Lựa chọn sách giáo khoa lớp 1- Bộ đang làm khó các nhà trường!
Các nhà trường chỉ có vài tuần lựa chọn 1 trong 5 bộ sách giáo khoa đã được phê duyệt nhưng các nhà xuất bản có khoảng 5 tháng (tháng 4-8) in ấn, phát hành…
Theo dõi những văn bản hướng dẫn và những phần việc mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai cho lộ trình lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 trong năm học 2020-2021, chúng tôi cảm thấy Bộ đang làm khó các nhà trường và chưa căn cứ vào thực tiễn để chỉ đạo.
Để các nhà trường đọc hết 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 và phải lựa chọn xong sách giáo khoa trước tháng 3/2020 sẽ là điều không tưởng. Bởi, thời điểm này sách giáo khoa vẫn chưa có, dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông mới thì lấy ý kiến đến ngày 30/1/2020 mới xong.
Hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa của Bộ sẽ làm tăng áp lực cho các nhà trường – (Ảnh minh họa: Thùy Linh)
Bộ thẩm định sách giáo khoa trong khoảng thời gian 4 tháng
Chúng tôi thực lòng không muốn so sánh quá trình thẩm định sách giáo khoa của Bộ và việc lựa chọn sách giáo khoa ở các nhà trường nhưng mà vẫn cảm thấy băn khoăn nhiều điều. Bởi, nhìn vào lộ trình thẩm định sách giáo khoa của Bộ thì chúng ta thấy có khoảng thời gian từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thiện là 4 tháng.
Ngày 16/7/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định thành lập 9 Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo các môn học và hoạt động giáo dục lớp 1 biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Ngày 21/11/2019, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 4507 phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Theo đó, có 32 sách giáo khoa của 8 môn học và hoạt động giáo dục được phê duyệt.
Hơn 4 tháng làm việc và hoàn thiện quá trình thẩm định, phê duyệt với một đội ngũ chuyên gia giáo dục đầu ngành mà đa phần họ đều có học vị, học hàm cao cùng với một số giáo viên cốt cán đang trực tiếp giảng dạy…mới hoàn thiện.
Nhất là trước khi tiến hành thẩm định sách giáo khoa lớp 1 thì đội ngũ này đã được Bộ tiến hành tập huấn nhiều ngày mới bắt tay vào công việc chính của mình.
Trước khi làm việc tập trung, các thành viên trong Hội đồng thẩm định sách giáo khoa có khoảng thời gian 15 ngày làm việc, nghiên cứu độc lập.
Video đang HOT
Sau đó mới làm việc tập trung, nghe các tác giả sách giáo khoa trình bày ý tưởng, nội dung sách và tiến hành thảo luận, đưa ra những ý kiến, quyết định chung. Phải nói rằng đó là một quy trình làm việc chặt chẽ, khoa học để lựa chọn những bộ sách giáo khoa phổ thông cho ngành giáo dục nước nhà trong những năm tới.
Giáo viên lựa chọn sách cho trường trong khoảng thời gian…vài tuần?
Công việc các trường học lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 trong năm học 2020-2021 đơn giản hơn việc thẩm định của Bộ rất nhiều bởi khi thẩm định thì các thành viên phải đọc kĩ, nghiền ngẫm về nội dung kiến thức và so sánh với chương trình môn học đã được công bố.
Ngoài ra, họ còn xét về mặt hình thức, câu, chữ trong từng bài học nên thời gian lâu hơn, đòi hỏi tính chính xác cao hơn.
Tuy nhiên, quy trình lựa chọn sách giáo khoa của nhà trường cũng không hề đơn giản và nó cũng có những nét tương đồng với việc thẩm định sách giáo khoa của Bộ.
Đó là các nhà trường cũng phải thành lập Hội đồng, cũng phải đọc toàn bộ 32 cuốn sách giáo khoa, cũng phải so sánh mỗi môn học có 5 cuốn sách giáo khoa xem cuốn nào sẽ phù hợp với đặc điểm trường mình.
Trong khi đó, giáo viên tiểu học thì chỉ trừ các môn chuyên (Âm nhạc, Mĩ thuật, tiếng Anh, Thể dục) còn các môn khác đều do giáo viên chủ nhiệm đảm nhận.
Có nghĩa mỗi thầy cô chủ nhiệm mà được nhà trường cơ cấu trong Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa có thể phải đọc nhiều môn học khác nhau.
Trong khi đó, công việc hàng ngày của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của nhà trường vẫn phải làm công tác quản lý, giảng dạy bình thường, họ không thể toàn tâm, toàn ý, dành toàn bộ thời gian như Hội đồng thẩm định sách giáo khoa của Bộ được.
Điều chúng tôi thấy còn băn khoăn nưa là thời điểm bây giờ đã bước sang tháng 1/2020 và khoảng thời gian từ nay cho đến hết Tết Nguyên đán (đầu tháng 2) các nhà trường sẽ không làm được gì.
Hơn nữa, dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông mới thì lấy ý kiến đến ngày 30/1/2020 mới xong.
Sách giáo khoa thì các nhà xuất bản chưa phát hành, giáo viên muốn tiếp cận, nhà trường muốn nhanh chóng hoàn thành công việc này cũng không thể làm được. Nhất là, Bộ vừa có Công văn gửi các nhà xuất bản phải công bố giá sách giáo khoa lớp 1 trươc 15/2/2020 thì lại càng làm cho khoảng thời gian các trường lựa chọn sách bị thu hẹp lại.
Trong dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa thì Bộ yêu cầu các trường phải lựa chọn xong sách giáo khoa lớp 1 trước tháng 3/2020 mà yêu cầu các nhà xuất bản công bố sách giáo khoa trước 15/2/2020 thì có mâu thuẫn không?
Khi phát hành sách giáo khoa thì thông thường phải in giá sách để các nhà trường vừa lựa chọn nội dung sách vừa lựa chọn giá sách phù hợp với học sinh của trường mình.
Chính vì vậy, nếu các nhà xuất bản làm theo yêu cầu của Bộ là đến 15/2/2020 mới phát hành và đưa sách đến các nhà trường thì các nhà trường chỉ có khoảng 2 tuần lựa chọn sách (đó là chưa kể thời gian tổng hợp, báo cáo qua Phòng, Sở).
Rõ ràng, Bộ đang đưa ra một lộ trình lựa chọn sách giáo khoa đối với các nhà trường hoàn toàn không hợp lý.
Các nhà trường chỉ có vài tuần lựa chọn 1 trong 5 bộ sách giáo khoa đã được Bộ phê duyệt nhưng các nhà xuất bản có khoảng 5 tháng (tháng 4-8) in ấn, phát hành sách giáo khoa.
Như vậy, chúng ta thấy một sự thật hiển nhiên là Bộ thẩm định sách giáo khoa có khoảng thời gian 4 tháng, các nhà xuất bản chuẩn bị in và phát hành sách giáo khoa lớp 1 có khoảng thời gian 5 tháng nhưng nhà trường lựa chọn sách chỉ trong vòng chưa đến 1 tháng. Rõ ràng, Bộ đang làm khó các nhà trường!
NGUYỄN NGUYÊN
Theo giaoduc
Lựa chọn sách giáo khoa: "Chất" hay "thương hiệu"?
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho rằng, việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) cần làm hết sức cẩn thận, tránh trường hợp chọn SGK một cách cảm tính, chạy theo "thương hiệu".
Hiện nay nhiều địa phương chưa tiếp cận được với những cuốn sách giáo khoa mới. Ảnh ĐH.
Nên công khai ý kiến đánh giá từng cuốn sách
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố quyết định phê duyệt 32/38 danh mục theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, hiện nhiều địa phương vẫn chưa tiếp cận được SGK mới của các nhà xuất bản để có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc lựa chọn SGK.
Từ đây, GS Thuyết đề xuất, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên công khai ý kiến đánh giá của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK về từng cuốn sách: "Phụ huynh, giáo viên đọc ý kiến thẩm định sẽ biết hội đồng thẩm định khen gì, chê gì, số phiếu cho từng cuốn sách ra sao. Có những cuốn sách chỉ được 3/4 số phiếu đánh giá "Đạt, không cần sửa chữa" cũng đã đạt, nhưng cũng có những cuốn sách được 100% số phiếu. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã chỉ đạo đưa các chế bản SGK lên mạng để người dân tham khảo. Nếu làm được như vậy sẽ vừa đảm bảo công khai, dân chủ lại vừa giảm được chi phí vì hầu hết mọi người đều có điện thoại, máy tính có thể vào mạng. Còn về những lo ngại như sợ làm sách lậu, ăn cắp bản quyền, thì đều có thể giải quyết được bằng công nghệ và pháp luật".
Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho rằng, việc lựa chọn SGK cần làm hết sức cẩn thận, tránh trường hợp chọn SGK một cách cảm tính, chạy theo "thương hiệu", đến giữa năm học, học sinh học không nổi, giáo viên kêu ca, phụ huynh phàn nàn thì rất dễ xảy ra "vỡ trận" SGK.
Cũng theo GS Thuyết, lần đổi mới này có nhiều NXB cùng tham gia làm SGK, do đó, thông tư hướng dẫn việc chọn SGK cũng cần quy định rõ quyền của các NXB được tiếp thị sách như thế nào để đảm bảo sự minh bạch, công bằng.
Thông tư quy định lựa chọn SGK cần dài hơi
Không chỉ có vậy, hiện dư luận xã hội cũng lo ngại sẽ có sự chỉ đạo ngầm của lãnh đạo địa phương trong việc lựa chọn SGK.
Về vấn đề này GS Nguyễn Minh Thuyết nhận định, từ trước đến nay, các phòng, sở giáo dục và đào tạo vẫn quen chỉ đạo theo 1 SGK nên dễ xảy ra trường hợp địa phương muốn cả tỉnh chọn 1 bộ SGK nhất định để dễ chỉ đạo. "Cũng không loại trừ khả năng sẽ có những tác động vật chất không tiện nói khiến sự chỉ đạo sai lệch", GS Thuyết nhấn mạnh.
GS Nguyễn Minh Thuyết cũng thông tin, trước nay vẫn có những chỉ đạo ngầm về chọn sách tham khảo, đôi khi những chỉ đạo này không cần văn bản. "Báo chí gần đây cũng đã phản ánh hiện tượng Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam chi lương cho các lãnh đạo và chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh suốt 4 năm liền. Việc lãnh đạo và tất cả các chuyên viên chỉ đạo môn học của Sở nhận lương tháng của nhà xuất bản chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn SGK", GS Thuyết nhấn mạnh.
Nghị quyết 88 nêu rõ, các trường được quyền tự chọn SGK, song GS Thuyết cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những quy định để thông tư hướng dẫn việc chọn SGK mang tính dài hạn hơn. "Được biết thông tư này chỉ phục vụ cho việc chọn SGK lớp 1 trong năm tới theo Nghị quyết 88. Bộ nên xin ý kiến Quốc hội để hướng dẫn việc lựa chọn SGK vừa phù hợp với Nghị quyết 88, vừa phù hợp với Luật Giáo dục. Luật quy định UBND cấp tỉnh quyết định 'việc chọn SGK', chứ không nói UBND cấp tỉnh 'quyết định chọn SGK'. Vậy thì UBND cấp tỉnh vẫn có thể giao cho các trường chọn theo Nghị quyết 88, nếu thế có thể soạn được thông tư dài hơi cho nhiều lớp và trong nhiều năm khác nhau. Thông tư ấy cũng phải quy định trách nhiệm, quyền của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương. Cụ thể là UBND cấp tỉnh được làm gì và không được làm gì, nhiệm vụ của Sở và các phòng Giáo dục và Đào tạo ra sao", GS Thuyết cho biết.
GS Thuyết cũng cho biết: "Các cơ quan cấp trên phải tôn trọng quyền dân chủ các trường khi chọn SGK, không được chỉ đạo thiên lệch, kể cả chỉ đạo miệng. Tránh trường hợp như đã từng xảy ra chưa lâu đó là, ông giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đứng lên giữa hội nghị ca ngợi hết lời một bộ sách hay nói thẳng là chỉ chọn sách này sách kia. Như vậy thì cấp dưới sao dám chọn sách khác? Và như vậy thì cần gì Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 88 hay Luật Giáo dục nữa?".
Đỗ Hòa
Theo haiquanonline
Làm sách giáo khoa, nhà xuất bản đừng đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu Vấn đề lựa chọn sách giáo khoa trở nên nóng trong vài ngày nay khi các thông tin và bằng chứng cho thấy đã có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị được xuất bản sách. Triển lãm sách giáo khoa lớp 1 mới - Tuệ Nguyễn Đây thực sự là một việc vô cùng nhạy cảm giữa một bên...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Khởi tố vụ nữ sinh 14 tuổi ở Vĩnh Long bị cán tử vong
Pháp luật
18:41:03 07/05/2025
Học sinh lớp 1 làm bài tập tiếng Việt, được hẳn 9 điểm nhưng dân mạng đọc xong chỉ biết thốt lên: "Thương bố quá trời!"
Netizen
18:38:32 07/05/2025
Nhiều ngân hàng Trung Quốc nâng ngưỡng kinh doanh tích trữ vàng
Thế giới
18:35:02 07/05/2025
Tình trạng hiện tại của chồng Từ Hy Viên, tới lui quanh mộ sau gần 100 ngày vợ qua đời
Sao châu á
18:03:20 07/05/2025
Phim Hàn dở nhất hiện tại với rating 0%, cặp chính yêu đương nhạt nhẽo hại nhà đài thê thảm chưa từng thấy
Phim châu á
17:59:27 07/05/2025
Lãnh Thanh từng là "nam thần" màn ảnh trước khi liệt dây thần kinh số 7
Sao việt
17:47:57 07/05/2025
Ai từng ăn lòng se điếu kiểu này đều nhớ mãi: Cách chọn chuẩn và 3 công thức chế biến ngon mê ly
Ẩm thực
17:44:21 07/05/2025
Phim điện ảnh Việt quy tụ toàn diễn viên 'trăm tỷ' gây chú ý
Hậu trường phim
17:20:33 07/05/2025
Nữ diễn viên 59 tuổi bị chỉ trích vì mặc váy hở hang trước cả triệu người
Sao âu mỹ
16:48:19 07/05/2025
Yến Xuân dẫn đầu đường đua bikini mùa hè: Body nóng bỏng, không chút mỡ thừa dù 2 tháng trước còn bụng bầu vượt mặt
Sao thể thao
16:32:30 07/05/2025