Lốp xe “độ xích”, vượt đầm lầy” đến lớp học giữa núi rừng cùng thầy cô giáo Điện Biên
Con đường lầy lội không khác gì đầm lầy, những chiếc xe máy phải quấn nhiều vòng xích vào lốp để tăng độ bền và bám đường. Các thầy cô vẫn ngày ngày vượt những trở ngại như thế để tới lớp với các em nhỏ giữa đại ngàn
Điện Biên là tỉnh vùng núi cao, biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, là tỉnh có chung đường biên giới với 02 quốc gia Trung Quốc và Lào. Hầu hết các thôn (bản) ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, phân bố rải rác, cư trú phân tán, xa trung tâm.
Đó cũng là trở ngại lớn đối với những giáo viên vùng cao nơi đây, những người phải có lòng yêu nghề lớn hơn tất cả mới có thể trụ lại với nghề, với các em nhỏ vùng cao.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, cùng nhìn lại một số hình ảnh về con đường đến trường của các thầy cô giáo mầm non ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Đi chợ cho cả tuần, lốp xe “độ thêm xích”, đó là hành trang của giáo viên vùng cao trước khi bắt đầu một tuần mới.
Vào mùa thu, Điện Biên là nơi thường xuyên hứng chịu những cơn mưa lớn.
Khiến cho đường lầy lội.
Một con đường vào bản ở Điện Biên.
Video đang HOT
Phút dừng chân nghỉ ngơi của các thầy cô giáo xã Na Tông, huyện Điện Biên.
Cuộc sống “trên mây”.
Tiếp tục hành trình cho một tuần làm việc mới.
Đường vào bản ngày tạnh ráo
Trường Mầm non xã Na Tông, huyện Điện Biên.
Học sinh trường MN xã Na Tông múa hát trong một sự kiện.
Những lớp học đơn sơ giữa núi rừng
Cuộc sống lưng chừng đồi.
Theo infonet
Điện Biên: Mó nước "thần kỳ" hàng trăm người xếp hàng lấy mỗi ngày
Giữa cánh đồng tại bản Cang Ná, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên có một mó nước được cho ra rất "thần kỳ". Có đến hàng trăm người xếp hàng lấy nước mỗi ngày.
Mó nước không chỉ cung cấp nguồn nước cho người dân quanh khu vực, mà thậm chí có những người ở xa vài km, hay ở trong thành phố Điện Biên Phủ cũng tranh thủ đến đây để lấy nước về.
Theo tìm hiểu của phóng viên báo điện tử DANVIET.VN, cụ Lò Văn Thanh, ở bản Cang Ná - người đã bước vào tuổi xưa nay hiếm thì mó nước này có từ rất lâu.
"Mó nước đấy trước đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cả bản chúng tôi, cũng không chắc về thời gian của nó nhưng nó ít nhất đã có từ thời trước chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Trước đây nhà nào cũng có 1 giếng nước, nhưng chỉ để tắm giặt, còn nước ăn thì cả bản đều ra mó lấy. Nước chảy quanh năm, không bao giờ đục, uống có vịt ngọt. Nhiều năm về trước, chỉ có người dân trong bản lấy, bây giờ thì người ngoài thành phố cũng đem cả xe ô tô vào lấy nước" - cụ Lò VănThanh cho phóng viên DANVIET.VN biết thêm.
Mó nước tại bản Cang Ná, lúc nào cũng có rất đông người dân đến lấy nước.
Qua lời kể của các già làng thì vào những năm đầu thế kỷ 20, vùng lòng chảo Điện Biên có trận hạn hán nặng, nước ở các giếng quanh khu vực lòng chảo Điện Biên đều cạn khô, nhưng mó nước ở bản Cang Ná vẫn chảy. Mó nước trước đây nằm ở chỗ ruộng thụt, cả vùng lòng chảo hạn hán nhưng tại đây nước vẫn đùn lên trong mát. Người dân quanh khu vực đào xuống khoảng 2m thì tia nước từ dưới lòng đất phụt lên, trong mát quanh năm.
Người dân trong thành phố Điện Biên Phủ và các vùng lân cận mang cả xe ô tô đến chở nước tại mó nước bản Cang Ná.
Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân ở trong thành phố cũng vào lấy nước về sử dụng, người thì mang xe máy, người thì mang cả ô tô vào lấy. Để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người vào lấy nước năm 2012, người dân bản Cang Ná đứng lên kêu gọi hiến đất mở đường và góp tiền lại xây lên mó nước như bây giờ.
Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử DANVIET.VN, ông Nguyễn Văn Trình đội 2, xã Thanh Hưng kể: "Gần 20 năm nay ngày 1 lần tôi ra lấy nước tại mó này về nấu ăn. Cả nhà tôi như nghiện nước này, hôm nào mệt không đi lấy được, uống nước giếng khoan tại nhà không có vị ngọt của nước".
Không kể thời tiết, kể cả ngày mưa, mó nước vẫn rất đông người đến lấy về sinh hoạt.
Theo cụ Thanh thì hàng ngày có rất nhiều người từ khắp nơi đổ về đây lấy nước. "Họ lấy không kể thời gian, nhưng đông nhất là buổi sáng và chiều tối. Có hôm cả đoàn xe máy đến hàng trăm chiếc, xếp hàng chờ đợi lấy nước, đến 22 giờ khu vực mó nước vẫn còn đông người" cụ Thanh cho biết.
Theo Danviet
Cận cảnh những khúc cua nguy hiểm trên QL279 Điện Biên Tuyến QL279 đoạn từ huyện Tuần Giáo đi cửa khẩu Tây Trang, huyện Điện Biên (Điện Biên) có rất nhiều dốc, đèo cao, khúc cua tay áo rất nguy hiểm. Khúc cua ở đỉnh đèo Tằng Quái Tuyến QL279 đoạn từ huyện Tuần Giáo đi cửa khẩu Tây Trang, huyện Điện Biên (Điện Biên) dài khoảng 117km. Dốc Nà Lơi thuộc địa phận...