Lừa đảo du học sinh: Từ vé máy bay đến trường học ‘ma’
Sự việc hàng trăm du học sinh bị lừa vé máy bay tại Australia chỉ là một trong số nhiều vụ lừa đảo sinh viên ở nước ngoài.
Ở Việt Nam, không ít học sinh, sinh viên chuẩn bị du học gặp “cò” xin visa, tìm trường. Khi sang nước ngoài, họ tiếp tục phải đối mặt tình trạng môi giới thuê nhà, xin việc… Mới đây nhất, hàng trăm du học sinh bị lừa mua vé máy bay khi về Tết.
Những kiểu lừa của “cò” du học
Khoác lên mình vỏ bọc của một người bản xứ có quan hệ rộng và thông thạo các thủ tục, luật pháp, những đối tượng lừa đảo lợi dụng sự bỡ ngỡ của du học sinh khi mới sang để cung cấp đủ thứ dịch vụ mà lẽ ra họ có thể tự làm nếu tìm hiểu kỹ.
Mới đây, du học sinh bị lừa mua vé máy bay “rởm” của một người ở Australia gây xôn xao dư luận. Người dùng Facebook có tên Vi Tran tự nhận là đầu mối cung cấp vé máy bay và được nhiều du học sinh ở 2 thành phố Sydney, Melbourne tin tưởng đặt mua.
Hàng trăm du học sinh đã kêu cứu trên mạng xã hội sau khi phát hiện mã vé máy bay về Việt Nam bị hủy. Thậm chí, có người đã về Việt Nam nhưng vé khứ hồi Sydney vẫn chưa thấy, trong khi “nhân vật chính” Vi Tran bán vé đã cầm tiền và “lặn mất tăm”.
Ảnh minh họa.
Sự việc trên chỉ là bề nổi của rất nhiều vụ lừa đảo du học sinh tại Australia. Nhiều bạn trẻ còn bị lừa khi xin visa đảm bảo 100%. Những người này chuẩn bị sẵn danh sách giới thiệu du học sinh đã xin được visa thông qua dịch vụ của mình với đầy đủ thông tin để lấy lòng tin. Một số sinh viên chấp nhận bỏ tiền để nhanh được việc, nhưng cũng không ít người trong số họ chịu cảnh tiền mất tật mang.
Tuấn (Đại học South Australia) từng đọc một tin tuyển người làm dạng giúp việc nhà và đăng ký. Không lâu sau, nam sinh này nhận được email thông báo trúng tuyển với mức lương 450 euro/tuần.
Video đang HOT
Thư tiếp theo, người thuê nói rằng họ sẽ gửi cho cậu 5 tấm séc du lịch. Cậu phải tự điền vào số tiền 200$/tờ và gửi cho ngân hàng để nhận tiền lương ứng trước.
Thấy nghi ngờ, Tuấn báo cảnh sát và được thông báo rằng, tờ séc đó không phải của người gửi, ai viết vào gửi cho ngân hàng thì sẽ rút tiền mặt từ chính tài khoản của người đó.
Nhập học tại trường “ma”
Đỗ Thành Trung (Đại học RMIT, Australia) vẫn chưa quên câu chuyện vào nhầm trường “ma” của cậu bạn cùng phòng ở thành phố Melbourne. Muốn du học nhưng tài chính eo hẹp, cậu ta được “cò” giới thiệu một trường nghề học phí rẻ. Khi sang đến nơi, nam sinh mới biết đó thực ra là trường tư với cơ sở vật chất xập xệ.
Là trường nhỏ nên học được 1 năm, ngành này bị ngừng đào tạo mà không báo trước. Bất đắc dĩ, Trung phải bỏ học đi làm chui lủi ở các nông trại, chỉ đợi ngày cảnh sát “sờ gáy” là về nước.
Trên thực tế, việc lừa sinh viên vào các trường “ma” không chỉ xảy ra ở Australia, thậm trí nó còn xuất hiện nhiều hơn ở các điểm đến du học nổi tiếng như Mỹ, Nhật.
Mất cả trăm triệu đồng vì tin… “đồng hương”
Qua phản ánh của nhiều sinh viên Việt Nam tại Australia, thủ phạm của những vụ lừa đảo đa phần lớn là những cựu du học sinh hoặc những Việt kiều, từ những việc nhỏ nhặt như gạ gẫm mua đồ rởm, lừa vay tiền hay dụ đi làm nông trại rồi quỵt lương.
Nguyễn Thắng (Cao đẳng Eynesbury, Australia) đã bị một đồng hương lừa 5.000 AUD (hơn 100 triệu đồng vào thời điểm cho vay).
“Trong thời gian thuê nhà của một Việt kiều, mình được chú giúp đỡ nhiều để hòa nhập cuộc sống. Đến khi chú ngỏ ý vay tiền, mình cũng tin tưởng, đưa 5.000 AUD tiền tiết kiệm. Sau hơn một năm khất lần không trả, chú ấy chặn số điện thoại và trốn đi nơi khác”, 9X chia sẻ.
Mỗi tháng làm thêm cật lực Thắng chỉ để được 500 AUD nên số tiền bị chiếm đoạt gần như là công sức cả năm tiết kiệm. Sau này tìm hiểu, cậu mới biết nhiều du học sinh khác cũng bị ông chú đó lừa.
Nhiều “đồng hương” sành sỏi tại Australia còn nghĩ ra trò “hack” vé tàu điện ngầm để lừa du học sinh. Những dòng quảng cáo kiểu “Bỏ ra 100 AUD để mua vé Myki (vé thanh toán phí tàu điện ngầm) có 150 AUD trong tài khoản” thường phổ biến trên các diễn đàn du học Úc.
Thực tế, đây là những vé tàu đã bị các đối tượng hack bất hợp pháp. Người sử dụng vé này có thể bất ngờ bị khóa tài khoản hoặc tệ hơn là bị phạt tiền và chịu trách nhiêm với pháp luật.
Theo Zing
Nhiều du học sinh Trung Quốc gian lận tại Anh
Trong 3 năm qua, các trường đại học ở Anh xử lý hơn 50.000 trường hợp sinh viên gian lận, trong đó, du học sinh Trung Quốc chiếm số lượng lớn.
Du học sinh Trung Quốc gian lận chiếm số lượng lớn ở Anh. Ảnh: Getty.
Theo Times, số lượng sinh viên quốc tế ngoài Liên minh châu Âu (EU) tại Anh có hành vi gian lận trong thi cử và tiểu luận cuối khóa tăng 4 lần so với trước đây.
Số liệu được thu thập từ 129 trường đại học trên cả nước cho thấy, 362 sinh viên bị buộc thôi học vì gian lận, chiếm 1% số sinh viên vi phạm quy chế.
Trong 3 năm trở lại đây, 11 học viện ở Anh phát hiện hơn 1.000 trường hợp gian lận, trong đó, Đại học Kent đứng đầu với 1.947 sinh viên. Đặc biệt, họ phát hiện 5 đối tượng thuê người thi hộ.
Theo thống kê từ 70 trường, sinh viên quốc tế ngoài EU chiếm 35% trường hợp gian lận. Tại Đại học Queen Mary London, 75% trường hợp vi phạm là sinh viên quốc tế, du học sinh Trung Quốc chiếm hơn 1/3.
Một giáo sư đại học cho rằng, đạo văn từ bài luận trên mạng Internet của tác giả chuyên nghiệp là hình thức thường gặp nhất. "Đạo văn loại 1 theo kiểu sao chép và dán từ bài luận có sẵn dần biến mất vì nó dễ bị phát hiện. Nhưng đạo văn loại 2, thuê người viết luận, đang gia tăng", Geoffrey Alderman, giáo sư Đại học Buckingham, nói.
Chi phí cho dịch vụ này khá cao. Sinh viên có thể phải trả hàng trăm bảng Anh cho mỗi bài tiểu luận, luận văn, hệ thống đề cương ôn tập do các giảng viên chuyên nghiệp, tiến sĩ soạn thảo.
Không chỉ ở Anh, sinh viên Trung Quốc cũng chiếm tỷ lệ lớn trong các trường hợp gian lận tại Mỹ. Năm 2014, hơn 8.000 du học sinh nước này bị các trường Mỹ buộc thôi học vì thành tích kém và gian lận thi cử.
5 trường đứng đầu tại Anh về số lượng sinh viên gian lận:
1. Kent - 1.947 sinh viên.
2. Westminster - 1.933.
3. East London - 1.828.
4. Sheffield Hallam - 1.740.
5. Oxford Brookes - 1.711.
Theo Zing
Nguyên Phó chủ tịch nước trải lòng về trọng dụng nhân tài Việc tuyển dụng và đề bạt trong các cơ quan Nhà nước có nhiều điểm chưa hợp lý, không ít tiêu cực nên không thu hút được nhân tài vào làm việc. Câu chuyện "Vì sao người giỏi không về nước làm việc?" đã được đưa ra bàn luận tại Quốc hội hồi đầu tháng 11/2015 và dư luận đặc biệt quan tâm....