Lựa chọn máy tính khoa học cho năm học mới
Máy tính bỏ túi là dụng cụ hỗ trợ nhu cầu học tập và không còn xa lạ đối với học sinh – sinh viên. Trước mùa tựu trường, cùng dạo quanh thị trường máy tính để chọn lựa cho mình một chiếc máy tính khoa học phù hợp hẳn nhiên là một việc cần thiết.
Và nếu bạn muốn tìm mua một chiếc máy tính khoa học vừa thời trang, phong cách, vừa tiện dụng với các chức năng vượt trội thì Vinacal 570ES Plus là một lựa chọn thông minh.
Nói đến máy tính khoa học, điều đầu tiên cần phải xem xét chính là chức năng của máy. Vinacal 570ES Plus là một sản phẩm máy khoa học được cải tiến và bổ sung thêm 6 tính năng mới mà các dòng máy tính trước đây không có: Tìm thương và số dư của phép chia, tìm bội số chung nhỏ nhất, tìm ước số chung lớn nhất, phân tích ra thừa số nguyên tố, giải hệ phương trình bậc nhất 4 ẩn, giải toán ma trận 4 dòng x 4 cột.
Các tính năng mới này phối hợp cùng những tính năng sẵn có tạo thành 431 tính năng, giúp việc giải toán dễ dàng và đơn giản hơn. Ví dụ như khi cần phải giải một bài toán, kết quả cho ra là , những dòng máy trước đây sẽ không hiển thị kết quả như trong sách giáo khoa mà hiển thị kết quả bằng (-5,1339745962155…) là một số vô tỷ. Như vậy, chúng ta sẽ phải tính toán “thủ công” trước rồi mới dùng máy tính để thử lại xem kết quả có đúng hay không. VớiVinacal 570ES Plus, người dùng sẽ dễ dàng tính ra kết quả như trong sách giáo khoa mà không phải tốn thời gian thử lại.
Hay như đối với việc giải toán ma trận, màn hình hiển thị của những dòng máy tínhtrước đây chỉ có thể hiển thị được 2 dòng, còn đối với Vinacal 570ES Plus thì ma trận sẽ được hiển thị đầy đủ. Máy tính Vinacal 570ES Plus bắt được thị hiếu riêng biệt trong việc giải toán của người Việt Nam. Máy được bổ sung thêm tính năng tìm ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất và phân tích ra thừa số nguyên tố, giúp học sinh – sinh viên khi làm toán không còn phải mất nhiều thời gian cho các thao tác này nữa. Với những tính năng mới vượt trội và xu hướng luôn luôn cải tiến, Vinacal 570ES Plus trở thành người bạn đồng hành tin cậy của học sinh sinh viên.
Ngoài ưu điểm về tính năng, Vinacal 570 ES Plus còn chứng tỏ sức hút nhờ vào “ngoại hình” thời trang và cá tính. Hai màu sắc trẻ trung và năng động là màu tím và màu nâu được được đưa ra thị trường tạo nhiều sự lựa chọn cho người sử dụng. Giờ đây, ngoài việc chọn cho mình một chiếc máy tính hữu dụng, người dùng còn có thể chọn được màu sắc máy theo sở thích và phong cách riêng, thể hiện được gu thời trang và thẩm mỹ cá nhân. Còn gì hơn một chiếc máy tính vừa có tính năng vượt trội lại vừa thời trang?
Không chỉ có thế, những chi tiết nhỏ ở Vinacal 570ES Plus cũng trở thành một ưu điểm so với những dòng máy trước đây. Các phím bấm của máy rất nhạy, tránh được sự khó chịu cho người sử dụng khi rơi vào tình trạng máy bị kẹt phím hoặc phím máy bị “chai”. Hơn thế nữa, pin sử dụng cho máy tính là pin AAA 1, 5 V với độ dài tuổi thọ tối thiểu là 2 năm và nắp pin ngoài rất dễ tháo lắp. Các ưu điểm nhỏ và tỉ mỉ này làm tăng điểm số trong đánh giá của người sử dụng.
Video đang HOT
Một chiếc máy tính vừa tiện dụng với các chức năng vượt trội vừa có màu sắc thời trang như Vinacal 570ES Plus chính là một sự lựa chọn tinh tế và phù hợp với học sinh sinh viên trong mùa tựu trường năm nay.
Sản phẩm có bán tại hệ thống nhà sách, công ty sách TBTH trên toàn quốc hoặc truy cập website để mua sản phẩm với giá ưu đãi.
Công ty cổ phần điện tử Việt Nhật
21 Ký Hòa, Phường 11, Quận 5, TP.HCM | ĐT: 84.8.39506666
Fax: 84.8.38539632
Email: info@v-n-c.com.vn
www.me.zing.vn/vinacal.askmi
Tư liệu: Vinacal
Theo Infonet
Làm thế nào khi trẻ sợ... đi học?
Nôn ói, đau bụng, đau đầu, mê sảng... là những triệu chứng sợ đi học mà nhiều trẻ ngày đầu đến trường có thể gặp phải. Triệu chứng tâm lý này rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý và nếu không khắc phục sớm có thể gây ám ảnh lâu dài với trẻ.
Nôn ói vì sợ đi học
Với nhiều trẻ từ nhỏ lúc nào cũng có người thân kè kè bên cạnh, đáp ứng mọi yêu cầu thì việc tách gia đình để đến trường là vấn đề nan giải. Ngay từ ngày đầu đến trường, nhiều trẻ có phản ứng như bám chặt lấy bố mẹ, khóc thét, kêu la dữ dội, không chịu vào lớp học... Tiếp những ngày sau đó, không ít phụ huynh phải cuống cuồng cho con uống thuốc hoặc đưa đến bệnh viện khi các trẻ có các tiệu chứng như nôn ói, sốt, đau bụng, đau đầu... nhưng điều trị mãi không hết bệnh. Thật ra vấn đề nhiều trẻ mắc phải vào mùa tựu trường là về tâm lý, sợ đi học chứ không không phải là bệnh lý
Không chấp nhận sự chia ly, nhiều trẻ "sốc" khi đột ngột thay đổi môi trường.
Chị Trần Thị Nhung, nhà ở Q.11, TPHCM cho biết, từ giữa tháng 6, chị đã đưa cô con gái 4 tuổi đến trường mầm non gần nhà học hè để chuẩn bị cho năm học mới nhưng bất thành. Cháu liên tục có các dấu hiệu nôn ói, đau bụng, đau đầu... và bị sụt cân nhanh. Cho con uống thuốc tại nhà mà không bớt, chị tức tốc đưa con đến đi khám lâm sàng nhưng không phát hiện ra vấn đề gì mà cần phải theo dõi thêm.
Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT TPHCM) cho hay, đầu năm trường tiểu học phải dành ít nhất 1 tuần lễ đầu năm học để hướng dẫn HS làm quen với không gian, nề nếp học tập ở lớp 1, trước khi vào chương trình. Giáo viên chủ nhiệm tuyệt đối không dọa nạt, to tiếng làm trẻ sợ hãi. Đồng thời, thường xuyên trao đổi hợp tác với cha mẹ học sinh về những trường hợp HS có biểu hiện sợ sệt, khóc nhè... giúp trẻ tự tin và thích đi học.
"Khi cháu khỏe lại, tôi có ý định đưa trở lại trường, nhưng vừa lôi cặp sách ra lập tức bệnh nôn ói, đau bụng của cháu tái phát. Đến lúc này bác sĩ mới khẳng định cháu gặp phải hội chứng sợ đi học và giới thiệu tôi qua khoa tâm lý", chị Nhung kể.
Sau khi được bác sĩ tư vấn, chị nhận ra nguyên nhân lâu nay cả gia đình quá cưng chiều con, bố mẹ chưa bao giờ rời xa cháu một ngày. Kể cả khi cháu 3 tuổi, vợ chồng chị không cho con đến trường mà để ở nhà thay nhau chăm bẵm. "Đến giờ "bệnh" cháu vẫn chưa bớt, e rằng năm học mới cũng không kịp đi học", người mẹ lo lắng.
Vào mùa tựu trường, tại khoa Tâm lý của các bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 cũng như các trung tâm tâm lý, trẻ mắc bệnh "sợ đi học" lại đến thăm khám nhiều hơn, đông nhất là các cháu bắt đầu đi học mẫu giáo và vào lớp 1.
Theo các chuyên gia, ngoài những trẻ sợ đến lớp do thua kém bạn bè vì trí tuệ chậm phát triển, hay đi học trước tuổi thì phần lớn trẻ sợ đi học chủ yếu do các yếu tố bên ngoài tác động vào. Gia đình quá o bế, cưng chiều, không tạo điều kiện cho con tự lập từ những việc chăm sóc cá nhân..., trẻ luôn "bám váy mẹ" cho đến ngày đi học hay cá biệt có trường hợp trẻ bị giáo viên hù dọa, làm trẻ sợ hãi.
Do thiếu sự tự lập, được bao bọc quá mức nên khi đột ngột thay đổi môi trường sống trẻ cảm thấy sợ hãi, bất an... cho rằng những người thân đang xa lánh mình. Thế nên trẻ hình thành phản ứng tâm lý như đau bụng, nôn ói, biếng ăn... như là một cách phản kháng. Tuy nhiên, đó cũng là phản ứng để dần thích nghi với sự thay đổi. Nhiều phụ huynh thấy con minfh như vậy đã quá hốt hoảng, lo lắng, đưa con về nhà và tiếp tục "o bế" nên quá trình đến trường của trẻ càng khó khăn hơn.
"Bù đắp" sự chia ly cho trẻ
Theo chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ (Công ty Tâm lý Trẻ), trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, vào lớp 1 rơi vào hội chứng sợ trường lớp đa phần là do sợ xa cách cha mẹ, sợ không an toàn. Do đó, để con hứng thú với việc đến trường ngay từ những ngày đầu, từ nhỏ cha mẹ nên tách trẻ ra khỏi mình theo một lịch trình điều độ và tăng dần về mặt thời gian.
Ngay ở trong gia đình, tên tạo cho trẻ không không gian và thời gian một mình trong sự quan sát của bố mẹ nhằm đảm bảo an toàn. Cha mẹ nên dạy con tự lập càng sớm càng tốt, đặc biệt là cách chăm sóc bản thân như đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh... để khi gặp môi trường mới, trẻ không quá hụt hẫng.
Giáo viên sẽ là người "bù đắp" tình cảm cho trẻ khi làm quen với sự xa cách từ gia đình.
Bà Huệ nhấn mạnh, phản ứng của cha mẹ quyết định rất nhiều đến hứng thú học tập của con. Không ít phụ huynh đưa con đến trường mà tâm trạng họ cũng bất an, luôn bịn rịn khi trẻ vào lớp, đón trẻ là ôm lấy hỏi dồn dập như có mẹ đây rồi, con có bị làm sao không... thì lo lắng đó sẽ truyền qua đứa trẻ. Vì thế trước hết bố mẹ cần tin tưởng, thấy yên tâm khi con đến trường thì mới giảm được cảm giác lo sợ cho con.
Bác sĩ Nguyễn Văn Ca (Phó khoa Tâm thần kinh, bệnh viện 175) cho hay, khi trẻ đi học có các triệu chứng nôn ói, đau đầu, đau bụng... cần phải xác định rõ là biểu hiện của rối loạn chia ly hay là bệnh lý để có đúng phương pháp khắc phục phù hợp vì rất dễ bị nhẫm lẫn.
Với trẻ sợ đi học, trước vài ngày ngày nhập học, bác sĩ Ca khuyên phụ huynh nên đưa con đến trường vui chơi, nói với trẻ rằng sắp tới con sẽ đi học ở đây, kể cho con những câu chuyện về thầy cô, bạn bè. Ngoài ra, khi rời cha mẹ, trẻ cần được bù đắp cho sự chia ly để cảm giác mình được an toàn. Vì thế, đòi hỏi người giáo viên phải tình cảm, có kinh nghiệm và kỹ năng sư phạm phù hợp với lứa tuổi. Một trong những cách hiệu quả khác là tìm ngay cho một người bạn cùng lớp để trẻ vừa thích thú và lại yên tâm khi đi học.
Bác sĩ Ca khuyến cáo, với những trẻ gặp phải hội chứng sợ đi học, cần phải khắc phục, điều trị sớm để trẻ không bị ám ảnh nỗi sợ trường lớp có thể ảnh hưởng về lâu dài.
Hoài Nam
Theo dân trí
"Ám ảnh" đồng phục đầu năm Từ ý nghĩa tốt đẹp ban đầu, những bộ đồng phục dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh vào mỗi mùa tựu trường. Mỗi năm một kiểu Có thể nói, ý nghĩa ban đầu của việc mặc đồng phục chính là làm giảm cách biệt giữa các học sinh, tạo sự gắn bó, hoà đồng giữa học sinh của...