Luật Giao dịch điện tử bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn
Luật Giao dịch điện tử hiện không còn đáp ứng yêu cầu thực tế như quy định chưa cụ thể về giá trị pháp lý, giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu, tính pháp lý và trường hợp áp dụng chữ ký điện tử.
Không theo kịp quá trình chuyển đổi số
Sáng nay 23/6, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo chuyên đề về “Giao kết hợp đồng, chữ ký, xác thực và thanh toán điện tử”.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết, qua gần 15 năm triển khai Luật Giao dịch điện tử, Chính phủ đã ban hành 12 Nghị định quy định, sửa đổi và văn bản hướng dẫn trong các hoạt động tài chính, bảo hiểm, thương mại điện tử, ngân hàng, chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Theo Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (Bộ TT&TT), Việt Nam hiện có hơn 1,4 triệu chứng thư số công cộng và hơn 220.000 chứng thư số chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động. Các giao dịch kê khai và nộp thuế điện tử, kê khai hải quan điện tử, kê khai BHXH điện tử đều được ký số, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, công sức của doanh nghiệp, người dân. Thống kê của Sách trắng Thương mại điện tử 2019 cho thấy, quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 đạt khoảng 7,8 tỷ USD. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Luật Giao dịch điện tử hiện đã bộc lộ những bất cập như: Thiếu nhất quán trong quy định chi tiết đối với thông điệp dữ liệu về định dạng, thời gian gửi, nhận, lưu trữ, chuyển đổi.. dẫn tới khó liên thông, công nhận lẫn nhau giữa các hệ thống; Thiếu quy định về xác thực danh tính điện tử đối với các cá nhân, tổ chức trong giao dịch điện tử.
Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định chưa cụ thể về giá trị pháp lý, giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu, tính pháp lý và trường hợp áp dụng chữ ký điện tử. (Ảnh minh họa: Internet)Có thể bạn quan tâm
Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận định, một số quy định Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đến nay không còn đáp ứng yêu cầu thực tế như quy định chưa cụ thể về giá trị pháp lý, giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu, tính pháp lý và trường hợp áp dụng chữ ký điện tử; đồng thời thiếu quy định về giao kết và hợp đồng điện tử.
Sửa đổi luật đáp ứng nhu cầu phát triển Chính phủ điện tử
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng yêu cầu các đại biểu và diễn giả tập trung tổng kết, đánh giá, chỉ rõ các nội dung của Luật Giao dịch điện tử cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng nhu cầu phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, kinh tế số và cuộc cách mạng 4.0.
Đại diện Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước khẳng định, chữ ký điện tử (chữ ký số) là một trong những công cụ đắc lực nhất cho phục vụ chuyển đổi số. Do đó, khuôn khổ pháp lý về chữ ký điện tử cần hướng đến hai tiêu chí là tập trung vào bối cảnh xung quanh công đoạn ký, làm rõ được danh tính, ý định ký và thao tác thêm chữ ký vào thông điệp dữ liệu của chủ thể; cân đối giữa rủi ro của giao dịch điện tử và tiện ích, chi phí với các chủ thể tham gia giao dịch.
Theo ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, chữ ký số nói riêng và chữ ký điện tử nói chung cần được mở rộng về phạm vi ứng dụng và quy mô xác thực quốc tế. Hiện nay, chữ ký số công cộng tại Việt Nam chưa liên thông, chưa xác thực chéo được với hệ thống chứng thực chữ ký số quốc tế và các nền tảng phổ biến, gây khó khăn trong giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho hay, thời gian qua Bộ TT&TT đã làm việc với một số bộ ngành, địa phương để tổng kết, đánh giá việc thi hành Luật Giao dịch điện tử. Hội thảo “Giao kết hợp đồng, chữ ký, xác thực và thanh toán điện tử” cùng với hội thảo chuyên đề “Các vấn đề về giá trị pháp lý, lưu trữ, an toàn bảo mật, trung gian và giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế tài chính” dự kiến được tổ chức ngày 2/7 tới để tiếp tục công tác tổng kết Luật Giao dịch điện tử.
Techcombank mời khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh vì điều chỉnh ngân hàng điện tử
Ngày 5.5.2020, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam đã thông tin trên website mời khách hàng ra giao dịch tại chi nhánh, trong thời gian tạm dừng hoạt động kênh ngân hàng điện tử để kiểm thử và điều chỉnh lỗi phiên bản nâng cấp.
Ngân hàng cho biết, tính năng trên F@st Mobile vẫn có thể bị gián đoạn trong ngày. Dịch vụ tiền gửi tại quầy được Techcombank miễn phí trong thời gian này. Techcombank cũng mong khách hàng thông cảm, nếu dịch vụ có thể chậm hơn thường lệ và làm kéo dài thời gian chờ đợi được phục vụ.
Trước đó, Techcombank thông báo sử dụng kỳ nghỉ lễ để nâng cấp hệ thống lên phiên bản mới từ 29/4/2020- 2/5/2020, nhằm mang lại khả năng phát triển các tính năng và giải pháp mới cho khách hàng. Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên đi làm trở lại sau kỳ nghỉ lễ dài hôm 4.5, khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Techcombank đã không thực hiện được giao dịch, khiến lượng phàn nàn tăng cao.
Giám đốc Điều hành Techcombank Phùng Quang Hưng đã lên tiếng xin lỗi các khách hàng. "Chúng tôi chân thành xin lỗi Quý Khách hàng về sự bất tiện khi phải chờ đợi được phục vụ, cũng như sự gián đoạn dịch vụ trên kênh ngân hàng điện tử trong những ngày này. Chúng tôi xin cầu thị ghi nhận mọi lời phàn nàn, mọi ý kiến góp ý của Quý Khách hàng để tiếp tục cải thiện và nâng cấp chất lượng phục vụ. Rất mong Quý Khách hàng thấu hiểu và tiếp tục sử dụng dịch vụ, để chúng tôi có cơ hội được phục vụ tốt hơn" - Giám đốc Điều hành Phùng Quang Hưng bày tỏ.
Trước đó, thông tin từ ngân hàng cho biết khi lượng khách hàng truy cập tăng cao cùng số lượng giao dịch tăng đột biến gấp 4 lần so với ngày thường trong ngày 4/5/2020, gây ảnh hưởng tốc độ truy cập và làm gián đoạn giao dịch trên kênh ngân hàng điện tử. Techcombank hiện đang nỗ lực hết sức để sớm khắc phục lỗi phiên bản nâng cấp, nhằm vận hành dịch vụ ngân hàng điện tử trở lại phục vụ khách hàng.
Mỹ bắt đầu nghiên cứu tạo ra đồng USD điện tử Theo CoinDesk, Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ đã trao khoản tài trợ 225.000 USD cho công ty blockchain tư nhân KRNC để nghiên cứu tạo ra loại tiền điện tử đại diện cho đồng USD. Đồng USD kỹ thuật số sẽ được phân phối miễn phí cho người dùng tương ứng số tài sản của họ đang có. Vì vậy, bất cứ...