Luôn lo lắng về tiền bạc: Đâu là cách để không bị căng thẳng “nhấn chìm”?
Các chuyên gia tài chính chia sẻ mẹo để kiểm soát tâm lý trong thời điểm bão giá.
Bão giá ập đến , và càn quét hầu hết tất cả mọi nơi. Tại Mỹ, lạm phát hiện đã đạt mức cao nhất trong vòng 40 năm. Một số hạng mục có mức tức giá “phi mã” như thực phẩm, tiền thuê nhà và xăng dầu đã đẩy nhiều gia đình vào cảnh khó khăn về tài chính.
Đối với Ellie Alvarado, một giáo viên và là mẹ của ba đứa trẻ ở Elgin, thuộc tiểu bang Illinois, việc tìm cách thanh toán các hóa đơn đã trở thành nguồn gốc của sự lo lắng và căng thẳng. Gia đình cô thường xuyên gặp tranh cãi về chuyện cắt giảm chi phí.
Chi phí thực phẩm tăng cao khiến cho những chuyến đi ngẫu hứng đến McDonald’s cũng trở thành xa xỉ. Giá xăng tăng cao cũng “ăn mòn” ngân sách của họ. “Khi tôi nói, ‘chúng ta không thể mua bất cứ thứ gì trong tuần này, nếu không sẽ đi đến tình trạng thấu chi’. Chồng tôi sẽ phản bác rằng ‘Mình đang nói về điều gì vậy. Cả 2 chúng ta đều đang làm việc, và việc cắt giảm chi phí không nên xảy ra.”, Alvarado chia sẻ
Chồng Alvarado làm việc trong một nhà máy, quyết định làm ca đêm vì lương mỗi giờ cao hơn. Nhưng gia đình cô vẫn chậm trả tiền nhà.
Căng thẳng tài chính không chỉ xảy ra ở gia đình Ellie Alvarado mà ở hầu hết ở mọi ngôi nhà trong giai đoạn bão giá này. Nó mang lại cảm giác chán nản, xấu hổ , tức giận hoặc sợ hãi cho mỗi người.
Nghiên cứu được công bố vào năm 2017 cho thấy rằng cách một người nhận thức và phản ứng với căng thẳng tài chính có thể có tác động đến sức khỏe tinh thần của họ. Những người buồn phiền vì hoàn cảnh kinh tế của bản thân có khả năng dẫn đến trầm cảm cao hơn so với những người cũng đang gặp căng thẳng về tài chính nhưng lại không bận tâm đến điều đó – ngay cả khi kiểm soát các yếu tố khác, như sức khỏe và thu nhập.
Tự suy ngẫm và giao tiếp với sự đồng cảm
Rick Kahler, đồng sáng lập của Hiệp hội Trị liệu Tài chính, người đang cộng tác trong một cuốn sách dành cho các cặp đôi gặp vấn đề về tiền bạc, cho biết khi các cặp vợ chồng không đồng ý về cách xử lý tài chính của họ, họ thường cố gắng thuyết phục đối phương thay đổi ý kiến.
Thay vì làm điều đó, Kahler đề nghị, hãy nghĩ về cách bạn phản ứng thế nào khi thảo luận về tài chính. Tại sao bạn lại quyết định chi tiêu như vậy? Hoặc có trải nghiệm hay suy nghĩ nào từ thế hệ trước ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn về tài chính hiện tại? – Ví dụ, ý tưởng rằng sẽ luôn có phần thưởng cho những người làm việc chăm chỉ?
Tiếp cận “một nửa” của bạn bằng sự đồng cảm và hỏi: “Hy vọng của bạn khi chi tiêu số tiền này là gì?” hoặc “Nỗi sợ hãi của bạn khi cắt mặt hàng này là gì?”, Kahler chia sẻ.
Video đang HOT
Điều này sẽ giúp bạn tìm được điểm chung trong mong muốn về tiền bạc của cả 2. Chẳng hạn, mỗi người đều muốn những gì tốt nhất cho gia đình của họ.
Amanda Clayman, một nhà trị liệu tài chính ở Los Angeles, lưu ý rằng, khi trao đổi về sự khác biệt, phải nói về nó cụ thể nhất có thể. Vì vậy, thay vì nói, “Chúng ta cần tiết kiệm nhiều hơn”, hãy nói, “Hãy tìm cách tiết kiệm thêm 200 đô la mỗi tháng.” Và hãy cố gắng đặt câu hỏi tu từ nếu có thể, chẳng hạn như: “Tôi không thoải mái với số tiền chúng tôi trả cho các đăng ký giải trí và tự hỏi liệu chúng tôi có thể cắt giảm ở đó hay không”.
Theo Clayman, để điều này có hiệu quả, cả người vợ lẫn người chồng đều phải cảm thấy rằng nhu cầu của họ đang được đáp ứng. Đồng thời, họ có tiếng nói bình đẳng trong vấn đề này, bất kể ai lo lắng hơn hay ai kiếm nhiều tiền hơn.
Hãy chi tiêu một cách khôn ngoan, nhưng đừng hoàn toàn tự tước đoạt niềm vui của mình
Megan McCoy, một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình, giảng dạy các khóa học về lập kế hoạch tài chính tại Đại học Bang Kansas cho biết, dù bạn sống một mình hay đang quản lý tài chính cho một gia đình lớn, điều quan trọng là phải suy nghĩ về các mục tiêu trước khi định giải quyết bất kỳ vấn đề nào về tiền bạc.
Bạn đang tiết kiệm để làm gì? Bạn cần trang trải những gì với ngân sách hạn hẹp? Viết nó ra. Sau đó, hãy nghĩ về những khoản cắt giảm tiềm năng – nhưng hãy cố gắng duy trì những điều mang lại niềm vui cho bạn.
Theo Tiến sĩ McCoy, có quá nhiều điều không chắc chắn trong vài năm qua, nó “vĩnh viễn tạo ra lo lắng”. Nhưng sống có kế hoạch – cho dù đó là tích lũy tiền tiết kiệm hay thực hiện các bước để trả nợ – có thể mang lại cảm giác quyền lực và khả năng kiểm soát.
Orly Hersh và gia đình cô đã quyết định chuyển đến sống với mẹ cách đây 5 năm, trong ngôi nhà nơi cô lớn lên ở Boulder, Colo. Điều đó cho phép mẹ cô nghỉ hưu, với vợ chồng Orly Hersh là được sinh sống tại nơi họ yêu thích. Vợ chồng Hersh đều là giáo viên nên không có đủ tài chính để sở hữu 1 ngôi nhà.
Tuy vây, kể cả khi đã tiết kiệm chi phí nhà ở, họ vẫn bị kẹt lại bởi các khoản nợ. Tại Colorado, hiện có một vài sản phẩm đang chịu áp lực “bão giá” cao nhất trong cả nước. Giá cả tăng cao đã ảnh hưởng rất nhiều đến ngân sách của cả gia đình. Để thanh toán các hóa đơn từ lần nhập viện gần đây của cô con gái út, họ đã mượn số tiền nghỉ hưu của mẹ cô.
“Điều này thật đáng buồn.”, Hersh chia sẻ. Tuy nhiên, với mức độ căng thẳng gần đây, cô cho rằng bản thân nên trả nó càng sớm càng tốt. “Tôi thực sự ghét phải gánh món nợ này trên đầu mình”.
Tìm đến sự trợ giúp của những người có chuyên môn
Gặp cố vấn tài chính có thể hữu ích cho bất kỳ ai đang tìm cách cân bằng tiền bạc của bản thân. Chẳng hạn, bạn cần các mẹo lập ngân sách hoặc muốn tìm hiểu những điều cơ bản về đầu tư. Liệu pháp tài chính (Financial therapy) là một dạng tư vấn có thể giúp mọi người hiểu được suy nghĩ và niềm tin của bản thân về tiền bạc, đặc biệt là khi cảm thấy bế tắc.
Nói chuyện với một nhà trị liệu tài chính có thể giúp bạn tìm hiểu tận gốc cảm xúc trong tiền bạc và hiểu được những “suy nghĩ phổ biến” trong tài chính. “Điều này giải phóng chúng ta để bắt đầu áp dụng những hành vi tài chính mới mà chúng ta có lợi nhất”, ông Kahler nói.
“Bão giá” có nghĩa là chi phí sinh hoạt tăng cao, nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Song, nếu bạn biết rằng bản thân nên đưa ra các quyết định tài chính khôn ngoan hơn, nhưng lại từ chối làm điều đó, thì đây là lúc bạn cần nhìn nhận lại vấn đề.
Cô gái 27 tuổi tiết kiệm được gần 700 triệu trong 3 năm nhờ áp dụng 4 cách này
"Mỗi năm được tăng lương hoặc thăng chức, tôi sẽ tự động phân bổ số tiền đó vào khoản tiết kiệm", Erica Leresche (27 tuổi) chia sẻ.
Khi nói đến vấn đề tiền bạc, Erica Leresche (27 tuổi) rất nghiêm túc. Trong ba năm qua, cô đã tiết kiệm được 30.000 đô la (682,7 triệu). Thu nhập của cô mỗi năm là 50.000 đô la (1,1 tỷ). Erica Leresche là một ứng viên trong cuộc khảo sát về tài chính năm 2021. Cô nằm trong top những người được gọi là "tiết kiệm" vì có thể tối đa hóa khoản tiết kiệm hàng năm ít nhất 15% tiền lương.
Leresche đang sử dụng 20% thu nhập của mình cho mục tiêu tiết kiệm để nghỉ hưu. Năm 2021, cô đã tiết kiệm được 19.500 đô la (443 triệu) vào khoản này. Leresche cho rằng kết quả này là do cô được nuôi dạy từ nhỏ.
Gia đình cô đã trải qua một số bất ổn về tài chính, bao gồm cả thời gian họ không có nơi ở. "Khi tôi còn nhỏ, khoảng 3 tuổi, cha mẹ tôi chuyển đến một khu vực khác và không có việc làm. Chúng tôi đã sống trong cảnh vô gia cư trong khoảng tám tháng".
Leresche cũng đã chứng kiến cha mẹ của mình phải vật lộn với vấn đề tài chính như thế nào vì họ "không có bất kỳ loại tiết kiệm hưu trí nào". Điều đó đã dạy cho cô biết cuộc sống cần tới kế hoạch tài chính như thế nào. Thậm chí cách đây 1 tháng, mẹ của Leresche còn mắc covid 19 và phải nằm viện hơn 1 tháng. Tiền viện phí lên tới nửa triệu đô (11,3 tỷ). "Bạn thực sự không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra ".
Tất cả những điều này khiến tôi muốn bản thân rèn luyện một thói quen chi tiêu và tiết kiệm. "Tôi cố gắng cắt giảm chi phí chi tiêu liên tục để thử thách bản thân," Leresche nói. Dưới đây là bốn mẹo để cô tự thiết lập cho mình sự ổn định tài chính.
1. Tạo một loại thuế áp đặt lên bản thân
Leresche tự đánh thuế bản thân mình bằng cách: Bất kể số dư thẻ tín dụng là bao nhiêu vào cuối tháng, cô sẽ trả hết số tiền đó và sau đó gửi một số tiền tương đương 10% vào khoản tiết kiệm.
Ví dụ: Nếu bảng sao kê thẻ tín dụng của Leresche là 300 đô la (6,8 triệu), cô ấy sẽ trả hết số tiền đó cộng với khoản tiền 10% là 30 đô la (682k) vào tài khoản tiết kiệm. Cách này giúp tăng tiền tiết kiệm, giảm nhu cầu chi tiêu vì tâm lý không muốn phải trả thêm tiền vào cuối tháng.
2. Không tước đi những thứ cô yêu thích
Khi tìm cách giảm chi phí nhưng cũng đừng tước đoạt những thứ quan trọng. Thay vào đó, Leresche tìm một chi phí ít ảnh hưởng tới hạnh phúc của bản thân và cắt giảm khoản đó. "Tôi thực sự yêu thích cà phê Starbucks, vì vậy tôi sẽ mua một ly cà phê vào buổi sáng. Nhưng tôi sẽ nấu bữa trưa của mình ở nhà và mang đi".
3. Đừng rơi vào "lạm phát lối sống"
Lạm phát lối sống xảy ra khi mức sống của một cá nhân được cải thiện do thu nhập tăng lên và những thứ trước đây được coi là xa xỉ lại trở thành những nhu cầu thiết yếu. Sự gia tăng thu nhập cá nhân khả dụng có thể xảy ra thông qua việc tăng thu nhập hoặc giảm chi phí.
Một đặc điểm nổi bật của lối sống này là sự thay đổi trong suy nghĩ và hành vi, coi việc chi tiêu cho các mặt hàng không quan trọng là một quyền chứ không phải là một sự lựa chọn. Điều này có thể được nhìn thấy trong thái độ cho rằng "mình xứng đáng với điều đó", thay vì nghĩ đến những cơ hội mà việc tiết kiệm tiền sẽ mang lại.
Leresche đã làm việc tại Oregon State Credit Union trong sáu năm và trong thời gian đó, thu nhập của cô đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, cô không để điều đó ảnh hưởng đến số tiền mình chi tiêu. "Thu nhập của tôi đã tăng hơn gấp đôi nhưng vẫn giữ mức chi tiêu như ban đầu. Mỗi năm khi được tăng lương hoặc thăng chức, tôi sẽ tự động phân bổ số tiền đó vào khoản tiết kiệm".
4. Ưu tiên cho các khoản chi dài hạn
Leresche nói: Có rất nhiều kỳ vọng mà người khác có thể đặt vào bạn, nhưng điều quan trọng là phải quyết định xem bạn muốn gì trong dài hạn và bạn sẽ chi trả như thế nào.
Khi chọn chuyên ngành đại học Leresche cũng đã chọn một con đường sự nghiệp được trả lương cao hơn so một nghề mà cô ấy đam mê: "Tôi yêu nghề làm vườn và nghiên cứu sinh học, nhưng công việc hiện tại lại có mức lương cao hơn rất nhiều".
Dù bạn làm gì, cũng đừng để những ưu tiên của người khác thay thế ưu tiên của bạn. "Ưu tiên và quyết định những gì bạn muốn và chỉ những gì bạn muốn vì quyết định của bạn cũng sẽ chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn mà thôi".
Tử vi 6 ngày tới (28/7 - 2/8), tài vận bừng sáng, phúc khí dồi dào, 3 con giáp tiền bạc vô biên, cực kỳ may mắn Trong 6 ngày tiếp theo, 3 con giáp này hãy chuẩn bị tinh thần bước qua giai đoạn mới thăng hoa, sự nghiệp ổn định, tài vận cũng bắt đầu dồi dào. Tuổi Hợi 6 ngày tới chính là lúc tuổi Hợi gặp được nhiều may mắn, cuộc sống không chỉ có thần tài chiếu cố mà còn có quý nhân phù trợ,...