Lũ lụt tại miền Nam Thái Lan khiến hàng chục nghìn người bị ảnh hưởng
Ngày 25/12, giới chức Thái Lan ngày 25/12 cho biết mưa lớn trong 2 ngày qua đã gây lũ lụt tại các tỉnh ở miền Nam nước này, ảnh hưởng đến hàng chục nghìn người và làm gián đoạn hoạt động nhiều tuyến đường bộ và đường sắt.
Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, 2 tỉnh Yala và Narathiwat chịu ảnh hưởng nặng nhất của đợt mưa lũ này với hàng chục xã, huyện ngập trong nước lũ, nhiều trường học buộc phải cho học sinh nghỉ học.
Mưa lớn cũng gây ra nhiều vấn đề trên biển, với ít nhất 7 tàu bị chìm ở Vịnh Thái Lan và biển Andaman kể từ ngày 22/12.
Công ty đường sắt quốc gia Thái Lan cho biết mưa lớn cũng gây hiện tượng sụt lún đường ray, làm gián đoạn hoạt động của tuyến đường sắt về phía Nam tới biên giới Malaysia.
Video đang HOT
Nhà chức trách đã cảnh báo người dân các tỉnh miền Nam sẵn sàng sơ tán nếu tình hình lũ lụt trở nên tồi tệ hơn. Hiện giới chức tỉnh đang làm việc với các chính quyền địa phương để bàn giải pháp thoát nước tại các khu vực bị ngập lụt và đánh giá mức độ thiệt hại.
Cục Khí tượng Thái Lan trước đó dự báo gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đến Vịnh Thái Lan và khu vực phía Nam kèm theo gió mạnh. Trong các ngày 24-25/12, hệ thống áp thấp mạnh lên dọc bờ biển Malaysia, di chuyển qua vùng hạ Nam Thái Lan và đổ bộ xuống hạ lưu Biển Andaman, gây mưa to đến rất to tại một số khu vực ở vùng hạ lưu phía Nam.
Cục Khí tượng đã khuyến cáo người dân các khu vực này đề phòng lũ quét và lở đất bất ngờ, đặc biệt là ở các vùng đồi núi gần đường thủy và vùng trũng thấp. Tại Vịnh Thái Lan, dự báo có sóng cao từ 2 đến 4m. Các tàu đi trong Vịnh Thái Lan và Biển Andaman, đặc biệt là ở những khu vực có giông bão, được khuyến cáo thận trọng, trong khi các tàu thuyền nhỏ ở Vịnh Thái Lan được khuyến cáo tránh ra khơi trong thời gian này.
Nhiều nơi tại châu Á 'vật lộn' với cái nóng kỷ lục của tháng 4
Một đợt nắng nóng kỷ lục của tháng 4 đang "thiêu đốt" Nam và Đông Nam Á.
Một phụ nữ che ô tránh nắng tại Bangkok, Thái Lan ngày 22/4. Ảnh: AP
Tờ Strait Times (Singapore) đưa tin các nhà khí tượng học đã ghi nhận mức nhiệt lên tới 45 độ C ở Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar và 42 đến 43 độ C ở Bangladesh, Lào, Nepal và Trung Quốc. Đây là nhiệt độ mà hầu hết các quốc gia này chưa từng trải qua vào tháng 4 trong nhiều thập niên.
Các lưới điện đối mặt với nguy cơ quá tải trong khi người nông dân lo lắng về mùa vụ thất bát. Nhà khí hậu học kiêm nhà sử học thời tiết Maximiliano Herrera đăng trên trang Twitter cá nhân rằng châu Á đang trải qua "đợt nắng nóng tháng 4 tồi tệ nhất" trong lịch sử. Ông cảnh báo: "Nó sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn".
Nhiều nhà khí hậu học và nhà khoa học đánh giá đây mới chỉ là khởi đầu của một đợt khô hạn kéo dài có nguy cơ trầm trọng hơn do hiện tượng El Nino được dự báo sẽ tấn công vào cuối năm 2023. Họ cảnh báo châu Á sẽ phải chuẩn bị tinh thần cho những ngày thậm chí còn nóng hơn ở phía trước.
Tại Philippines, nơi nhiệt độ đạt mức 37 độ C, đã có gần 150 học sinh cấp hai tại một tỉnh miền Nam đã bị say nắng do trường học mất điện. Trong đó có 7 em bị ngất và 2 em phải đưa đến bệnh viện. Mỗi lớp học tại đây thường có đến 60 học sinh và chỉ có quạt điện để làm mát.
Nắng nóng cực độ đã khiến giới chức Thái Lan cảnh báo người dân nên ở trong nhà. Cục Khí tượng Thái Lan ngày 22/4 dự báo nhiệt độ cao nhất trong 24 giờ tới có thể lên tới 43 độ C ở phía Bắc nước này và có thể đạt 40 độ C ở thủ đô Bangkok. Nhiệt độ cao nhất vào hôm 22/4 là ở tỉnh Phetchabun với mức 42,5 độ C.
Tại Yangon ở Myanmar, tài xế taxi Ko Thet Aung (42 tuổi), cho biết ông phải dừng lái xe khi Mặt Trời lên cao. Ông chia sẻ với hãng thông tấn AFP (Pháp): "Tôi không thể lái xe nếu nhiệt độ quá nóng vào ban ngày". Thị trấn Kalewa ở Tây Bắc Myanmar cũng ghi nhận mức nhiệt kỷ lục trong tháng 4 là 44 độ C.
Một người lái xe taxi uống nước trong buổi chiều nóng nực tại Kolkata (Ấn Độ). Ảnh: Shutterstock
Nhu cầu điện tăng cao đã gây "căng thẳng" cho lưới điện ở một số quốc gia như Bangladesh. Ông Munna Khan sống tại thị trấn Ashulia, ngoại ô thủ đô Dhaka, cho biết: "Thật khó để chúng tôi ngủ vào ban đêm khi không có điện". Đã có hàng trăm người dân tụ tập tại Dhaka để cầu mưa.
Ấn Độ cũng đang cảnh báo về tình trạng mất điện do việc sử dụng máy điều hòa không khí và máy bơm tưới tiêu ngày càng tăng. Vào ngày 18/4, có đến 6 thành phố tại Bắc và Đông Ấn Độ ghi nhận mức nhiệt trên 44 độ C, trong khi thủ đô New Delhi cũng đạt mức 40,4 độ C. Nhiệt độ cao đã buộc nhiều trường học tại một số bang ở Ấn Độ đóng cửa.
Truyền thông địa phương tại Trung Quốc đưa tin mức nhiệt độ kỷ lục của tháng 4 đã được ghi nhận tại nhiều địa điểm trong đó có Thành Đô, Chiết Giang, Nam Kinh, Hàng Châu.
Trong tuần qua, Luang Prabang tại Lào cũng ghi nhận mức nhiệt kỷ lục 42,7 độ C.
Một số quốc gia khác ở châu Á cũng ghi nhận nhiệt độ tăng vọt đạt mức kỷ lục của tháng 4. Một ví dụ là nhiệt độ tại Minamata thuộc tỉnh Kumamoto (Nhật Bản) đã lên mức 30,2 độ C. Nhiệt độ cao bất thường trong tháng 4 cũng được ghi nhận ở Trung Á. Trong đó có Kazakhstan với 3,6 độ C tại Taraz, đây là mức kỷ lục của tháng 4 ở nước này. Turkmenistan và Uzbekistan cũng gặp tình trạng tương tự.
Thái Lan gác kế hoạch mua tàu ngầm Trung Quốc Năm 2017, Thái Lan ký thỏa thuận mua chiếc tàu ngầm đầu tiên của Trung Quốc với giá 13,5 tỉ baht (hơn 408 triệu USD) và còn tính mua thêm hai tàu ngầm trị giá 22,5 tỉ baht (hơn 622 triệu USD). Thái Lan mua tàu ngầm mục đích để bảo vệ vịnh Thái Lan và phục vụ lợi ích ở biển xa....