Lựa chọn sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6: Mong rằng hết sạn
Tuần qua, một sự kiện được đông đảo người dân quan tâm, đó là việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho năm học 2021 – 2022 đã được khởi động.
Ảnh minh họa
Năm học 2021 – 2022 là năm học đầu tiên học sinh lớp 2 và lớp 6 trên cả nước thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vì thế, lựa chọn sách giáo khoa là rất quan trọng, bên cạnh việc chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên.
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, sau hội nghị giới thiệu SGK lớp 2 vào các ngày 6 và 7/3, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức hội nghị giới thiệu SGK lớp 6 vào ngày 13/3/2021. Cùng với việc tổ chức hội nghị giới thiệu SGK với cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường trên địa bàn thành phố, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tham mưu UBND TP Hà Nội thành lập hội đồng lựa chọn SGK. Khoảng đầu tháng 4/2021, thành phố sẽ ban hành quyết định lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 theo từng môn học.
Với việc đưa SGK lớp 2 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào dạy và học từ năm học 2021 – 2022, các cháu học sinh lớp 1 của năm học 2020 – 2021 thêm một lần tiếp cận với bộ SGK mới lần đầu được sử dụng, cũng có nghĩa là lứa học sinh này thêm một lần phải vượt qua những thách thức trong học tập.
Nói vậy là bởi xã hội và đặc biệt là phụ huynh, giáo viên của lứa học trò lớp 1 năm học 2020 – 2021 hẳn chưa quên những sóng gió, vất vả mà con em, học trò và chính mình phải vượt qua khi dạy và học theo bộ SGK lớp 1 mới với những vấn đề còn tồn tại mà chính Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo phải khắc phục.
Điều đáng nói là những bộ sách trên, ngoài sự chọn lọc của hội đồng thẩm định, đã được lấy ý kiến của nhiều cán bộ quản lý giáo dục các cấp, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy và được hội đồng lựa chọn sách của các trường học, địa phương xem xét, quyết định sử dụng.
Với một màng lọc như vậy, những tưởng các bộ SGK được thẩm định, phê duyệt và lựa chọn sẽ “sạch sẽ”, bảo đảm yêu cầu. Vậy mà không, nó vẫn còn những hạt sạn, những vấn đề cần điều chỉnh như chúng ta đã biết.
Trở lại việc thẩm định, phê duyệt các bộ SGK lớp 2 và lớp 6 năm học này. Với 32 SGK lớp 2 và 40 SGK lớp 6 mới, sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021 – 2022 mà Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ ký quyết định phê duyệt, Bộ GD&ĐT khẳng định đã qua quá trình thẩm định đảm bảo đúng quy trình, tiến độ và chất lượng.
Các hội đồng thẩm định làm việc nghiêm túc, tâm huyết và trách nhiệm khách quan, trung thực và minh bạch. Với tinh thần tiếp thu cầu thị của các NXB và sự chỉ đạo sát sao của Bộ GD&ĐT, sự đánh giá, góp ý kỹ lưỡng của hội đồng, các bản mẫu SGK được phê duyệt đã bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu quy định.
Video đang HOT
Như vậy, việc còn lại là của hội đồng lựa chọn và UBND các tỉnh, thành phố. Theo tinh thần Thông tư số: 25/2020/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành thì năm học này, UBND các tỉnh, thành phố sẽ thành lập Hội đồng lựa chọn SGK của địa phương mình. Hội đồng bao gồm các chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý và giáo viên mà trong đó có ít nhất hai phần ba số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn học của cấp học đó.
Với thành phần như trên, hoàn toàn có thể tin tưởng rằng Hội đồng sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, không chỉ lựa chọn cho con em mình bộ sách phù hợp mà còn góp phần phát hiện những hạt sạn cũng như đề xuất những vấn đề cần điều chỉnh trong các bộ sách đã được phê duyệt.
Mặt khác, với quy định phải lựa chọn xong trước 5 tháng khi khai giảng, chắc chắn sẽ còn thời gian để các nhà xuất bản chỉnh sửa, hoàn thiện. Mong rằng với một quá trình thẩm định, lựa chọn kỹ càng đầy trách nhiệm, SGK lớp 2 và lớp 6 mới không còn những hạt sạn gây xáo trộn, hoang mang cho cả thầy và trò thậm chí cả xã hội như bộ SGK lớp 1 năm học 2020 – 2021.
Lựa chọn SGK bảo đảm minh bạch, công khai, để có được bộ sách tốt nhất
Chiều 10/3, tọa đàm trực tuyến do Báo Lao động tổ chức có chia sẻ về hoạt động lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 cho năm học 2021-2022.
Ảnh minh họa/ INT
Không bị động
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - cho biết: Dù có sự thay đổi trong thẩm quyền lựa chọn (Thông tư 01 theo Nghị quyết 88 giao quyền chọn sách cho cơ sở giáo dục; Thông tư 25 theo Luật Giáo dục 2019 thầm quyền chọn sách là UBND tỉnh), nhưng ngành Giáo dục đã có sự chuẩn bị sẵn sàng.
Theo đó, Thông tư 01 được xây dựng cùng lúc với việc dự thảo Thông tư 25. Do đó, khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực, ngay lập tức có Thông tư 25 ra đời, thay thế Thông tư 01. Quá trình triển khai, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT cũng rất bài bản.
Nhận định của bà Nguyễn Thị Mai Hoa, hiện các địa phương đang thực hiện đúng theo quy trình do Bộ GD&ĐT quy định. Tiếp tục phát huy vai trò của tổ chuyên môn, giáo viên, phụ huynh để có đề xuất lựa chọn SGK phù hợp nhất.
Để đưa được bộ SGK tốt nhất, phù hợp nhất đến với học sinh, tránh tiêu cực trong chọn SGK cũng phải đặt ra. Nhấn mạnh điều này, bà Nguyễn Thị Mai Hoa chia sẻ những "bộ lọc" bảo đảm có SGK chất lượng.
Theo đó, thực tế gần 1 năm triển khai chương trình mới với lớp 1 là kênh khẳng định rõ nhất bộ SGK nào có thể đi vào thực tiễn - khâu biên soạn các tác giải sẽ phải rất quan tâm việc này.
Bên cạnh đó, Hội đồng thẩm định quốc gia với trách nhiệm, tinh thần làm việc cao nhất, qua sự lựa chọn của Hội đồng thì đương nhiên chúng ta phải có niềm tin sách đã bảo đảm chất lượng. Tuy nhiên, sách hay, chất lượng chưa hẳn đã là sách giáo viên chọn, vì SGK phải phục vụ việc dạy học, giúp giáo viên dễ dạy, học sinh dễ học...
Tất cả những yếu tố này sẽ giúp việc lựa chọn SGK bảo đảm minh bạch, công khai, để có được bộ sách tốt nhất đến với học sinh.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phát biểu tại tọa đàm.
Là Phó Hiệu trưởng, Trường tiểu học Tô Hiến Thành (Hà Nội), bà Vũ Thúy Hiền thông tin: 100% giáo viên trong trường, không chỉ giáo viên dạy lớp 2, đều phải nghiên cứu các bộ SGK mới được phê duyệt. Trong tháng 2, khi học sinh tạm dừng đến trường vì dịch bệnh, thầy cô vừa dạy trực tuyến, vừa tự nghiên cứu SGK trên bản mềm.
Là người trực tiếp đứng lớp, những ý kiến của giáo viên là gần nhất, xác đáng nhất, giúp lãnh đạo có được sự nhìn nhận chính xác về SGK mới. Khi triển khai trong trường, giáo viên được yêu cầu phải nghiêm túc, đọc thật kỹ và đưa ý kiến mạnh dạn, thẳng thắn, khách quan. Đồng thời, chịu trách nhiệm khi đặt bút bỏ phiếu cho đầu sách mà mình lựa chọn.
Lãnh đạo nhà trường cũng luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến giáo viên để có quyết định phù hợp nhất trước khi gửi lựa chọn của trường lên cấp cao hơn.
"Khi tiếp cận SGK mới, tôi thấy ưu điểm chung là hầu hết các bộ SGK đều có kế thừa từ SGK hiện hành; đồng thời thay đổi cấu trúc bài học nhằm hình thành, phát triển năng lực học sinh. Các bộ sách cũng rất hấp dẫn với kênh chữ, kênh hình đẹp, rõ ràng. Nội dung sách phân theo chủ đề nên giáo viên có thể linh hoạt trong dạy học.
Đặc biệt, rút kinh nghiệm từ lớp 1, SGK tiếng Việt lớp 2 sử dụng các bài đọc rất gần gũi, dễ hiểu, có tính giáo dục cao, nên chắc chắn học sinh sẽ rất thích thú. Tuy vậy, có sách kênh hình hơi nhiều dẫn đến học sinh có thể tập trung nhiều vào hình ảnh mà lơ đãng bài giảng..." - bà Vũ Thúy Hiền chia sẻ.
Bà Vũ Thúy Hiền, Phó Hiệu trưởng, Trường tiểu học Tô Hiến Thành (Hà Nội) phát biểu tại tọa đàm.
Phản hồi tích cực sau học kỳ sử dụng sách giáo khoa lớp 1
Nhận định về việc chương trình, sách giáo khoa mới sau gần 1 năm chính thức triển khai ở lớp 1, bà Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, việc triển khai Nghị quyết 88 trong thời gian qua đã đạt nhiều kết quả; dù tiến độ hơi trễ nhưng chúng ta ưu tiên chất lượng.
"Cái được lớn nhất là lần đầu tiên chúng ta đã xây dựng được chương trình trước khi xây dựng các bộ SGK - điều này có ý nghĩa quan trọng. Bên cạnh đó, cách tiếp cận cũng thay đổi khi chương trình là pháp lệnh và SGK chỉ là ngữ liệu, từ đó triển khai theo hướng có một số SGK cho 1 môn học.
Quan điểm này thay đổi cách nhìn của chúng ta và kết quả là đã thực hiện được xã hội hóa trong biên soạn SGK. Tất nhiên, quá trình triển khai thực hiện, vì có nhiều cái mới nên có lúng túng là không tránh khỏi..." - bà Nguyễn Thị Mai Hoa chia sẻ.
Từ thực tế triển khai tại nhà trường sau 3/4 quãng đường, bà Vũ Thúy Hiền cũng có những đánh giá tích cực. Theo đó, khi quay trở lại trường sau một thời gian tạm dừng đến trường vì dịch bệnh, các học sinh đều tiếp cận kiến thức mới rất tốt. Bên cạnh hiện đã đọc, viết khá thông thạo, học sinh lớp 1 còn rất tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn, rèn luyện tốt các phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm... "Đó là điều hơn hẳn so với những năm trước." - cô Hiền cho hay.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục phát biểu tại tọa đàm.
Theo dõi sự thay đổi chương trình, SGK theo Nghị quyết 88, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, qua một học kỳ có thể thấy học sinh vui học, giáo viên cũng vui dạy. Dù chưa xong lớp 1, nhưng nhiều học sinh đã đọc sách rất tự tin.
Thạc sĩ Từ Thúy Quỳnh - Phó trưởng Phòng Thông tin dư luận Xã hội, Viện dư luận Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương - cũng cảm thấy an tâm với tư cách là phụ huynh sau một thời gian thực tiễn đổi mới.
Bà Quỳnh kỳ vọng SGK mới sẽ tinh gọn, không ôm đồm quá nhiều kiến thức, theo hướng để học sinh có hứng thú trong học tập, đặt học sinh là trung tâm, có phương pháp giáo dục đa chiều, tạo cho học sinh sự chủ động tích cực tham gia. Từ đó, học sinh không chỉ được cung cấp kiến thức, mà còn hình thành một phẩm chất, năng lực của một công dân toàn cầu.
Hà Nội lập Hội đồng lựa chọn SGK lớp 2 theo từng môn học Trong 2 ngày 6 và 7/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với các NXB tổ chức Hội nghị trực tuyến giới thiệu bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 2 theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2021 - 2022 là năm...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bài kiểm tra 30 giây tại nhà giúp đánh giá nguy cơ ung thư
Sức khỏe
11:14:40 08/04/2025
Chàng trai biến sân thượng ở TPHCM thành 'vườn chữa lành' sum sê
Sáng tạo
11:09:52 08/04/2025
Nam tài tử khiến G-Dragon "phát cáu"
Nhạc quốc tế
11:08:53 08/04/2025
Nữ diễn viên 47 tuổi mặc quần jeans quá đỉnh, bảo sao được Vogue khen là có street style đẹp nhất
Phong cách sao
11:08:29 08/04/2025
Phản ứng của Sơn Tùng M-TP khi nghe ca khúc gây tranh cãi của MONO
Nhạc việt
11:04:54 08/04/2025
Chàng trai biến hóa loạt chiếc bánh tinh xảo trị giá hàng triệu đồng
Lạ vui
10:42:18 08/04/2025
Hôn nhân T-ara: Jiyeon ly hôn sau vụ "cắm sừng" nhưng sốc nhất là tình trạng của thành viên này
Sao châu á
10:31:41 08/04/2025
Lý do Quế Vân rao bán căn nhà đang ở, xây hơn 11 tỷ tại Bắc Giang
Sao việt
10:27:25 08/04/2025
Vụ sản xuất kẹo rau củ Kera giả: Hé lộ thêm sản phẩm Asia Life đã sản xuất
Pháp luật
10:26:29 08/04/2025
Người lấy kẹo Kera của Quang Linh Vlogs đi kiểm định nói gì sau loạt ồn ào?
Tin nổi bật
10:23:59 08/04/2025