Lựa chọn sách giáo khoa sao cho đúng?
Các trường tiểu học trên cả nước đang lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 để chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020 – 2021. Cơ sở pháp lý để thực hiện công việc này là Thông tư số 01/2020 ngày 30.01.2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).
Giáo viên trường Việt – Nhật trao đổi, lựa chọn sách giáo khoa.
Qua theo dõi tình hình, có thể thấy một số việc cần được quan tâm điều chỉnh ngay để việc lựa chọn SGK phù hợp với quy định của Bộ GDĐT:
Trước hết, cán bộ quản lý và giáo viên cần có đủ thông tin, đủ SGK để nghiên cứu. Tại Điều 10, Thông tư 01 quy định ba trách nhiệm của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, trong đó có trách nhiệm bảo đảm nguồn kinh phí để các trường tổ chức lựa chọn SGK. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn rất nhiều địa phương chưa tổ chức được cho cán bộ, giáo viên tiếp nhận thông tin về các bộ SGK mới, kể cả qua hình thức trực tuyến.
Hội nghị trực tuyến giới thiệu sách giáo khoa ở Thái Bình (17.3.2020).
Qua phản ánh của cán bộ, giáo viên trên báo chí, có thể thấy các cơ sở giáo dục ở rất nhiều địa phương chưa có đủ 5 bộ SGK (in giấy) để nghiên cứu, trong đó có những quyển SGK mới chỉ được Bộ phê duyệt vào tháng 2, tháng 3 này. Hiện nay, toàn bộ SGK cũng như nhiều tài liệu kèm theo đã được các nhà xuất bản đưa lên mạng. Nhưng trong khi Nhà nước có kinh phí chi cho việc này mà cán bộ, giáo viên không có SGK để nghiên cứu, đến mức có câu chuyện “mua chịu, bán chịu SGK” thì đó là một việc phải khắc phục ngay.
Video đang HOT
Hội nghị giới thiệu sách giáo khoa ở Ninh Thuận (11.1.2020).
Điều thứ hai cần quan tâm là bảo đảm thẩm quyền của cơ sở giáo dục (các trường) trong việc lựa chọn SGK. Thông tư 01 giao thẩm quyền lựa chọn SGK cho giáo viên và nhà trường trên cơ sở bỏ phiếu kín. Tuy nhiên, theo tôi được biết, đến nay, ở nhiều địa phương, các trường vẫn đang chờ cấp trên chỉ đạo, chưa dám thực hiện quy trình lựa chọn SGK theo Thông tư. Cũng có không ít xì xào về những chỉ đạo ngầm.
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 01 thì các trường phải niêm yết công khai kết quả lựa chọn SGK trước khi bắt đầu năm học mới 4 tháng. Nếu không chỉ đạo làm khẩn trương thì không kịp. Nhưng điều quan trọng nhất là phải bảo đảm lựa chọn SGK dân chủ, minh bạch, như quy định của Thông tư 01.
GS Nguyễn Minh Thuyết trao đổi với giáo viên Tiền Giang bên lề hội thảo (10.1.2020).
Điều thứ ba cần quan tâm là hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân. Báo chí vài tháng trước có phản ánh biểu hiện “bắt tay” giữa một cơ quan quản lý giáo dục địa phương với một nhà xuất bản. UBND địa phương cấp tỉnh đã hứa họp báo trả lời. Nhưng cho đến bây giờ dư luận vẫn chưa biết câu trả lời ra sao, công việc sẽ được chấn chỉnh như thế nào.
Là một cử tri, tôi mong cơ quan chuyên môn của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và nhân dân thực hiện giám sát ngay từ bây giờ để công việc lựa chọn SGK bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, tránh xảy ra tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.
GS. NGUYỄN MINH THUYẾT
Lựa chọn sách giáo khoa: "Chất" hay "thương hiệu"?
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho rằng, việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) cần làm hết sức cẩn thận, tránh trường hợp chọn SGK một cách cảm tính, chạy theo "thương hiệu".
Hiện nay nhiều địa phương chưa tiếp cận được với những cuốn sách giáo khoa mới. Ảnh ĐH.
Nên công khai ý kiến đánh giá từng cuốn sách
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố quyết định phê duyệt 32/38 danh mục theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, hiện nhiều địa phương vẫn chưa tiếp cận được SGK mới của các nhà xuất bản để có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc lựa chọn SGK.
Từ đây, GS Thuyết đề xuất, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên công khai ý kiến đánh giá của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK về từng cuốn sách: "Phụ huynh, giáo viên đọc ý kiến thẩm định sẽ biết hội đồng thẩm định khen gì, chê gì, số phiếu cho từng cuốn sách ra sao. Có những cuốn sách chỉ được 3/4 số phiếu đánh giá "Đạt, không cần sửa chữa" cũng đã đạt, nhưng cũng có những cuốn sách được 100% số phiếu. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã chỉ đạo đưa các chế bản SGK lên mạng để người dân tham khảo. Nếu làm được như vậy sẽ vừa đảm bảo công khai, dân chủ lại vừa giảm được chi phí vì hầu hết mọi người đều có điện thoại, máy tính có thể vào mạng. Còn về những lo ngại như sợ làm sách lậu, ăn cắp bản quyền, thì đều có thể giải quyết được bằng công nghệ và pháp luật".
Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho rằng, việc lựa chọn SGK cần làm hết sức cẩn thận, tránh trường hợp chọn SGK một cách cảm tính, chạy theo "thương hiệu", đến giữa năm học, học sinh học không nổi, giáo viên kêu ca, phụ huynh phàn nàn thì rất dễ xảy ra "vỡ trận" SGK.
Cũng theo GS Thuyết, lần đổi mới này có nhiều NXB cùng tham gia làm SGK, do đó, thông tư hướng dẫn việc chọn SGK cũng cần quy định rõ quyền của các NXB được tiếp thị sách như thế nào để đảm bảo sự minh bạch, công bằng.
Thông tư quy định lựa chọn SGK cần dài hơi
Không chỉ có vậy, hiện dư luận xã hội cũng lo ngại sẽ có sự chỉ đạo ngầm của lãnh đạo địa phương trong việc lựa chọn SGK.
Về vấn đề này GS Nguyễn Minh Thuyết nhận định, từ trước đến nay, các phòng, sở giáo dục và đào tạo vẫn quen chỉ đạo theo 1 SGK nên dễ xảy ra trường hợp địa phương muốn cả tỉnh chọn 1 bộ SGK nhất định để dễ chỉ đạo. "Cũng không loại trừ khả năng sẽ có những tác động vật chất không tiện nói khiến sự chỉ đạo sai lệch", GS Thuyết nhấn mạnh.
GS Nguyễn Minh Thuyết cũng thông tin, trước nay vẫn có những chỉ đạo ngầm về chọn sách tham khảo, đôi khi những chỉ đạo này không cần văn bản. "Báo chí gần đây cũng đã phản ánh hiện tượng Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam chi lương cho các lãnh đạo và chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh suốt 4 năm liền. Việc lãnh đạo và tất cả các chuyên viên chỉ đạo môn học của Sở nhận lương tháng của nhà xuất bản chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn SGK", GS Thuyết nhấn mạnh.
Nghị quyết 88 nêu rõ, các trường được quyền tự chọn SGK, song GS Thuyết cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những quy định để thông tư hướng dẫn việc chọn SGK mang tính dài hạn hơn. "Được biết thông tư này chỉ phục vụ cho việc chọn SGK lớp 1 trong năm tới theo Nghị quyết 88. Bộ nên xin ý kiến Quốc hội để hướng dẫn việc lựa chọn SGK vừa phù hợp với Nghị quyết 88, vừa phù hợp với Luật Giáo dục. Luật quy định UBND cấp tỉnh quyết định 'việc chọn SGK', chứ không nói UBND cấp tỉnh 'quyết định chọn SGK'. Vậy thì UBND cấp tỉnh vẫn có thể giao cho các trường chọn theo Nghị quyết 88, nếu thế có thể soạn được thông tư dài hơi cho nhiều lớp và trong nhiều năm khác nhau. Thông tư ấy cũng phải quy định trách nhiệm, quyền của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương. Cụ thể là UBND cấp tỉnh được làm gì và không được làm gì, nhiệm vụ của Sở và các phòng Giáo dục và Đào tạo ra sao", GS Thuyết cho biết.
GS Thuyết cũng cho biết: "Các cơ quan cấp trên phải tôn trọng quyền dân chủ các trường khi chọn SGK, không được chỉ đạo thiên lệch, kể cả chỉ đạo miệng. Tránh trường hợp như đã từng xảy ra chưa lâu đó là, ông giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đứng lên giữa hội nghị ca ngợi hết lời một bộ sách hay nói thẳng là chỉ chọn sách này sách kia. Như vậy thì cấp dưới sao dám chọn sách khác? Và như vậy thì cần gì Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 88 hay Luật Giáo dục nữa?".
Đỗ Hòa
Theo haiquanonline
Chọn sách giáo khoa: Lo cạnh tranh không lành mạnh Hôm nay, 22/11, Bộ GD&ĐT chính thức công bố kết quả thẩm định sách giáo khoa (SGK) mới. Thông tin được đưa ra "nháp" trước đó là có 5 bộ SGK được hội đồng thẩm định thông qua sau khi đánh giá 2 vòng. Nhiều người lo ngại tình trạng cạnh tranh không lành mạnh sẽ xảy ra khi các địa phương lựa...