Luật sư tố Mỹ xem bà Mạnh Vãn Châu như ‘con bài để đàm phán’
Phiên tòa xét xử việc dẫn độ CFO Huawei tiếp tục căng thẳng khi luật sư tố cựu tổng thống Mỹ dùng vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu làm điều kiện đàm phán.
Theo SCMP , tranh luận tại buổi hầu tòa ngày 9/8, luật sư của bà Mạnh Vãn Châu, Richard Peck tố cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng dùng con gái chủ tịch Huawei như một điều kiện trong cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Bà Mạnh Vãn Châu xuất hiện tại tòa hôm 5/8.
Lập luận của Richard Peck dựa trên những lần ông Donald Trump phát biểu trước báo giới sau ngày 1/12/2018, thời điểm phía Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu tại sân bay Vancouver. Theo đó, cựu tổng thống Mỹ không giấu ý định can thiệp vào vụ việc nếu điều này có lợi cho cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.
“Ông ta xem bà Mạnh như điều kiện đàm phán, con bài để mặc cả. Biến sự tự do của bà thành một phần thỏa thuận kinh tế. Đó là định nghĩa của tiền chuộc”, Richard Peck nêu ý kiến trước tòa. Luật sư cũng cho rằng việc dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ là hành động “trái ngược với giá trị của Canada” và quy định pháp luật.
Một luật sư khác mô tả cuộc sống của CFO Huawei đã “thay đổi mãi mãi” sau vụ bắt giữ. Bà bị bêu xấu trên toàn cầu, buộc phải sống trong những điều kiện bảo lãnh “tồi tệ”, giống như một án tù giam lỏng, xa chồng và bốn người con.
Peck nêu lại quan điểm cho rằng hành động bắt giữ Mạnh Vãn Châu vi phạm trình tự thủ tục tố tụng. Từ đó, ông đề nghị tòa án Canada ngừng thực hiện yêu cầu dẫn độ của phía Mỹ.
Video đang HOT
Đáp lại, các luật sư đại diện cơ quan hành pháp Canada cho rằng lập luận từ đội ngũ bảo vệ bà Mạnh không đưa ra được bằng chứng cho thấy Mỹ có hành động sai trái trong yêu cầu dẫn độ. Ngay cả khi hồ sơ vụ án thiếu sót thì cũng không có lý do đảo ngược quy trình dẫn độ.
Bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính Huawei và là con gái của nhà sáng lập Nhậm Chính Phi, bị bắt tại sân bay Vancouver vào cuối năm 2018 theo yêu cầu từ Mỹ.
Chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Huawei sử dụng một công ty bình phong tại Hong Kong có tên là Skycom để bán thiết bị cho Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Họ tố bà Mạnh đã đánh lừa ngân hàng HSBC về các giao dịch ở Iran.
Trong những phiên tranh luận trước đây, luật sư yêu cầu trả tự do cho bà Mạnh vì bị nhân viên Cơ quan An ninh Biên giới Canada đã bắt giữ và thẩm vấn mà không có người bảo vệ về mặt pháp luật.
Hôm 5/8, tòa án tại British Columbia (Canada) mở lại vụ việc dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu sang Mỹ. Dự kiến phiên xét xử kéo dài đến 20/8, trước khi Chánh án Heather Holmes đưa ra quyết định cuối cùng.
Luật sư nói gì trước phiên toà của 'công chúa' Huawei Mạnh Vãn Châu?
Dự kiến phiên toà liên quan đến vụ kiện của Giám đốc tài chính toàn cầu (CFO) của Huawei sẽ diễn ra vào cuối tháng 3 tại Canada, sau 2 năm kéo dài tính từ thời điểm bà Mạnh Vãn Châu bị bắt giữ tại Canada.
Luật sư Gary Botting trao đổi trực tuyến từ Canada
Ông Gary Botting, một luật sư độc lập của Canada đã trao đổi trực tuyến với báo chí liên quan đến vụ kiện và phiên toà sắp tới của bà Mạnh Vãn Châu:
*Ông nhận định về khả năng bà Mạnh có thể thắng lợi trong phiên toà sắp tới như thế nào, vì những lần điều trần trước thì kết quả bất lợi nghiêng về phía bà Mạnh nhiều hơn?
Luật sư Gary Botting : Các phiên toà liên quan đến dẫn độ thường rất phức tạp với nhiều ý kiến khác nhau. Hiện tại, đội ngũ luật sư của bà Mạnh đang cố gắng đưa ra những lập luận để có thể loại bỏ, chấm dứt đề nghị dẫn độ từ phía Mỹ. Việc bảo vệ quyền lợi của bà Mạnh sẽ tập trung vào các luận điểm: sự việc diễn ra tại Hong Kong với ngân hàng HSBC của Anh, sử dụng đồng USD Mỹ. Giao dịch liên quan đến 1 ngân hàng của Anh với đồng đô la Hong Kong cần phải chuyển sang giao dịch thành đồng USD Mỹ.
Theo kinh nghiệm từ các vụ dẫn độ tôi từng thực hiện, hơn 90% các vụ dẫn độ giữa Canada và Mỹ, thường Mỹ đưa ra đề nghị và phía Canada sẽ thực hiện. Nhưng nếu như phía Canada xem xét vụ việc và quyết định mình không có thẩm quyền với vụ việc này, thì sẽ không xảy ra thoả thuận dẫn độ. Về cơ bản nguyên tắc, bên yêu cầu dẫn độ phải chứng minh được cho bên được yêu cầu rằng hành vi cần dẫn độ cũng là hành vi vi phạm pháp luật của nước sở tại.
Ngoài ra, một lập luận nữa là khả năng bà Mạnh có thể nhiễm Covid-19 từ những người bảo vệ mà chính quyền giao trọng trách giám sát các hoạt động của bà. Đây cũng là cơ sở để bà Mạnh cũng như các luật sư của mình đề nghị để có thể nộp tiền đặt cọc để có thể tại ngoại. Trên thực tế, bà Mạnh, theo quan điểm của tôi không có tội gì cả và không cần đeo vòng điện tử để giám sát di chuyển.
*Cuối năm 2020, có thông tin rằng đoàn luật sư của bà Mạnh và nhà chức trách Mỹ thảo luận để bà Mạnh nhận tội, đổi lại bà Mạnh có thể được trả tự do để trở về Trung Quốc. Ông nhận định thế nào về thông tin này?
Luật sư Gary Botting : Tôi không tin vào bất kỳ thỏa thuận nào, vì trong trường hợp thẩm phán không đồng ý thì thoả thuận đó cũng không được thực hiện. Trước vụ kiện của bà Mạnh, từng có trường hợp của một CEO người Belarus cũng đã đi đến thoả thuận đàm phán giải quyết vụ việc, nhưng cuối cùng ông này đã phải ngồi tù 1 năm. Nếu bà Mạnh chấp thuận thoả thuận, bà ấy sẽ có tiền án tiền sự và có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai và có thể không có cơ hội quay lại Mỹ, hoặc Canada.
Chính vì vậy thì cá nhân tôi khuyến nghị bà Mạnh không nên chấp nhận thỏa thuận. Bà Mạnh có cơ sở mạnh để chứng minh, để khẳng định rằng Mỹ không có thẩm quyền trong những vụ việc này. Nếu Canada thực hiện dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ, Canada sẽ vi phạm luật pháp quốc tế.
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu
*Những nhận định ông đưa ra từ đầu đến giờ có vẻ rất lạc quan, đâu là cơ sở cho sự lạc quan này?
Luật sư Gary Botting: Câu hỏi là chúng ta sẽ có những nhận định tích cực hay là tiêu cực đối với kết quả của bà Mạnh. Đương nhiên qua quan sát của tôi hiện tại thì về cơ bản là tiêu cực, các thẩm phán của tòa Canada hiện tại là vẫn lưỡng lự trong việc đưa ra bác bỏ cáo buộc đối với bà Mạnh. Thực ra thì bây giờ vẫn chưa rõ liệu là sẽ có thỏa thuận về việc bác bỏ, gỡ bỏ cáo buộc với bà Mạnh hay không.
Hiện tại, như tôi quan sát thì đội ngũ pháp lý của bà Mạnh vẫn chưa đưa ra được các lý do hợp lý để thuyết phục các thẩm phán của phía Canada tiến tới việc bác bỏ cáo buộc chống lại bà Mạnh. Sau cùng, những việc này sẽ được đưa lên Bộ trưởng Tư pháp Canada.
Ông Bộ trưởng sẽ phải xem xét trên nhiều yếu tố, ví dụ như là có yếu tố vi phạm luật quốc tế hay không, liệu có vấn đề chính trị hóa vụ việc hay không, trước khi đưa ra quyết định. Còn hiện nay, câu chuyện vẫn dừng lại ở tòa án, với mấu chốt là đang xác định liệu các cáo buộc đối với bà Mạnh có phải là hành vi vi phạp luật pháp của Canada hay không .
Cũng có khả năng là tòa án sẽ quyết định là những cáo buộc, những hành vi của bà Mạnh không phải hành vi vi phạm pháp luật, toà có thể sẽ khuyến nghị cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định đồng ý đề nghị dẫn độ của phía Mỹ, phía đoàn luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà Mạnh có thể đệ đơn lên Bộ trường Bộ Tư pháp và kháng nghị quyết định của ông này đưa ra.
Bà Mạnh Vãn Châu bị Canada bắt giữ hồi tháng 12.2018 theo cáo buộc của Mỹ cho rằng đã phạm tội gian lận để lách lệnh trừng phạt chống Iran. Sau khi bị bắt, bà Mạnh được bảo lãnh tại ngoại, trở về tạm trú tại biệt thự ở Vancouver. Trong thời gian tại ngoại, bà Mạnh Vãn Châu chịu sự giám sát của các nhân viên an ninh vào ban ngày, phải tuân thủ một lệnh giới nghiêm và đeo vòng định vị GPS.
Tháng 5.2020, một thẩm phán Canada đã ra phán quyết cho rằng hành vi "lừa gạt ngân hàng" mà Mỹ cáo buộc bà Mạnh Vãn Châu cũng là hành vi phạm pháp tại Canada. Cuối tháng 6.2020, Tòa án tối cao bang British Columbia của Canada thông báo các phiên tòa xem xét dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu sang Mỹ sẽ kéo dài đến cuối tháng 4 năm nay.
'Công chúa Huawei' bắt đầu chuỗi ngày đấu tranh tại tòa án Tại phiên tòa, luật sư của giám đốc tài chính Huawei cho rằng phía Mỹ đã ngụy tạo hồ sơ sai lệch về vụ việc bà Mạnh Vãn Châu. Phiên tòa để xét xử việc dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính Huawei sang Mỹ bắt đầu tại British Columbia (Canada), rạng sáng 5/8 theo giờ Việt Nam. Bà Mạnh...