Lựa chọn ngành học theo sở thích hay nhu cầu việc làm?
Trước mùa tuyển sinh 2020, nhiều bạn trẻ vẫn đang băn khoăn câu hỏi ‘ chọn ngành gì?’ giữa đam mê và nhu cầu thực của xã hội.
Ảnh minh họa
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) giải đáp một số thắc mắc của thí sinh trước mùa tuyển sinh 2020:
Hiện nay, thời gian nộp hồ sơ đến gần nhưng nhiều em học sinh vùng cao hoặc vùng nông thôn gặp khó khăn về điều kiện tìm hiểu ngành học? Theo cô, nên chọn ngành học theo sở thích hay là căn cứ vào nhu cầu việc làm?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Theo quy định, sau khi các trường đã công bố đề án tuyển sinh, thí sinh có ít nhất 30 ngày để lựa chọn đăng ký xét tuyển (cùng thời điểm đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT) vào các ngành nghề đào tạo mà các trường đại học, cao đẳng đã công bố. Tuy vậy, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT (dự kiến vào khoảng 28/8), thí sinh vẫn có quyền điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng (qua hình thức trực tuyến hoặc bằng phiếu tại điểm tiếp nhận). Như vậy, thí sinh có nhiều thời gian để ra quyết định cuối cùng về ngành nghề mà mình muốn theo học, căn cứ vào năng lực, sở trường của thí sinh.
Việc lựa chọn ngành học căn cứ vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là đam mê, ước vọng và năng lực cá nhân; tiếp theo cần xem xét các yếu tố như điều kiện hoàn cảnh cụ thể của gia đình, nhu cầu của thị trường lao động hiện tại và tương lai…
Chúc các em nhiều ý chí, nỗ lực để đạt tới thành công, lựa chọn được trường đại học phù hợp, hoàn thành được mơ ước của mình!
Xin hỏi chính sách ưu tiên trong tuyển sinh 2020 có gì khác không, thưa cô?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Năm nay, quy định về tuyển thẳng, chính sách ưu tiên trong tuyển sinh về cơ bản không có gì thay đổi so với các năm trước. Thí sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng sẽ được sử dụng quyền ưu tiên xét tuyển (tuy nhiên các mức ưu tiên xét tuyển do các trường quy định).
Thí sinh cần tra cứu thông tin tuyển sinh của các trường để biết các thông tin về xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển. Thí sinh xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng phải nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển về các sở giáo dục và đào tạo trước ngày 20/7/2020.
Video đang HOT
Quy định về tổ chức xét tuyển năm nay có giống năm 2019 không?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Bộ GD&ĐT tiếp tục hỗ trợ các trường trong công tác tuyển sinh và lọc ảo đợt 1 năm 2020 như năm 2019. Do đó, nếu thí sinh có sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển, sẽ đăng kí xét tuyển tại trường THPT, cùng thời điểm đăng kí dự thi THPT. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành, nhiều trường, tuy nhiên, các nguyện vọng phải xếp theo thứ tự ưu tiên (khâu này không có thay đổi so với 2019).
Thí sinh đăng ký vào trường có sơ tuyển (các trường Công an, Quân đội) hoặc xét tuyển vào các ngành có tổ hợp môn năng khiếu, thì cần phải thực hiện theo các quy định của trường (tham dự sơ tuyển, tham dự các kỳ thi do năng khiếu do trường tổ chức).
Đối với các trường tổ chức thi hoặc xét tuyển theo phương thức khác, thí sinh sẽ phải thực hiện theo quy định riêng của từng trường: có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến, nộp hồ sơ xét tuyển qua bưu điện hoặc nộp tại trường đại học. Thí sinh cần theo dõi đề án tuyển sinh của trường để nắm được các quy định về thời gian và phương thức tuyển sinh.
Như vậy, với việc Bộ GDĐT tiếp tục hỗ trợ về cơ sở dữ liệu và quy trình xét lọc ảo, điều này giúp thí sinh và nhà trường giảm chi phí, thời gian, công sức, đi lại đăng ký, tiếp nhận các hồ sơ nguyện vọng…
Một thí sinh có N nguyện vọng chỉ cần làm 01 bộ hồ sơ nộp đăng kí 01 nơi, thống nhất một kiểu mẫu hồ sơ đăng ký xét tuyển, kinh phí, điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển. Do vậy, công tác xét tuyển nguyện vọng và lọc ảo cơ bản ổn định như các năm trước. Thí sinh không phải tốn thời gian, công sức, kinh phí đi lại, nộp hồ sơ dự tuyển nhiều nơi, rồi lại đi rút hồ sơ nếu không đúng nguyện vọng…
Có thể thấy năm nay hầu hết các trường đều dùng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển, trong khi đề thi chỉ phục vụ mục đích xét tốt nghiệp. Với học sinh giỏi, học sinh chuyên rất lo lắng khi mà dải điểm để phân loại hẹp sẽ gây khó trong xét tuyển vào các trường top trên. Xin cô cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?
Tuyển sinh thuộc quyền tự chủ của các trường, điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ là một trong các căn cứ nhà trường dành chỉ tiêu để xét tuyển.
Năm 2020 theo chủ trương, các địa phương chủ trì kì thi tốt nghiệp THPT, nhưng đồng thời Bộ GD&ĐT vẫn ra đề thi đảm bảo tính phân hóa, lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm tổ chức kì thi; khâu thanh tra – giám sát có sự tham gia phối hợp của các cán bộ giảng viên các trường đại học. Theo tôi, kết quả thi đảm bảo độ tin cậy để các trường sử dụng xét tuyển nên các thí sinh yên tâm.
Đối với một số ngành có độ cạnh tranh cao với nhiều thí sinh giỏi đăng kí xét tuyển, các trường sẽ chủ động đưa ra các tiêu chí phụ để chọn lựa thí sinh phù hợp vào học.
Bộ GD-ĐT áp dụng phần mềm chống gian lận tuyển sinh 2020
Hệ thống sẽ cảnh báo nếu các trường xác định chỉ tiêu vượt quá năng lực đào tạo cũng như cảnh báo nếu phát hiện giảng viên cơ hữu đứng tên ở nhiều trường...
Thí sinh dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp của báo Tuổi Trẻ tại TP.HCM năm 2019 - Ảnh: TỰ TRUNG
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - quyền vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT - cho biết năm nay bộ xây dựng phần mềm quản lý chỉ tiêu tuyển sinh để phát hiện và cảnh báo các trường về việc trùng giảng viên, xác định chỉ tiêu vượt quá năng lực để đảm bảo chất lượng.
Phóng viên Tuổi Trẻ đã trao đổi với bà Thủy về vấn đề này.
Các trường sẽ báo cáo về Bộ GD-ĐT và công khai đề án tuyển sinh riêng trên trang thông tin điện tử của trường để thí sinh, xã hội giám sát, cập nhật thông tin.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy
* Năm nay bộ rà soát đề án tuyển sinh khá kỹ nhằm tránh trường hợp nhiều trường công bố đề án rồi rút xuống điều chỉnh lại. Việc rà soát này được thực hiện thế nào, thưa bà?
- Bộ GD-ĐT xây dựng và triển khai hệ thống phần mềm quản lý về chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm mầm non. Phần mềm này sẽ hỗ trợ các trường trong khai báo, cập nhật tình hình thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019, các điều kiện đảm bảo chất lượng trong xác định chỉ tiêu năm 2020 bằng hình thức online.
Đây là công cụ để tổng hợp, cập nhật dữ liệu về chỉ tiêu tuyển sinh, điều kiện đảm bảo chất lượng để xác định chỉ tiêu tuyển sinh của hệ thống giáo dục ĐH. Hệ thống sẽ cảnh báo nếu các trường xác định chỉ tiêu vượt quá năng lực đào tạo cũng như cảnh báo nếu phát hiện giảng viên cơ hữu đứng tên ở nhiều trường...
Các trường căn cứ vào các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị trường lao động, được quyền tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình trong việc xác định, thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - quyền vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT - Ảnh: FTU
* Các trường phải nhiều lần điều chỉnh đề án tuyển sinh. Đến thời điểm này, trang tuyển sinh của Bộ GD-ĐT chưa có bất kỳ đề án tuyển sinh nào của các trường?
- Dịch COVID-19 làm cho việc học tập bị gián đoạn khiến công tác thi, tuyển sinh ĐH năm nay cũng bị ảnh hưởng, diễn ra trễ hơn so với mọi năm. Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020 vì thế cũng sẽ được ban hành muộn hơn so với mọi năm. Hiện quy chế vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để phù hợp với tình hình dịch COVID-19. Kế hoạch tuyển sinh của các trường phụ thuộc vào kế hoạch thi tốt nghiệp THPT nên các trường chưa thể hoàn thiện đầy đủ và công bố đề án tuyển sinh vào thời điểm này.
Năm nay, theo quy định, tất cả các trường đều phải xây dựng và công khai đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường trước 15 ngày tính đến ngày thí sinh bắt đầu đăng ký xét tuyển.
* Những nội dung nào trong việc xác định chỉ tiêu của các trường được bộ chú ý để đảm bảo chất lượng?
- Ngoài rà soát tiêu chí về điều kiện giảng viên, các trường cần đảm bảo căn cứ pháp lý và các tiêu chí trong xác định chỉ tiêu theo quy định. Cụ thể: tiêu chí số sinh viên chính quy tính trên một giảng viên quy đổi theo từng khối ngành/từng ngành đào tạo; diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo (thuộc sở hữu của trường) tính trên một sinh viên chính quy của các hạng mục công trình; yêu cầu về chủng loại, số lượng học liệu, trang thiết bị tối thiểu theo yêu cầu của chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học...
Tiêu chí nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội: cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh phải căn cứ nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cua quốc gia, địa phương và của ngành...
Điều tiết chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm
* Theo nhiều trường, việc giao chỉ tiêu sư phạm của bộ quá chặt chẽ dẫn đến việc có những ngành chỉ có 10, 20 chỉ tiêu gây khó khăn cho đào tạo của các trường...
- Trước thực trạng dôi dư giáo viên ở một số bậc học tại nhiều địa phương trên cả nước thời gian trước đây, đồng thời nhằm cân đối chỉ tiêu đào tạo giáo viên với đề án quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, từ năm 2018 Bộ GD-ĐT đã có chủ trương điều tiết chỉ tiêu tuyển sinh mới và nâng chuẩn đào tạo với ngành đào tạo sư phạm.
Năm 2020, chỉ tiêu đào tạo sư phạm về cơ bản vẫn giữ nguyên tắc xác định chỉ tiêu như năm 2018, 2019. Đó là căn cứ trên cơ sở chỉ tiêu xác định theo nhu cầu địa phương và năng lực đào tạo của trường. Trong trường hợp nếu tỉnh có nhu cầu giáo viên ở một ngành thấp (ngành đào tạo số lượng hạn chế), Bộ GD-ĐT giao cho trường thuộc địa phương đào tạo.
Nếu trường không có khả năng tổ chức đào tạo, Bộ GD-ĐT sẽ giao chỉ tiêu đó cho các ĐH vùng hoặc ĐH Quốc gia đào tạo cho tỉnh. Và chỉ tiêu được giao này cũng không vượt quá nhu cầu của địa phương đã xác định.
Lọc thí sinh ảo Theo dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020, tiếp tục cho phép thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng (NV). Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu của Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT), trong thời gian qua, khi cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển không giới hạn NV, hầu hết các em trúng tuyển và nhập...