Lừa đảo cả chuyện phát hiện một tộc người nguyên thủy?
Cách đây 44 năm, một triệu phú đã tuyên bố tìm thấy bộ lạc nguyên thủy thời đồ đá. Báo chí thế giới đăng tải hàng loạt hình ảnh bộ tộc “ăn lông, ở lỗ”, sống bầy đàn… gây sốc với dư luận. Tuy nhiên, đó lại chỉ là một trò lừa đảo?
Năm 1971, một phát hiện lớn đã gây chú ý khắp thế giới, đó là việc tìm thấy một nhóm người sống ở khu vực hoang dã xa xôi của Philippines. Họ được gọi là người Tasaday, đặt theo tên ngọn núi ở gần khu vực họ sinh sống. Theo người tìm thấy họ- triệu phú Manuel Elizade, bộ lạc 26 người này chưa hề tiếp xúc với bất cứ thứ gì từ thế giới văn minh. Họ vẫn sống trong thời đồ đá, với những công cụ làm từ đá, sinh hoạt trong hang động và chỉ mặc đồ làm từ lá cây.
Trang bìa cuốn sách “The Gentle Tasaday” của tác giả John Nance
Khi đó, Elizalde đang là cố vấn về người thiểu số cho tổng thống Ferdinand Marcos. Ông tỏ ra rất có trách nhiệm với phát hiện này, thâm chí ông tuyên bố hơn 8000 hecta được bảo tồn để dành cho bộ lạc Tasaday, và họ sẽ được sinh sống theo cách mình muốn mà không bị can thiệp. Chỉ có một vài nhà báo và nhiếp ảnh gia được ghi lại cuộc sống của họ và kết quả của những bức ảnh đăng tải đã khiến cả thế giới kinh ngạc.
Người Tasaday sống trong hang động và được cho là chưa từng tiếp xúc với bất cứ thứ gì từ thế giới văn minh
Ban đầu, những người này có vẻ rất hiền hòa và không biết tới bạo lực. Họ sống theo chế độ một vợ một chồng, tồn tại trên mảnh đất của mình một cách hạnh phúc. Đó giống như một xã hội hoàn hảo, không bị ảnh hưởng bởi những vấn đề của thế giới. Mọi thứ đều có vẻ ổn thỏa, cho tới khi một số nhà nhân chủng học tới thăm bộ lạc này để khẳng định nghi ngờ về việc họ có thể tự sinh tồn. Họ cho rằng bộ lạc Tasaday không săn bắn và chỉ sống dựa vào mảnh đất mà họ không làm nông nghiệp. Tuy nhiên những giả thuyết này bị loại bỏ và người Tasaday lại tiếp tục sống cuộc sống vô tư của mình.
Người Tasaday sống theo chế độ một vợ một chồng, tồn tại trên mảnh đất của mình một cách hạnh phúc
Video đang HOT
Năm 1986, một số nhóm nghiên cứu đã tới thăm lại bộ lạc này. Những gì họ chứng kiến là bộ lạc Tasaday tận hưởng những tiện nghi của thế giới hiện đại như hút thuốc lá, cũng như mặc các bộ trang phục thời trang và rất hiện đại. Sự việc bị bại lộ, một số người đã thừa nhận tất cả chỉ là một trò lừa đảo. Trong khi đó, triệu phú Elizalde đã biến mất cùng số tiền 35 triệu USD của mình.
Việc một số nhóm nghiên cứu tìm thấy người Tasaday tận hưởng những tiện nghi của thế giới hiện đại gây lên những tranh cãi xung quanh phát hiện của triệu phú Elizalde
Tuy nhiên một số nhà nhân chủng học không cho rằng đây là một trò lừa, họ tin rằng bộ lạc đúng là những người bị cách ly khỏi cuộc sống hiện đại, nhưng đồng thời là ví dụ về khả năng thích nghi cao của con người với môi trường mới. Họ có khả năng học hỏi rất nhanh và tận dụng mọi tiện ích của thế giới hiện đại.
Bộ lạc Tasaday cũng có rất nhiều người ủng hộ. Qua nhiều năm, người ta cho rằng lời thú nhận của họ chỉ là sự hiểu nhầm hoặc hoàn toàn giả mạo. Các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu ngôn ngữ của họ và kết luận là thổ ngữ của người Tasaday khác hẳn với những vùng khác. Các nhà nghiên cứu cho rằng ngôn ngữ này đã tách rời khỏi các nhánh khác ít nhất là từ 150 năm trước. Dù không phải từ thời đồ đá, điều đó vẫn cho thấy việc bộ lạc này bị tách biệt nhiều hơn so với các lời chỉ trích trước đây.
Một số nhà nghiên cứu vẫn ủng hộ bộ lạc Tasaday và đánh giá cao sự thích nghi của họ với môi trường mới
Hàng chục năm sau phát hiện gây tranh cãi này, vẫn chưa có kết luận chính xác về việc họ có phải là nhóm người bị tách biệt từ thời đồ đá, một trò lừa đảo hay một điều gì đó hoàn toàn khác.
Phan Hạnh
Theo Dantri/ Knowledgenut
Thách thức tử thần để lấy mật ong trên đỉnh thế giới
Với thang dây, sào, rổ và thừng, những người dân ở Nepal sử dụng tài năng leo trèo và giữ thăng bằng siêu hạng để lấy mật trên dãy núi Himalaya.
Những người dân thuộc bộ tộc Gurung trong một làng ở chân dãy núi Himalaya ở quận Kaski, Nepal sống bằng nghề lấy mật ong rừng. Người đàn ông này dùng một sào để giữ rổ, một sào để đưa tổ ong vào rổ.
Ong thường làm tổ ở những vị trí mà động vật săn mồi không thể tới, nhưng tổ có thể đón ánh sáng dễ dàng. Thợ lấy mật dùng những thang dây dài để leo xuống từ vách núi và tiếp cận các tổ ong. Trong lúc đám khói dày bốc lên, họ chờ đợi một cách kiên nhẫn để bầy ong rời tổ trước khi lấy mật.
Lấy mật ong là một công việc nguy hiểm và nặng nhọc, đòi hỏi trình độ điêu luyện trong kỹ thuật leo, bám và giữ thăng bằng. Thợ lấy mật ong luôn phải đối mặt với nguy cơ ngã, bị ong đốt hay trầy xước trong quá trình leo trèo.
Mặc dù vậy, cuộc sống của những người săn mật ong ngày càng trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh số lượng ong rừng giảm mạnh bởi biến đổi khí hậu và sự can thiệp của chính phủ Nepal vào hoạt động xuất khẩu mật ong.
Một thiếu niên nhặt tảng ong rơi xuống đất và ăn.
Lo ngại rằng những đàn ong có thể biến mất vĩnh viễn, chính phủ Nepal đang xem xét ý tưởng tổ chức những chuyến tham quan tổ ong dành cho khách du lịch. Họ hy vọng ý tưởng đó có thể ngăn chặn tình trạng suy giảm số lượng ong, đồng thời bảo đảm sinh kế của những người sống bằng nghề lấy mật.
Hiện tại một số công ty du lịch đã tổ chức tour tham quan các tổ ong khổng lồ với chi phí lên tới 1.000 USD/khách trong một chuyến.
Sau khi mang khoảng 20 kg mật ong về nhà, một người đàn ông tận hưởng thành quả lao động bên bếp lửa.
Theo Zing
6 điều cần phải biết khi ăn hải sản Hải sản là món ăn được nhiều người ưa chuộng, nhưng thế nào mới đúng cách và không hại sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Khi mua hải sản chế biến cần lựa chọn kỹ những con tươi sống. Bảo quản lạnh đồ hải sản khi muốn lưu trữ Hải sản còn thừa muốn lưu trữ lại cần được bảo quản...