Lớp ồn đến nỗi lớp trưởng bất lực, lớp phó quay sang nói một câu khiến ai nấy im bặt
Ai đã từng làm lớp trưởng, lớp phó mới hiểu nỗi khổ nói hoài chẳng ai nghe!
Thời đi học, bố mẹ nào cũng vui khi thấy con được giữ các chức vụ trong ban cán sự lớp nhưng đến trường mới biết làm lớp trưởng, lớp phó chưa bao giờ là sướng cả. Không như giáo viên chỉ tiếp xúc với lớp học qua các tiết dạy, ban cán sự luôn phải theo sát và quản lý lũ bạn được mệnh danh là “nhất quỷ nhì ma” của mình để không có rắc rối nào xảy ra. Bởi vậy mà để các lớp trưởng, lớp phó có thể hiền lành quả là rất khó.
Mới đây, dân mạng tỏ ra thú vị trước đoạn TikTok chưa tới 5 giây thể hiện biểu cảm của một cô bạn lớp phó trong khi giữ trật tự trong lớp. Theo đó, clip được ghi lại trong lúc lớp không có giáo viên và các học sinh phải tự quản. Nhưng có mấy ai mà chịu ngồi yên mỗi khi thầy cô đi vắng? Điều này khiến lớp học hỗn loạn hơn bao giờ hết, dù anh chàng lớp trưởng đã lên tiếng mong các bạn im lặng.
Lớp phó phải thét ra lửa khi quản lớp (Nguồn: @catxd_2611)
Nhưng đúng là đôi khi, ở một vài tình huống, đàn ông con trai không thể nào xử lý được việc này và đành nhờ đến các cô gái. Cô bạn lớp phó trong video sau khi thấy lớp trưởng quá bất lực liền “nổi đóa” và dùng uy lực lời nói của mình để yêu cầu cả lớp: “Im lặng hết coi!” bằng âm lượng lớn nhất mà cô bạn có thể phát ra.
Ngay lập tức, cách làm này đã có hiệu quả, tiếng nhốn nháo ban đầu giờ không còn nữa mà lớp bỗng trở nên im bặt. Được biết, nữ sinh này là Nguyễn Vĩnh Cát Cát, đang học lớp 10 tại một trường THPT trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Hiện 10x đang giữ chức lớp phó học tập và tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp. Nếu bỏ qua nét “dữ dằn” và cá tính trong clip, cô bạn cũng có ngoại hình xinh xắn lắm đấy. Phải chăng đây cũng là lý do khiến lời nói của Cát Cát có trọng lượng hơn?
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Những gì cô nàng thể hiện trong đoạn TikTok hẳn là nỗi lòng chung của những ai đã từng kinh qua các vị trí “đầu tàu” của lớp. Dù được thầy cô lâu lâu ưu ái hơn một chút nhưng chắc chắn họ luôn phải là những người làm gương cả trong học tập và nề nếp. Họ không được có điểm xấu hay vi phạm nội quy và có hàng tá những trách nhiệm không tên phải thực hiện. Thế nên các bạn học sinh ơi, đừng hoạnh họe các cô cậu lớp trưởng, lớp phó của lớp mình nhiều quá nhé!
Cặp đôi lén lút hẹn hò từ năm lớp 10 và cú twist: Thanh niên 16 tuổi tự đến nhà gái để xin được yêu
Đọc một câu chuyện tình yêu dễ thương để bớt mệt mỏi với drama đi các bạn!
Hít hà drama tình cảm của những cặp đôi với câu chuyện tình chỉ kéo dài chưa đến nửa năm thôi thì cũng vui đấy. Nhưng mà đôi khi nó sẽ khiến bạn mệt mỏi và cảm thấy chẳng còn năng lượng hay niềm tin cho những điều tích cực.
Đừng thở dài thườn thượt và bi quan với suy nghĩ kiểu "chán chẳng buồn yêu" hay "yêu đương gì tầm này" nữa. Tạm quên mấy chuyện ồn ào kia đi thì vẫn có rất nhiều chuyện tình mà ở đó, 2 người đơn giản là cố gắng nỗ lực để được đồng hành cùng nhau.
Câu chuyện tình yêu của Anh Thư (sinh viên ĐH Ngân hàng) và Nam Long (sinh viên ĐH Kiến Trúc) cùng sinh năm 2000 ở Sài Gòn dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn mong có người yêu ngay và luôn. Hoặc đơn giản là muốn ở cạnh ai đó mang đến thật nhiều động lực và niềm vui ấy!
1.
Tui và Nam Long bắt đầu chuyện tình cảm khi còn là học sinh lớp 10 của trường tư thục Nguyễn Khuyến. Nói một chút về Nguyễn Khuyến thì đây là ngôi trường có tỉ lệ đậu ĐH cao nhất cả nước nhờ áp dụng "kỷ luật sắt". Học sinh ở nội trú trong trường không được sử dụng điện thoại, không dùng Internet và chỉ có thể ra ngoài vào cuối tuần. Sương sương vậy là đủ để hiểu chuyện yêu đương của tụi tui sẽ chẳng hề dễ dàng tẹo nào rồi.
Năm đầu chuyển cấp, do chưa quen với môi trường mới nên tui học hành khá chểnh mảng. Mấy lần bị phạt đứng cuối lớp chẳng hiểu ngẩn ngơ kiểu gì lại cứ nhìn hoài rồi thích luôn Nam Long - cậu bạn lớp trưởng. Thế là tui tìm cách "bật đèn xanh", nhờ người ta mua hộ món này món kia để có cớ nói chuyện. Thấy người ta cũng vui vẻ, hào hứng là biết cá đã cắn câu rồi nhá! Mà có được nói chuyện thoải mái đâu, tụi tui toàn phải lén lút viết cho nhau mấy mẩu giấy rồi cuối tuần được dùng điện thoại mới có thể gọi điện hay nhắn tin.
Bọn tui cũng là dân trường Nguyễn Khuyến
Chuyện học hành của tui lúc này vẫn không khá hơn thậm chí còn bị mời phụ huynh và có nguy cơ bị đuổi học nếu thành tích không thể cải thiện. Nam Long rất lo lắng nên sốt sắng giảng bài, giúp tui ôn tập những kiến thức bị hổng. Tui cũng tập trung, nỗ lực học tập vì không muốn xa cậu bạn lớp trưởng dễ thương. Ngày 2/1/2016, khi tui vượt qua được kì thi thử thách để được học tiếp cũng là lúc Nam Long ngỏ lời nói "tụi mình quen nhau nha".
Cùng nhau học tập, cùng nhau đi qua năm tháng đẹp nhất của tuổi học trò
Những ngày đi học trở thành ngày vui đúng nghĩa khi có một người bạn trai kiêm bạn học ở bên cạnh. Cả hai đều học nội trú nên chỉ cuối tuần mới tranh thủ hẹn hò đi chơi, đi ăn một chút. Về đến trường còn phải đứa vào trước, đứa vào sau vì sợ có ai đó nhìn thấy. Có hôm thầy vô tình gọi cả 2 đứa lên bảng cùng một lúc là sợ xanh mặt vì cứ tưởng bị lộ chuyện rồi.
2.
Và rồi thì lộ thật, vào năm lớp 11.
Thầy cô và bố mẹ chỉ muốn cả 2 tập trung vào việc học nên đã quyết định 1 trong 2 đứa sẽ phải chuyển sang cơ sở khác. Thế là xa nhau. Tui không trách nhưng vẫn buồn lắm. Cả tháng trời 2 đứa chẳng có dịp gặp nhau khiến tui stress rồi trong đầu chỉ toàn suy nghĩ tiêu cực.
Ở Nguyễn Khuyến có một thứ "đặc sản" là điện thoại thùng xu. Nó là một chiếc điện thoại bàn cũ kĩ mà bạn thả xu vào thì sẽ gọi được ấy. Cuối mỗi buổi học, tụi tui sẽ xếp hàng chờ để được gọi cho thầy/cô nội trú xin được gặp người kia. Nghe cứ như trong phim thời xưa. Cả tui và Long đều tìm được sự động viên và an ủi thông qua những cuộc điện thoại như thế. Rồi lại cố gắng học thôi chứ chẳng biết làm thế nào.
Rồi một hôm, Nam Long nhắn tin bảo muốn đến gặp và nói chuyện với bố mẹ tui. Tui bất ngờ và lo lắng lắm. Và cậu bạn năm ấy chỉ mới 16 tuổi bằng cách nào đó đã thuyết phục bố mẹ để hai đứa được chính thức qua lại với nhau, chỉ cần giữ vững thành tích và đạt được mục tiêu đậu đại học.
Có lẽ, sự chín chắn và trưởng thành của Nam Long đã khiến bố mẹ tui thay đổi cách nhìn về việc yêu đương ở tuổi học trò và tin tưởng hơn vào mối quan hệ của hai đứa. Trước đó, cậu ấy chắc chắn đã phải "vượt chướng ngại vật" căng thẳng hơn đó chính là bố mẹ mình. Vậy là nhờ sự ủng hộ của gia đình, bọn tui thỉnh thoảng đã có thể gặp gỡ và giúp nhau học tập, động viên nhau cùng cố gắng.
3 năm học cấp 3 cứ thế trôi qua. Việc học trở nên bớt áp lực khi bạn có một mục tiêu cùng một người đồng hành kiên nhẫn. Việc 2 đứa cùng đậu đại học, vào ngôi trường tui thích không phải kì tích mà là kết quả của một quá trình dài nỗ lực không biết ngừng nghỉ, vì tui và cả vì người ta.
3.
Rời mái trường cấp 3, cả hai đứa như chim sổ lồng. Cuối cùng thì tụi tui cũng có thể tự do ở bên cạnh nhau mỗi ngày, cùng nhau đi khắp nơi rồi trải nghiệm cuộc sống mới ở đại học.
Nhiều người hỏi tui lên đại học gặp gỡ nhiều người hơn rồi có đứng núi này trông núi nọ không. Câu trả lời là tui chỉ càng yêu cậu bạn của tui hơn thôi. Yêu cách cậu ấy lúc nào cũng tràn đầy năng lượng và luôn tạo cho tui sự tin tưởng.
Bọn tui đã được tự do hơn khi lên đại học
Long luôn kiên nhẫn với một đứa bướng bỉnh như tui. 2 đứa cãi cọ hoài nhưng chỉ được một lúc là lại làm hoà. Có ghen tuông thì cũng chỉ ghen đùa, ghen giỡn cho vui nhà vui cửa chứ chẳng bao giờ nghi ngờ hay phải đặt dấu chấm hỏi về người kia. Mối quan hệ tích cực khiến tui luôn vui vẻ và có nhiều động lực để cố gắng hoàn thiện bản thân.
Tụi tui đã trưởng thành cùng nhau
Ở bên cạnh cậu lúc nào tui cũng thấy vui vẻ
Chắc bạn đã nghe mòn tai câu nói "chàng trai năm 17 tuổi rồi sẽ chẳng thể đi cùng bạn cả đời". Tui cũng chẳng nghĩ sẽ đồng hành với cậu bạn tui thương suốt 5 năm nay. Nghĩ nhiều làm gì, thương thì cứ thương thôi. Không biết đến được đâu thì mình cứ đồng hành lâu nhất có thể nhé!
Nhìn vào bảng báo cáo sĩ số của lớp học, cư dân mạng liền phát hiện ngay dòng chữ lạ Thoạt nhìn, bảng báo cáo sĩ số này cũng bình thường khi có đầy đủ thông tin như lớp, sĩ số, số bạn vắng mặt. Cho đến khi nhìn vào dòng chữ cuối thì không còn ai có thể nhịn cười. Đi học đầy đủ, đúng giờ được xem là tiêu chí đánh giá một học sinh có chăm ngoan hay không. Vậy...