Lừa đảo trong ứng dụng nhắn tin đang nở rộ
Theo dữ liệu được ghi nhận từ Kaspersky, ứng dụng nhắn tin là một trong những nguồn lừa đảo phổ biến nhất.
Các ứng dụng nhắn tin đang bị tin tặc lợi dụng
Phần lớn các liên kết độc hại được phát hiện từ tháng 12.2020 đến tháng 5.2021 được gửi qua WhatsApp (89,6%), tiếp theo là Telegram (5,6%). Viber đứng ở vị trí thứ ba với 4,7% và Hangouts chưa đến 1%. Các quốc gia có số lượng các cuộc tấn công lừa đảo cao nhất là Nga (46%), Brazil (15%) và Ấn Độ (7%). Trên toàn cầu, 480 sự cố được ghi nhận mỗi ngày.
Theo nghiên cứu, các ứng dụng nhắn tin vượt xa mạng xã hội khoảng 20% vào năm 2020, về mức độ phổ biến và mục đích sử dụng (công cụ được yêu thích nhất để giao tiếp). Kết quả khảo sát cũng cho thấy vào năm 2020, lượng người dùng toàn cầu của các ứng dụng nhắn tin lên tới 2,7 tỉ người và dự kiến sẽ tăng lên 3,1 tỉ vào năm 2023 – gần 40% dân số thế giới.
Theo thống kê, Kaspersky phát hiện số lượng liên kết độc hại lớn nhất trong WhatsApp, một phần do nó là trình nhắn tin phổ biến nhất trên toàn cầu. Các quốc gia ghi nhận số tin nhắn có liên kết lừa đảo là Nga (42%), Brazil (17%) và Ấn Độ (7%). Tỷ lệ này ở Việt Nam là 0,001%.
Liên kết độc hại được ghi nhận ở ứng dụng Telegram có số lượng ít nhất nhưng có phân bổ địa lý tương tự với WhatsApp, phần lớn ở Nga (56%), Ấn Độ (6%) và Thổ Nhĩ Kỳ (4%). Số lượng sự cố được ghi nhận cao nhất ở Nga có thể vì người dùng Telegram ở quốc gia này cũng tăng cao.
Dựa trên số liệu thống kê, Viber và Hangouts ghi nhận số lượng liên kết độc hại ít hơn. Sự khác biệt chính giữa 2 ứng dụng này là khu vực bị ảnh hưởng. Số sự cố ghi nhận qua Viber được xác định chủ yếu ở Nga với 89% và Cộng đồng các quốc gia độc lập – Ukraine 5% và Belarus 2%. Phần lớn các phát hiện trên Hangouts là từ Mỹ (39%) và Pháp (39%).
Để giảm thiểu nguy cơ bị lừa đảo và nhận các liên kết độc hại trong ứng dụng nhắn tin, Kaspersky khuyến nghị: Cảnh giác và tìm lỗi chính tả hoặc các lỗi bất thường khác trong các liên kết. Những kẻ lừa đảo thường sử dụng WhatsApp và các ứng dụng khác để liên lạc với những người dùng được tìm thấy trên một nguồn tài nguyên hợp pháp (ví dụ như sàn mua bán và dịch vụ đặt chỗ ở khác nhau) và cũng sử dụng chúng như một phương thức liên lạc trong các tin nhắn độc hại. Ngay cả khi tin nhắn và trang web trông giống như thật, các liên kết ẩn rất có thể sẽ có lỗi chính tả hoặc chúng có thể chuyển hướng bạn đến một trang khác. Cài đặt một giải pháp bảo mật đáng tin cậy và làm theo các khuyến nghị. Các giải pháp bảo mật sẽ tự động giải quyết phần lớn các vấn đề và cảnh báo cho bạn nếu cần thiết.
Lược sử ứng dụng nhắn tin lộn xộn của Google
Dành cả thanh xuân để làm ứng dụng nhắn tin, đến giờ Google vẫn mải miết nhào lặn ra hàng tá sản phẩm để có đủ sức cạnh tranh với Facebook Messenger, iMessage hay WhatsApp.
Hơn 15 năm qua Google đã giới thiệu đủ loại dịch vụ nhắn tin tức thời từ văn bản, âm thanh, giọng nói đến video call. Tuần này, Google trong một nỗ lực chưa phải là cuối cùng đã tung ra Google Chat, một sự kết hợp giữa phòng chat kiểu Slack/Discord với kiểu nhắn tin truyền thống.
Google luôn gặp vấn đề trong một chu trình lặp đi lặp lại. Tạo ra dịch vụ chat mới, tích hợp vào sản phẩm đã có, làm lại từ đầu, ra mắt dịch vụ mới thay thế cái cũ và bắt đầu chu kỳ mới.
Dưới đây là bốn chu kỳ như vậy của Google:
Video đang HOT
Kỷ nguyên Google Talk (2004-2011)
Giao dịch Gmail thời kỳ đầu với cửa sổ GChat tích hợp góc dưới bên trái.
Tháng 4/2004: Gmail ra mắt bản thử nghiệm với nhiều tính năng được kỳ vọng như tìm kiếm mail cũ, chat trong lúc gửi mail.
Tháng 8/2005: Google Talk ra mắt, ngoài dịch vụ nhắn tin tức thời còn cung cấp khả năng gọi video. Năm 2006, Google Talk tích hợp vào với Gmail, cung cấp cửa sổ GChat ngay trong lúc duyệt mail.
Tháng 11/2007: Google Talk hỗ trợ nhóm chat, cho phép người dùng gửi tin nhắn đến nhiều người cùng lúc.
Tháng 10/2008: Google ra mắt hệ điều hành Android cho điện thoại thông minh, hỗ trợ Google Talk và cả nhắn tin SMS thường.
Tháng 11/2008: Gmail tích hợp tính năng voice chat và video chat.
Tháng 3/2009: Google Voice ra mắt, cho phép người dùng gửi nhận tin nhắn trên cả PC lẫn điện thoại bằng số điện thoại cá nhân. Lúc này, cả Google Voice và Google Talk đều hoạt động độc lập.
Tháng 5/2009: Google Wave được công bố tại hội nghị Google I/O. Dù ngừng phát triển chỉ sau một năm, Google Wave được xem là tiền thân của các ứng dụng nhắn tin nhóm như Slack.
Tháng 2/2010: Google Buzz ra mắt, một dịch vụ tiểu blog giống như Twitter được tích hợp trong Gmail. Dịch vụ này ngừng phát triển vào năm 2011 để dọn đường cho Google .
Tháng 4/2010: Google Voice tích hợp vào Gmail, cho phép người dùng Gmail gọi trực tiếp đến số điện thoại di động.
Tháng 4/2011: Google thêm tính năng video chat trực tiếp vào Android, đem các tính năng của Google Talk lên di động.
Kỷ nguyên Google (2011-2016)
Ứng dụng nhắn tin Hangouts trên điện thoại Android.
Tháng 6/2011: Google ra mắt để cạnh tranh với mạng xã hội Facebook. Nền tảng này cung cấp hai cách thức nhắn tin riêng biệt là Huddle cho nhắn tin nhóm trên điện thoại và Hangouts cho gọi video nhóm.
Tháng 7/2012: Google tích hợp Hangouts vào Gmail, từ đây bắt đầu kỷ nguyên nhắn tin thứ hai khi Google cố gắng tích hợp Hangouts vào mọi dịch vụ của mình.
Tháng 5/2013: Google Hangouts được làm mới trong một nỗ lực cố gắng sáp nhập các ứng dụng nhắn tin hỗn độn của Google vào làm một, thay thế Google Talk, Google Messenger và chính Google Hangouts phiên bản cũ.
Tháng 9/2014: Google Voice tích hợp vào Hangouts trong nỗ lực đồng bộ hóa hỗ trợ nhắn tin SMS.
Tháng 4/2015: Google ra mắt dự án Project Fi nhưng lại tạo ra sự lẫn lộn với Google Voice, dẫn tới hai dịch vụ tồn tại song song trên một chiếc điện thoại Android.
Tháng 6/2016: Google Talk cho Android và Gmail ngừng phát triển, dẫn tới kết thúc kỷ nguyên nhắn tin đời đầu của Google.
Kỷ nguyên Google Allo (2016-2019)
Trợ lý Google nhúng dịch vụ nhắn tin Google Allo.
Tháng 5/2016: Google công bố dự án Allo và Duo ở hội nghị Google I/O. Cả hai đều độc lập với Hangouts.
Tháng 3/2017: Google đổi tên Hangouts thành Hangouts Chat tập trung vào doanh nghiệp. Đồng thời Google cũng cho ra mắt Hangouts Meet để cạnh tranh với ứng dụng họp trực tuyến Zoom. Allo và Duo được sắp xếp để thay thế Hangouts cũ ở phân khúc khách hàng cá nhân.
Tháng 6/2017: GChat cuối cùng cũng bị khai tử. Google bỏ hỗ trợ SMS khỏi Hangouts.
Tháng 4/2018: Google ngừng đầu tư cho dự án Allo, tập trung vào RCS, một tiêu chuẩn nhắn tin mới thay thế SMS.
Tháng 12/2018: Google thông báo đóng cửa dự án Allo.
Tháng 5/2019: Allo chính thức bị khai tử.
Kỷ nguyên hiện đại (2020-nay)
Google Chat tích hợp trong Google Docs, được mở từ Gmail.
Tháng 3/2020: Hangouts Meet phát hành phiên bản cho người dùng cá nhân và có thêm lựa chọn họp nhóm trực tuyến.
Tháng 4/2020: Hangouts Chat được đổi tên thành Google Chat. Tuy vậy, quá trình chuyển đổi vẫn còn chậm chạp bởi người dùng vẫn có thể thấy cụm từ Hangouts đâu đó trong khung chat của Gmail.
Tháng 4/2020: Hangouts Meet đổi tên thành Google Meet.
Tháng 6/2021: Google phát hành phiên bản Google Chat tới mọi người dùng, đổi tên tính năng Rooms thành Spaces.
Những dịch vụ nhắn tin lộn xộn tồn tại trong các sản phẩm của Google:
Thư điện tử: Gmail.
Tin nhắn: Google Talk, Google Plus Huddle, Google Hangouts, Google Allo, Google Chat.
Dịch vụ SMS/RCS: Google Voice, các ứng dụng nhắn tin cho Android tích hợp RCS.
Dịch vụ video thoại: Google Talk, Google Voice, Google Plus Hangouts, Google Duo, Google Meet.
Các phần mềm hợp tác: Google Wave, chat trong Google Plus, chat trong Google Docs, Google Chat.
Hàng triệu người Myanmar tải ứng dụng nhắn tin offline Sau cuộc chính biến, mạng Internet tại nhiều nơi ở Myanmar chập chờn, buộc người dân phải tìm ứng dụng liên lạc thay thế. Ứng dụng nhắn tin offline Bridgefy đã nhận được hơn một triệu lượt tải về tại Myanmar, khi dịch vụ Internet tại nước này đang trong tình trạng gián đoạn. App này sử dụng Bluetooth để cùng nhau thiết...