Lượm lặt chuyện vui của giáo viên dạy văn
Dạy Văn vốn không dễ, sự cụ thể hóa đôi khi gây phản cảm. Có cô giáo giảng “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần” thì giáo án phác lên bảng hình ảnh cặp đỏ chót đầy gợi cảm.
Đó là những chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Hóa, người có 40 năm kinh nghiệm trong nghề dạy Văn ở Hà Nội. Cô Hóa đã có những tâm sự về các tình huống giáo viên gặp lỗi chuyên ngành, sau sự việc cô giáo vụ món “ canh gà Thọ Xương” bị hiểu nhầm:
Tôi hay tìm đọc các bài trên mạng, những mẩu chuyện liên quan đến giáo dục. Chuyện “canh gà Thọ Xương” có thể coi như một “tai nạn nghề nghiệp” ngoài ý muốn. Tôi nghĩ, không ai từng học chuyên ngành văn mà lại hiểu ấu trĩ như vậy, đến mức dư luận vừa “phán quyết” cô giáo khiến cô bị sốc phải nhập viện. Tin chắc cô giáo Thủy không thể có sơ suất trong nhận thức, cảm thụ trong trường hợp này. Có chăng do học sinh lơ là chểnh mảng, về nhà bị bố mẹ “truy hỏi” cứ đổ lỗi là “cô con giảng như thế”. Mong cô giáo sớm bình tâm, vượt qua “tai nạn” này, sớm trở lại với công việc mà mình tâm huyết.
Là người công tác trong ngành giáo dục, có dịp đi nhiều trường, dự nhiều tiết dạy văn, nhân đây, tôi xin mạnh dạn nêu lên một vài mẩu chuyện “vui” mà tôi lượm lặt được qua những lần dự giờ giảng Văn. Thú thực, nghe thầy cô giảng đưa ra các tình huống, hình ảnh, ngồi dự giờ phía dưới, chúng tôi lặng người, không biết xử trí ra sao.
Một giáo viên khi giảng bài thơ Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu, vào đầu bài thơ có đoạn: “Tháng năm ơi, có thể nào quên/Hàng bóng cờ tang thắt dải đen”, thầy giáo thao thao bất tuyệt: “Tháng năm có ngày sinh nhật Bác, tháng năm mùa hoa phượng đỏ, tháng năm…”
Trời ạ! Tháng năm đây đâu phải là tháng trình tự trong một năm, mà là năm tháng, là quãng thời gian đau thương trước một tổn thất lớn của dân tộc.
Dạy và học Văn vốn là câu chuyện muôn thuở. Tuy nhiên, khi học sinh ngày càng tiếp cận với công nghệ, với các phương pháp học trên thế giới thì thầy cô cũng cần đổi mới một cách hợp lý để bài giảng thú vị hơn. Ảnh minh họa – Hình về tuổi học trò nghịch ngợm của clip Kính vạn bông.
Lại một lần khác, cô giáo giảng bài Vội vàng của Xuân Diệu. Đến đoạn có câu thơ: “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”, giáo án điện tử của cô phác lên bảng hình ảnh cặp môi thiếu nữ đỏ chót đầy gợi cảm. Nhưng chi tiết đó lại hết sức phản cảm.
Với bài ca dao: “Ước gì sông rộng một gang/Bắc cầu dải yếm cho nàng sang chơi”, giáo viên cũng tìm tòi, làm giáo cụ trực quan, và giáo án điện tử của cô cũng đưa lên bằng hình ảnh một dòng song nhỏ với chiếc yếm vắt ngang sông.
Video đang HOT
Buồn thế. Một ước nguyện trong tâm tưởng về tình yêu đẹp thế, hay thế, tài thế của nhân dân ta xưa, sao lại cụ thể hóa, vật chất hóa sống sượng như vậy được.
Chưa hết, trong bài thơ Thề non nước của thi sĩ Tản Đà, ở hai câu thơ: “Non cao tuổi vẫn chưa già/ Non thời nhớ nước, nước mà quên non”, một giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu câu thơ bằng cách ngắt nhịp: “Non cao tuổi/vẫn chưa già”. Cao tuổi thì già quá đi rồi còn gì chứ?
Câu thơ này còn có cách chơi chữ. Ca dao có câu: “Trăng bao nhiêu tuổi trăng già/Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non”.
Nếu muốn ngắt nhịp câu thơ trên thì phải dùng nhịp 2-4: “Non cao/ tuổi vẫn chưa già”. Bởi đây là lời nhắn gửi, trách móc nhẹ nhàng trong tình yêu lứa đôi.
Dạy văn là một công việc khó, nhất là trong tình trạng bây giờ, không mấy học sinh thích học môn Văn. Vì vậy, giáo viên cần thận trọng trong câu chữ, phải kiểm soát được cảm xúc của mình để có thể đọng lại trong các em những điều cần thiết.
THỦY NGUYÊN
Theo Infonet
Vụ món 'canh gà Thọ Xương': 'Búa rìu' ném quá vội
"Ngày xưa anh em tôi cười ngất vì một cách lý giải của bạn tôi: Mụ trời đánh một hồi chuông, Canh gà ăn phải mắc xương nhiều lần. Nay tôi đã rời ghế nhà trường được 35 năm rồi. Không ngờ nay có cô giáo bị hóc xương thật".
Ngay sau bài báo phụ huynh phê phán cô giáo cho điểm 8 đối với bài tập trong đó có câu học sinh viết món "canh gà Thọ Xương", không chỉ các giáo viên mà ngay cả học sinh trong trường THPT Lômônôxốp cũng lên tiếng bảo vệ cô giáo Hà Thị Thu Thủy. Tuy nhiên, trước búa rìu dư luận, cô giáo trẻ đã viết đơn xin nghỉ việc (thầy hiệu trưởng xác nhận nhà trường chưa quyết định điều này), và sau đó thì phải nhập viện.
Món "canh gà Thọ Xương" trong bài văn khiến dư luân ban đầu nhanh chóng phê phán cô giáo.
Trong hàng loạt ý kiến gửi đến về vấn đề này, đa số các em học sinh, phụ huynh... đều cho rằng đây chỉ là một sơ suất nhỏ, lớp đông, cô giáo không thể sửa hết cho từng bài (dù cô đã có nói rằng bài làm thế là sai). Mọi người cũng cho rằng, đây chẳng qua là "chuyện làm quá lên", thậm chí, cũng có những người bày tỏ ý kiến phụ huynh cũng nên xem xét lại chứ không chỉ đổ lỗi cho giáo viên.
"Chuyện bé xé ra to"
Độc giả Thanh Tây Nguyen (ở địa chỉ email Thanh...@yahoo.com.vn) kể lại: "Ngày xưa học đọc đến đoạn: Tiếng chuông Thiên Mụ, Canh gà Thọ Xươnganh em tôi cười ngất vì một cách lý giải của bạn tôi rất đặc biệt là: Mụ trời đánh một hồi chuông, Canh gà ăn phải mắc xương nhiều lần. Nay tôi đã rời ghế nhà trường được 35 năm rồi. Không ngờ nay có cô giáo bị hóc xương thật. Cuộc đời ai hoàn mỹ trọn đời nên những phụ huynh đã dùng búa rìu không đáng với cô giáo nên xem lại mình. Đừng để một nhân tài - một nhân cách phải ngậm ngùi với sai sót nhỏ vì không trực tiếp chỉnh sửa trên từng trang vở của học sinh. Hãy lấy câu: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" mà rèn tư tưởng của mỗi chúng ta và biết ơn thầy cô giáo các phụ huynh ạ!"
Anh Nguyễn Bá Phước (email Nguyenbaphuoc...@yahoo.com) cũng bày tỏ sự cảm thông: "Có lẽ, đây là một sơ xuất nhỏ trong nghề của cô giáo trẻ mà thôi. Sự thật không như đến mức mà dư luận, các trang xã hội đã thổi phồng, chuyện nhỏ xé làm to và sai lệch sự thật. Đây có thể là một điều không may đối với cô Thủy. Cô không nghĩ trường hợp lại trầm trọng như thế này. Nhà trường nên giữ cô lại và động viên cô. Giáo viên trẻ tài năng, nhưng có lẽ kinh nghiệm về nghề nghiệp chưa nhiều nên đã xảy ra trường hợp như vậy".
Bạn Hoàng Trọng Kiên (email Hoang...@ymail.com) cũng cho rằng việc đưa cô giáo lên bài báo là quá khắt khe: "Nghề giáo viên một nghề đáng kính và đáng tôn trọng. Tôi thấy là việc chấm bài của cô Thủy là một cách sơ suất nhưng lại được mọi người đưa lên trên các trang mạng phê phán một cách quá khắt khe và những người bình luận lại không hề đặt mình vào vị trí của cô lúc này".
"Sao không ai hiểu cho nếu như một cô giáo có thành tích thuộc lại ưu như vậy là một cô giáo có tài năng, và có khả năng như vậy lại bị như vậy. Tôi mong tất cả hãy bỏ qua những gì mà những ngày qua dư luận đã bàn luận một cách khắt khe để cô giáo Thuỷ có thể yên tâm quay trở lại với công việc, quay trở lại với chính con người mình, quay trở lại với nghề giáo viên đầy tự hào và trân trọng nay. Chúc cô Thuỷ sớm bình phục và trở lại với công việc của mình".
Bạn Huỳnh Duyên (email E_meo...@yahoo.com) cũng khẳng định vấn đề bị làm quá: "Thuỷ là một giáo viên có tâm huyết với nghề đó là một sự thật hiển nhiên nhưng dư luận không nên thổi phồng vấn đề quá. Phải chăng nên dành cho cô Thuỷ những tình cảm thay vì những trận "búa, rìu" như thế.
Không một ai hoàn hảo, cần phải trải qua thời gian rèn luyện, bạn có bao giờ đặt mình vào vai trò của một người nhà giáo hay chưa? Những ai đã và đang trở thành một giáo viên chắc hẳn sẽ hiểu tình cảnh của cô Thuỷ. Phải chăng chúng ta nên xét lại! Bản thân tôi thật sự hi vọng cô Thuỷ có thể vượt qua khó khăn sớm trở lại bục giảng".
Học sinh tìm lại công bằng cho cô giáo.
Phụ huynh cũng nên xem lại
Không chỉ bày tỏ sự cảm thông cho cô giáo trẻ, nhiều người cũng có rằng phụ huynh cũng cần xem xét lại.
Bạn Toàn (email Phan_minh..@yahoo.com) chia sẻ: "Những ngày qua mình đã đọc về việc của cô Thủy. Theo mình có 2 vấn đề, một là khi chấm bài cô Thủy đã sơ ý vì không để rõ sai chỗ nào để nhìn vào phụ huynh hiểu sai chỗ nào và câu nào là có điểm.
Để con mình không bị sai hay mắc sai lầm, thì phụ huynh xem lại cách yêu thương của con mình. Không ai là không thương con mình cả, nhưng thương cách nào mà nó trở thành người có ích thì hãy làm cha mẹ. Vấn đề là phụ huynh thôi".
Bạn Phạm Kim Ngân (email Ngan...@yahoo.com.vn) dù còn là học sinh nhưng cũng có ý kiến rất sắc sảo: "Là một học sinh cấp 3 ở TP.HCM. Tuy tôi không được học cô Thủy dạy học nhưng tôi tin với trình độ chuyên môn của cô Thủy thì không thể nào mà không biết về bốn câu thơ trên, mà lại đi dạy sai cho học sinh.
Các em học sinh lớp 7 thì còn rất nhỏ nhiều khi gần tới giờ ra về nên không sửa bài đó cũng là chuyện thường. Các bậc cha mẹ thì đừng nên cứ nghe con mình nói một phía mà hãy xem xét lại. Đừng mãi bắt lỗi của người khác.
Trong cuộc sống thì ai cũng đều một lần sai lầm và đừng nhìn vào đó mà đánh giá một con người, hủy đi danh dự của người khác. Mà hãy xem lại con của cưng của quý phụ huynh. Không hiểu rõ thì đừng kết tội ai. Mong là cô Thủy sẽ sớm vượt qua cú sốc này và trở lại giảng đường hãy sống và bước đi trên dư luận. Đừng dựa vào dư luận mà sống".
THỦY NGUYÊN
Theo Infonet
Những bài văn 'bá đạo': Đề mở vô tư, chấm vô cảm Thời gian gần đây, dư luận lên tiếng trước những bài văn sai kiến thức vẫn được điểm cao hay đề văn quá mở đến mức quá đà. Điều này một lần nữa đặt lại vấn đề cách dạy, học và chấm bài môn văn hiện nay. Đề "mở" bao nhiêu cho vừa ? Một bài văn học sinh bàn về "canh gà...