Luật Giáo dục đại học mới: Khuyến khích các trường sáp nhập thành đại học đa lĩnh vực

Theo dõi VGT trên

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục Đại học mới đã khuyến khích các trường lớn có tiềm lực sáp nhập thành những đại học lớn, hoặc 1 số trường trong cùng 1 nhóm ngành, địa phương kết với nhau thành những đại học lớn đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục Đại học đã được Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước ký lệnh Công bố ngày 11/12.

Phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT để hiểu rõ hơn về những điểm mới khi triển khai Luật.

Luật Giáo dục đại học mới: Khuyến khích các trường sáp nhập thành đại học đa lĩnh vực - Hình 1

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng

Luật Giáo dục đại học sửa đổi bổ sung vừa thông qua có những thay đổi gì so với Luật GD Đại học hiện hành thưa bà?

Luật Giáo dục đại học sửa đổi bổ sung vừa được Quốc hội thông qua có 4 nhóm chính sách mới. Chính sách lớn nhất, bao trùm lên toàn bộ các vấn đề được sửa đổi bổ sung là mở rộng tự chủ và nâng cao tự chủ của toàn hệ thống. Cùng với nâng cao tự chủ là những chính sách đi kèm theo là đổi mới quản trị ĐH, kiện toàn Hội đồng trường.

Trong đó HĐT phải là cơ quan quyền lực cao nhất của trường ĐH, có toàn quyền quyết định về nhân sự chủ chốt (Hiệu trưởng), chiến lược phát triển của nhà trường cũng như các chủ trương đầu tư lớn. Là cơ quan đại diện cho chủ sở hữu (các ĐH công lập), tiếp nhận quyền tự chủ từ nhà nước để triển khai tự chủ ở các cơ sở GD ĐH.

Đồng thời, trên cơ sở đó, các trường cũng phải ban hành các quy định, quy chế nội bộ của mình để thực hiện công khai minh bạch trong toàn trường cũng như để xã hội giám sát.

Luật lần này cũng chú trọng phát triển hệ thống, đặc biệt là khuyến khích các trường lớn có tiềm lực sát nhập thành những đại học lớn, hoặc 1 số trường trong cùng 1 nhóm ngành, địa phương kết với nhau thành những đại học lớn đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.

Với cơ chế đó, các trường cũng có thể hỗ trợ cộng lực nhau trong phát triển nâng cao tính cạnh tranh của ĐH Việt Nam với thế giới.

Dự thảo cũng chú trọng phát triển hệ thống đại học tư thục và các đại học tư thục được phát triển bình đẳng gần như là toàn bộ với các trường công lập. Đặc biệt là các hoạt động về chuyên môn.

Lộ trình tự chủ của các trường đại học vẫn chậm so với kỳ vọng, lộ trình này sẽ mở và được đẩy nhanh ra sao với việc Luật GD ĐH có hiệu lực chính thức từ 1/7/2019?

Với chính sách bao trùm là tự chủ, thì cơ chế tự chủ cao từ gói gọn trong 5 ĐH và 23 trường thí điểm sẽ mở rộng cho toàn hệ thống.

Nhìn chung, chúng tôi thấy các trường rất trông đợi Luật được thông qua. Khi Luật chính thức có hiệu lực, các trường sẽ có điều kiện phát huy sự năng động sáng tạo của mình trong tất cả các phương diện hoạt động: học thuật, tài chính, nhân sự làm sao cho hiệu quả nhất để phục vụ cho chính sách chất lượng phát triển của nhà trường để cạnh tảnh trong toàn hệ thống và với quốc tế.

Với các điều khoản mới trong Luật ĐH lần này, sẽ giảm đáng kể thời gian về thủ tục hành chính. Trước đây là phải báo cáo, đăng ký, đợi sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được mở ngành đào tạo, tuyển dụng bổ nhiệm nhân sự cấp cao.

Nay trường sẽ được quyết ngay sau khi mình có đủ điều kiện. Đó là những cơ chế thúc đẩy cho hệ thống phát triển.

Luật GD ĐH mới sẽ cho phép các trường ĐH được mở ngành ở tất cả các trình độ trên cơ sở các điều kiện. Vậy, chúng ta sẽ kiểm soát việc này như thế nào?

Nói là các trường được tự chủ mở ngành, có nghĩa là các trường được tự quyết định việc mở ngành mà không phải xin phép hay đăng ký cơ quan quản lý về chuyên môn như trước đây. Còn các điều kiện mở ngành, tiêu chuẩn chất lượng để mở ngành thì Luật vẫn phải giữ. Thậm chí còn phải quy định chặt chẽ hơn.

Những tiêu chuẩn mở ngành như căn cứ vào nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường, nội lực của nhà trường (hệ thống giáo viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo) cho ngành đó như thế nào. Rồi căn cứ vào sự chấp nhận của xã hội cho ngành đó đối với sản phẩm của nhà trường. Tức là tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của trường đó trong những năm trước ra sao thì mới có thể được mở ngành mới…

Như vậy tiêu chuẩn chất lượng vẫn giữ nguyên. Nếu trường đủ điều kiện mở ngành về chương trình, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thì sẽ được mở ngành.

Nhưng điều kiện để trường tự quyết định cũng được nâng cao hơn. Trước đây, cũng cơ quan thẩm quyền kiểm duyệt. Nay cơ quan thẩm quyền không cấp phép nữa, nhưng các trường phải chứng minh nội lực của mình. Ví dụ, trường phải được kiểm định rồi, thì mới được mở các ngành của trình độ ĐH. Ngành đào tạo của trình độ ĐH phải được kiểm định rồi thì mới được mở các ngành đào tạo thạc sĩ tương ứng. Ngành đào tạo thạc sĩ được kiểm định rồi mới được mở ngành tiến sĩ phù hợp. Đó là những cơ chế để kiểm định chất lượng.

Ngoài ra, việc mở ngành còn phải do Hội đồng trường quyết định. Mà Hội đồng trường trường theo quy định mới, không chỉ những người trong trường mà còn cả những người ngoài trường với tỷ tệ tối thiểu là 30% là các nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học, các cơ quan của tổ chức khác.

Những người này sẽ xem xét việc xã hội có cần ngành học đó hay không, điều kiện đảm bảo chất lượng của trường có đủ đáp ứng yêu cầu đào tạo của ngành học đó hay không. Điều đó có nghĩa rằng, nhà trường phải cân nhắc tới năng lực của mình có đáp ứng được yêu cầu đào tạo đó không.

Theo quy định, Luật GD ĐH sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2019 tới đây. Vậy, Bộ GD & ĐT đã chuẩn bị cho việc này như thế nào?

Thực tế ngay khi dự thảo sửa Luật, chúng tôi cũng đã chuẩn bị danh mục các văn bản hướng dẫn luật. Hiện nay để hướng dẫn luật sửa đổi bổ sung một số luật, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng hai Nghị định hướng dẫn trực tiếp, đó là Nghị định hướng dẫn chung Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GD ĐH và Nghị định riêng hướng dẫn về tự chủ Đại học.

Hiện nay cả 2 nghị định đều có dự thảo. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng rà soát lại tất cả các quy chế đào tạo như đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm, trình độ thạc sĩ, văn bằng 2…tất cả những quy chế đào tạo đều phải rà soát, điều chỉnh để phù hợp với những quy định mới nhất của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của luật GD ĐH với tinh thần trao quyền tự chủ cho các trường ĐH.

Trong quá trình làm Luật, suốt thời gian qua, hầu hết các trường ĐH đều đã đồng hành với Ban soạn thào trong quá trình sửa đổi, bổ sung lấy ý kiến đóng góp. Các trường ĐH đều đã nắm được nội dung, tinh thần của những điều chỉnh lần này. Có thể nói họ đã sẵn sàng cho triển khai Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GD ĐH.

Tới khi Luật chính thức có hiệu lực vào 1/7/2019, thì các văn bản dưới Luật đi kèm của bộ, các Điều lệ quy định của nhà trường cũng sẽ sẵn sàng để triển khai, áp dụng Luật chính thức.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Trung Nghĩa

Theo Dân trí

Trường đại học được tự quyết mức học phí, công khai khi tuyển sinh

Đây là một quy định mới thể hiện nội dung tự chủ đại học được thể hiện trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục Đại học đã được Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước ký lệnh Công bố vừa qua...

Sáng nay 11/112, giới thiệu về nội dung luật tại cuộc họp báo công bố, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An nhấn mạnh bối cảnh, sau 5 năm thi hành, luật Giáo dục đại học (GDĐH) năm 2012 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, trở thành những điểm nghẽn, là nút thắt cần phải giải quyết để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH.

Trường đại học được tự quyết mức học phí, công khai khi tuyển sinh - Hình 1

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An giới thiệu nội dung tại buổi họp báo công bố luật

Hệ thống đại học tiệm cận quốc tế

Theo đó, luật được sửa lần này tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng GDĐH, đảm bảo sự hội nhập quốc tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ trưởng Lê Hải An lưu ý, luật quy định rõ hệ thống cơ sở GDĐH gồm đại học và trường đại học, tiệm cận với thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam, khắc phục một số vấn đề bất cập nhưng vẫn đảm bảo ổn định hệ thống để phát triển. Luật cũng làm rõ vấn đề sở hữu, tạo sự bình đẳng giữa cơ sở GDĐH công lập và tư thục và thúc đẩy sự phát triển của đại học tư thục.

Luật cũng mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học trong toàn hệ thống, trong đó, quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH trong việc xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở GDĐH nhưng vẫn đảm bảo sự kiểm soát hợp lý chất lượng đào tạo, chú trọng quản lý đối với các ngành liên quan đến sức khoẻ, đào tạo giáo viên, an ninh, quốc phòng.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT lưu ý quy định về Hội đồng trường. Theo ông, với luật mới, Hội đồng trường có thực quyền trong việc quyết định về tổ chức bộ máy, quyết định nhân sự, tiêu chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tiêu chuẩn giảng viên theo quy định. Hội đồng trường thực hiện chức năng quản trị trường, quyết định định hướng phát triển trường, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính... Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý, điều hành hoạt động của trường theo quy định của pháp luật và theo quyết nghị của Hội đồng trường... phù hợp với thông lệ quốc tế.

Công khai tỷ lệ việc làm của sinh viên mỗi trường đại học sau tốt nghiệp

Về vấn đề tự chủ đại học, luật đổi mới cơ chế quản lý tài chính, tài sản đảm bảo thông thoáng, hiệu quả, phù hợp với từng loại hình cơ sở GDĐH để tạo điều kiện cho các trường thực hiện tự chủ. Theo đó, cơ sở GDĐH có quyền tự chủ xây dựng và quyết định mức học phí, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo và công bố công khai khi tuyển sinh.

Nhà nước phân bổ ngân sách và nguồn lực cho GDĐH theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên và hình thức khác. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở GDĐH, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao.

Luật đổi mới quản lý đào tạo để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế thông qua việc xây dựng một số khái niệm tương đồng với quốc tế, xây dựng các chuẩn GDĐH như chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên, chuẩn cơ sở... tạo không gian thống nhất trong toàn hệ thống GDĐH Việt Nam, phù hợp với xu hướng quốc tế, đảm bảo chất lượng đào tạo, thúc đẩy việc công nhận văn bằng, tín chỉ giữa các trường trong khu vực và trên thế giới.

Thứ trưởng Lê Hải An nhấn mạnh, căn cứ vào kết quả kiểm định, năng lực của trường và nhu cầu xã hội, các trường có quyền tự chủ mở ngành, tuyển sinh, tổ chức đào tạo và cấp bằng...

Hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục được quy định với trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan, quy định về cơ sở kiểm định độc lập và công khai kết quả kiểm định, tỷ lệ việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp để người học và xã hội lựa chọn.

Về đổi mới quản lý nhà nước trong điều kiện tự chủ đại học, việc này được thực hiện thông qua các công cụ quản lý như quy hoạch mạng lưới, ban hành chính sách, chiến lược, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về GDĐH; ban hành hệ thống chuẩn chất lượng, diều kiện đảm bảo chất lượng... để các trường chủ động thực hiện.

Trường đại học có trách nhiệm minh bạch thông tin và thực hiện trách nhiệm giải trình theo quy định. Cơ quan quản lý nhà nước quản lý theo pháp luật, quy chuẩn chất lượng; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong GDĐH theo quy định.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, hiện Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng 2 Nghị định hướng dẫn thực hiện luật, dự kiến tháng 5/2019 sẽ ban hành, để thực thi luật từ 1/7/2019.

P. Thảo

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đoạn camera đau lòng đang được chia sẻ trên MXH: Người phụ nữ bị chồng đánh dã man, các con ôm mẹ gào khócĐoạn camera đau lòng đang được chia sẻ trên MXH: Người phụ nữ bị chồng đánh dã man, các con ôm mẹ gào khóc
08:17:15 24/02/2025
Khệ nệ bụng bầu bay hàng ngàn cây số, "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bị người tình U70 đối xử phũ phàng?Khệ nệ bụng bầu bay hàng ngàn cây số, "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bị người tình U70 đối xử phũ phàng?
06:16:21 24/02/2025
Phim Hàn hay tới độ rating tăng 117% chỉ sau 1 tập, nam chính đẹp hoàn hảo tuyệt đối từ gương mặt đến bodyPhim Hàn hay tới độ rating tăng 117% chỉ sau 1 tập, nam chính đẹp hoàn hảo tuyệt đối từ gương mặt đến body
06:53:42 24/02/2025
Ngày đầu tiên sau đám cưới con trai, mẹ tôi gọi thông gia sang nhận lại con dâu vì dám đưa ra yêu cầu ngang ngượcNgày đầu tiên sau đám cưới con trai, mẹ tôi gọi thông gia sang nhận lại con dâu vì dám đưa ra yêu cầu ngang ngược
05:47:34 24/02/2025
Đẳng cấp tuyệt đối của Triệu Lệ Dĩnh: Dương Mịch, Lưu Diệc Phi đều thua xaĐẳng cấp tuyệt đối của Triệu Lệ Dĩnh: Dương Mịch, Lưu Diệc Phi đều thua xa
05:57:43 24/02/2025
Công chúa đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc lộng lẫy đến phát sáng, đẳng cấp hàng đầu không ai dám chêCông chúa đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc lộng lẫy đến phát sáng, đẳng cấp hàng đầu không ai dám chê
06:48:29 24/02/2025
Bố bỏ rơi vợ con từ khi còn nhỏ, nay muốn sang tên cho tôi 2 căn nhà lớn cùng nhiều tài sản với điều kiện phải quay về nhận tổ quy tôngBố bỏ rơi vợ con từ khi còn nhỏ, nay muốn sang tên cho tôi 2 căn nhà lớn cùng nhiều tài sản với điều kiện phải quay về nhận tổ quy tông
05:54:39 24/02/2025
Mỹ nhân 10X hot nhất hiện tại bị đuổi khỏi showbiz sau khi đoạn clip kinh hoàng dài gần 2 phút bại lộMỹ nhân 10X hot nhất hiện tại bị đuổi khỏi showbiz sau khi đoạn clip kinh hoàng dài gần 2 phút bại lộ
06:21:23 24/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Anh nhấn mạnh lập trường về Ukraine ngay trước thềm chuyến thăm Mỹ

Thủ tướng Anh nhấn mạnh lập trường về Ukraine ngay trước thềm chuyến thăm Mỹ

Thế giới

10:08:58 24/02/2025
Tuy nhiên, thay vì có Ukraine và châu Âu cũng tham dự thì cả Nga và Mỹ - đã và đang xúc tiến các cuộc đàm phán đều khẳng định chưa phải thời điểm phù hợp để Kiev và Brussels tham dự.
Khởi tố nhóm thanh thiếu niên đánh người, cướp tài sản

Khởi tố nhóm thanh thiếu niên đánh người, cướp tài sản

Pháp luật

10:02:57 24/02/2025
Xảy ra mâu thuẫn trên mạng xã hội vì mua vợt cầu lông, 6 thanh thiếu niên đã có hành vi đánh người và gây sức ép nhằm chiếm đoạt tiền của bị hại.
Trung Quốc khoan sâu hơn 10.000 mét vào vào tâm trái đất

Trung Quốc khoan sâu hơn 10.000 mét vào vào tâm trái đất

Lạ vui

09:45:43 24/02/2025
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc vừa hoàn thành việc khoan giếng thẳng đứng sâu nhất châu Á, với độ sâu đạt 10.910 mét trong sa mạc.
Cuối tuần đến Tà Lài cắm trại, ngắm hoàng hôn

Cuối tuần đến Tà Lài cắm trại, ngắm hoàng hôn

Du lịch

09:34:42 24/02/2025
Đồng lúa Tà Lài nằm ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, ngay cạnh Vườn quốc gia Cát Tiên, là điểm đến thu hút du khách nhờ khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và độc đáo.
Hé lộ bí mật giữ kín hơn 60 năm của NSND Trà Giang

Hé lộ bí mật giữ kín hơn 60 năm của NSND Trà Giang

Tv show

09:33:46 24/02/2025
Trong chương trình Cine 7 - Ký ức phim Việt , NSND Trà Giang lần đầu chia sẻ nhiều kỷ niệm về quá trình đóng phim Chị Tư Hậu .
Thi thể người phụ nữ được bọc giấy bạc trong rẫy cao su Đồng Nai

Thi thể người phụ nữ được bọc giấy bạc trong rẫy cao su Đồng Nai

Tin nổi bật

09:33:33 24/02/2025
gười dân phát hiện thi thể người phụ nữ bị đốt cháy ở rẫy cao su cạnh quốc lộ 20 tại xã Phú Cường, huyện Định Quán, Đồng Nai.
Trở lại sau 10 năm dừng đóng phim, Đỗ Thị Hải Yến được chồng và 3 con ủng hộ

Trở lại sau 10 năm dừng đóng phim, Đỗ Thị Hải Yến được chồng và 3 con ủng hộ

Hậu trường phim

09:19:47 24/02/2025
Đỗ Thị Hải Yến đóng chính kiêm nhà sản xuất phim 1982 do Nguyễn Hoàng Điệp đạo diễn, đánh dấu sự trở lại của cô trên màn bạc sau 1 thập kỷ vắng bóng.
8 bến đỗ tiềm năng cho Pogba

8 bến đỗ tiềm năng cho Pogba

Sao thể thao

09:18:17 24/02/2025
Tháng trước, Pogba khiến CĐV Quỷ đỏ dậy sóng khi đăng bức ảnh hoạt hình khoác áo MU lên Instagram kèm dòng trạng thái ẩn ý: Hãy chờ xem điều gì sắp tới .
Vì sao 'hoa hậu 6 con' sở hữu 80.000m2 đất phải xin điện nước nhà hàng xóm?

Vì sao 'hoa hậu 6 con' sở hữu 80.000m2 đất phải xin điện nước nhà hàng xóm?

Sao việt

09:16:43 24/02/2025
Cuộc sống tự tại, gần gũi thiên nhiên nhưng khá bất tiện vì thiếu điện, nước. Oanh Yến phải xin câu điện từ hàng xóm, chỉ đủ thắp sáng 1-2 bóng đèn.
Sao Hoa ngữ 24/2: Uông Phong tiết lộ lý do ly hôn Chương Tử Di

Sao Hoa ngữ 24/2: Uông Phong tiết lộ lý do ly hôn Chương Tử Di

Sao châu á

08:50:52 24/02/2025
Uông Phong lần đầu tiết lộ sự thật về cuộc hôn nhân với Chương Tử Di; Triệu Kim Mạch bị yêu cầu rời làng giải trí khi diễn viên đóng thế cô suýt bị ô tô cán qua đầu.