực nhờ kế hoạch chi tiêu khoa học và nghiêm khắc của mình.
Với mức thu nhập ở tầm trung bình, nhà phải đi thuê lại sống độc thân, việc sở hữu một căn nhà riêng giữa lòng thành phố với nhiều người sẽ chỉ là ước mơ xa xôi.
Vậy nhưng chỉ sau 4 năm phấn đấu, cô nhân viên văn phòng gốc Ninh Bình đã biến ước mơ ấy thành thực nhờ kế hoạch chi tiêu khoa học và nghiêm khắc của mình.
Cô nhân viên văn phòng đó là Ngọc Hoa, 27 tuổi, quê Ninh Bình. Hoa ra trường năm 2016, đi làm với mức lương khởi điểm là 6 triệu đồng.
Do thu nhập còn thấp, cô vẫn thuê chung phòng trọ với 4 người bạn để giảm chi phí sinh hoạt. 5 tháng sau, Hoa nhảy việc với mức lương tốt hơn là 9 triệu/tháng, Hoa bắt đầu nghĩ tới việc phải lập kế hoạch chi tiêu thật cụ thể.
Hoa bắt đầu nghĩ tới việc phải lập kế hoạch chi tiêu thật cụ thể. (Ảnh minh họa)
Dù rằng lương không cao nhưng cô nghĩ nhất định vẫn phải có 1 khoản để dành. Hoa tự quy định chỉ tiêu 30% thu nhập, 70% dành tiết kiệm. Cô kể: "Mình vẫn thuê phòng bình dân, ở ghép cùng bạn. Hàng ngày đi làm mình mang cơm trưa tới công ty để tránh ăn ngoài vừa không đảm bảo lại dễ phát sinh chi phí. 2 bữa sáng tối mình với các bạn nấu ăn tại phòng" .
Hoa cho hay, mấy năm học hành ở trọ trên thành phố, thấm cảnh vất vả của việc ở nhà thuê nên lúc nào cô cũng mong ước bản thân có thể mua được nhà riêng. Biết rằng giấc mơ này không dễ dàng thực hiện nhưng cô tin chỉ cần quyết tâm là được. Có điều xuất phát điểm thấp hơn mọi người, thu nhập không dư giả nên Hoa phải đi "đường vòng" để có thể đạt được mục tiêu đề ra.
Với mục tiêu rõ ràng như thế, hàng tháng nhận lương Hoa đều chia cụ thể từng khoản như sau:
Tiền phòng điện nước: 700k
Hoa chia sẻ, cô chấp nhập thuê trọ xa trung tâm 1 chút để giảm chi phí phòng trọ. Hoa cho rằng vì còn độc thân nên cô không quá cầu kỳ chỗ ở. Sáng đi làm sớm, chiều về muộn, tính ra Hoa chỉ ở chỗ trọ có mấy tiếng ngủ buổi tối, cô muốn mọi thứ giản tiện hết mức có thể.
Tiền xăng xe đi lại: 200k
Trọ xa công ty hơn chục cây số, Hoa chọn xe buýt đi làm cho an toàn: " Sáng mình dậy từ 5h sửa soạn, 6h bắt đầu lên xe buýt, đi hơn tiếng là đến nơi. Mình làm vé tháng cho rẻ, hôm nào có việc phải đi gặp khách hàng mới đi xe máy".
Tiền ăn: 700k
Hoa cho hay, cô với các bạn góp tiền ăn, cùng đi chợ giúp giảm chi phí rất nhiều. Sáng cô đi chợ mua thức ăn cả ngày, nấu bữa sáng nhiều lên để mang cơm tới công ty. Ngoài ra, mỗi lần về quê cô luôn tận dụng mang rau gạo, thực phẩm có sẵn ở nhà lên cũng đỡ một phần tiền chợ.
Tiền quần áo: 500k
Có mục tiêu mua nhà, Hoa đề cao phương châm "thắt lưng, buộc bụng", quần áo cô chỉ mua đủ dùng, cũng không mua hàng đắt tiền. Mỗi mùa cô nhân viên văn phòng này chỉ sắm 2 tới 3 bộ mới mặc đan xen với đồ cũ. Vậy nhưng cô vẫn cảm thấy rất thoải mái và tự tin với chính mình.
Sinh nhật, cưới hỏi: 1 triệu
" Đang thanh niên, nhiều bạn bè nên khoản tiền chi tiêu giữ quan hệ này mình không thể "thắt" chặt quá. Tuy nhiên, mình cũng chỉ đi dự những đám cưới hỏi thật sự thân thiết còn lại xa quá hoặc không quá thân quen thì mình gửi phong bì, quà chúc mừng. Khoản tiền này mình luôn để cố định, có tháng dùng tới có tháng không. Tiền thừa lại, mình lại dồn vào tiết kiệm" , Hoa kể.
Với mức chi tiêu trên, mỗi tháng Hoa dành ra 6 triệu tiết kiệm. Thi thoảng cô còn nhận làm thêm bên ngoài cũng kiếm được. Số tiền này Hoa tuyệt đối không tiêu mà chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng. Trong vòng 2 năm đầu, tính cả gốc lẫn lãi Hoa để tích lũy được 240 triệu.
" Cuối năm 2018, hàng xóm nhà mình có bán 1 mảnh đất gần đường làng với giá 360 triệu. Mình thấy vị trí mảnh đất đẹp, gần chợ, gần trường học nên quyết định vay thêm tiền bố mẹ mua mảnh đất ấy", Hoa chia sẻ.
Ảnh minh họa
Hoa tính với đồng lương ít ỏi của cô nếu cứ để tích đủ mới mua nhà trên Hà Nội sẽ còn rất lâu mới thực hiện được. Trong khi đó tiền gửi ngân hàng cũng không được lời nhiều, do đó cô mới đầu tư mua đất. Tuy đất quê lên giá không nhanh bằng đất thành phố song đổi lại giá mua vào thấp, sau này được giá cô bán cũng hơn để tiền ngân hàng.
May mắn, cuối năm 2020, đường làng dưới quê Hoa mở rộng hơn 3m, xe cộ đi lại tấp nập, mảnh đất của Hoa thành đất mặt đường. Hoa rao bán được 880 triệu, cộng với 250 triệu tiền tiết kiệm ngân hàng được tổng cộng 1.130 tỷ. Hoa vay mượn anh chị em trong nhà mua căn chung cư 1.4 tỷ, hiện cô đã dọn về nhà mới.
Cô cho biết, tuy hàng tháng vẫn phải dành dụm tiền trả nợ nhưng cô thấy rất vui vì bản thân đã tự mua được căn hộ riêng của mình. Cô chia sẻ thêm rằng nếu vẫn giữ nguyên tắc chi tiêu của mình, cô tin chỉ chưa đầy 2 năm nữa cô sẽ trả hết khoản nợ bố mẹ và anh chị em của cô.
Bí quyết mua nhà ở xã hội gần 2 tỷ đồng của vợ chồng giáo viên dạy tiếng Anh ở Hà Nội Để có thể mua được căn hộ phù hợp với điều kiện tài chính, vợ chồng anh Hữu Hoàng đã đưa ra một kế hoạch hợp lý cùng những bí quyết nho nhỏ nhưng vô cùng hữu ích. Vợ chồng anh Hữu Hoàng hiện đang là giáo viên dạy tiếng Anh cho các công ty ở Hà Nội. Mới kết hôn được một...