Lớp học vỡ lòng toàn học sinh… đeo kính lão

Theo dõi VGT trên

Họ đi gần hết những gian truân của cuộc đời, lầm lũi mưu sinh, nhường cái chữ cho con em mình đến lớp. Giờ đây, lúc tuổi già bóng xế, họ cũng muốn được cầm bút, viết lên tên mình.

Học sinh toàn mang kính lão

Lớp học nằm bên bờ phá Tam Giang thuộc thôn Ngư Mỹ Thạnh (xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). Trong ngôi nhà cộng đồng được kê tạm làm lớp, những bộ bàn ghế cũ kỹ, chiếc bảng đen bạc màu, kê ngay ngắn trên tường vôi ẩm mốc. Phòng học lăn lóc những vật dụng mưu sinh trên sông nước. Là chiếc ghe nan (loại ghe được đan bằng tre nứa) kê tạm nơi hành lang. Là những phao cứu sinh chất kín một góc phòng. Cái trống làng đặt nơi cuối lớp.

Lớp học vỡ lòng toàn học sinh... đeo kính lão - Hình 1

Những gương mặt già nua, nhăn nheo, móm mém. Những đôi mắt đã mờ đục, hom hem. Nhiều người tóc đã lơ thơ sợi bạc. Tất cả đều cặm cụi trên trang vở, nắn nót ghi từng nét chữ.

Không như nhiều lớp xóa mù khác phải diễn ra ban đêm, lớp học ở đây bắt đầu từ 8h sáng. Sau một đêm lênh đênh trên phá mưu sinh, bạc mặt với những con sóng, ngọn gió, sáng ngày, họ lại cần mẫn đến lớp nhặt chữ. Họ là nhưng cư dân sống ở vạn đò, bên bờ con phá Tam Giang. Thời trẻ, cuộc sống khốn khó khiến những người dân mưu sinh trên phá không được đến trường. Lớn hơn chút, họ phải tất tả kiếm ăn, để con em không thất học. Cơ hội được cầm cuốn sách, cây bút đối với họ trở thành ước mơ xa vời.

Một chị trong lớp học khi được hỏi tuổi, liền giấu nụ cười ngại ngần sau trang sách. Chị bảo mình mới 13 tuổi. Cả lớp học cười rần rần. Mọi người xôn xao, “già có hột, nói 13 tuổi ai tin”. Chị chống chế, “mới học lớp 1, nói nhiều tuổi, họ cười cho”. Mọi người lại cười vang. Ai đó lên tiếng, “lớp 1 chỉ 7 tuổi thôi. Nói 13 tuổi họ cũng cười”. Đứng nơi góc lớp, thầy giáo không nhịn được cười. Thầy ra hiệu cả lớp im lặng, tiếp tục viết bài.

Anh Nguyễn Dũng (44 tuổi) khẽ khàng kể, gia đình anh có 9 anh em, nhưng hết 7 người không biết chữ. Trừ 3 người lập gia đình, theo vợ theo chồng đi xứ khác làm ăn, 4 anh em anh đều chăm chỉ đến lớp. Anh bảo, bao nhiêu năm chịu nhục là kẻ mù chữ, giờ có cơ hội xóa mù, phải cố thôi. Người đàn ông luống tuổi cho biết, trong 4 anh em đang theo học, chỉ có người em út của anh chưa lập gia đình.

“Nó mới hơn 20 tuổi. Thanh niên chưa vợ, ra ngoài không biết chữ ngại lắm. Nó quen bạn gái, nhắn cái tin trên điện thoại cũng không biết. Sử dụng điện thoại mà lưu danh bạ cũng không xong. Lúc nói chuyện, bị bạn bè chọc quê, tức lắm. Như tui già rồi còn đỡ, chứ nó trẻ, chịu sao được. Nhờ đến lớp, anh em tui đã đọc được sách báo. Ra ngoài giao tiếp, tự tin hẳn”, anh Dũng tâm sự.

Nếu 4 anh em anh Dũng, từ già đến trẻ đều ngồi chung một lớp, thì chị Lai (46 tuổi), ông Phong (60 tuổi) đều đến lớp học cả hai vợ chồng. Họ đều có điểm chung, con cái đang theo học các trường đại học.

“Ngày trước, tụi hắn đi học, về cũng dạy cho tui học. Tập cho tui viết. Nhưng tụi hắn dạy răng bằng thầy cô. Buổi tối, thắp cây đèn tù mù, ngồi ghi ít chữ là muốn gấp vở, cất bút. Rứa là hắn bảo, “thôi chừ học đến chữ Ng đi”. Tui nói “học chữ ng là răng?”, hắn kêu, “ng là ng u ngu hỏi ngủ đó”. Rứa là cả nhà đi ngủ. Tui học theo con, từ khi hắn vô lớp 1, chừ hắn sắp tốt nghiệp đại học rồi mà vẫn chưa biết chữ đó”, ông Phong vừa cười vừa tâm sự.

Thầy giáo ghi mấy chữ trên bảng, cả lớp bất chợt xôn xao. Nhất là những người ngồi cuối lớp. Rồi mọi người chuyền tay nhau cái kính nhỏ. Mỗi người đeo một lúc, ngó nghiêng lên bảng. Chị Hồ Thị Thủy (50 tuổi) kể, lớp học toàn người lớn tuổi, nên mắt ai cũng yếu. Cả lớp chỉ có độc nhất một chiếc kính của thầy. Mọi người thay nhau xài ké.

“Tui cứ định vô thành phố cắt một cái kính. Nhưng đường xa, đi lại tốn kém, nên lần lữa mãi chưa đi. Đợt trước có người về thăm lớp, họ hứa sẽ mang kính về cho mọi người. Cả lớp háo hức đợi. Nhưng đã mấy năm rồi chưa thấy”, chị Thủy – lớp trưởng phân bua.

Lớp học vỡ lòng toàn học sinh... đeo kính lão - Hình 2

Ông Phong hồ hởi cầm sách lên khoe mình đã biết đọc.

Phải biết chữ mới hết sống nhục

Video đang HOT

Chị Thủy, người gắn bó với lớp học hơn 4 năm nay tâm sự. Trong một lần vào viện thăm chồng bị ốm. Dù biết được tên khoa, số phòng chồng đang điều trị, nhưng vì không biết chữ, chị cứ đứng lớ ngớ ngay trước phòng chồng. Khi chị níu một cô y tá lại để hỏi thăm, lại bị cô này mắng té tát. Bảo chị có bị đui không, sao số phòng ghi sờ sờ trước mặt còn hỏi. Chị thật thà bảo mình không biết chữ, mới không đọc được. Chứ biết rồi ai hỏi làm chi. Lâu lâu ra thành phố, mỗi lần đi tìm đường, chị cũng mệt bở hơi tai.

“Ở quê chỉ đường, người ta nói rẽ trái rẽ phải, gặp cây đa, bụi tre là mình nhận dạng được. Chứ ở thành phố, người ta toàn nói tên đường, mình có đọc được mô. Có khi đến đúng địa chỉ, nhưng vì không biết đọc, phải đi kiếm người để hỏi”, chị Thủy chia sẻ.

Ở tuổi 60, ông Hoàng Phong có lẽ là người già nhất lớp. Ông bảo sống gần hết cuộc đời, đôi tay chỉ quen với việc bỏ nò, bỏ sáo. Nên việc học chữ còn khó hơn bắt con cá con tôm dưới đầm.

Những ngày đầu đến lớp, tay ông cứ cứng đơ, nắn nót mãi không viết được chữ o cho tròn. Vậy mà bây giờ, ông đã biết đọc biết viết. Niềm tự hào của ông lão cứ sáng ngời trên đôi mắt già nua, mờ đục. Ông tâm sự, không biết đọc biết viết, sống cực nhục lắm. Giờ có cơ hội, ông phải theo học cho đến cùng, để còn biết ký tên mình trên giấy tờ, thay vì điểm chỉ như bao năm qua.

Anh Trần Hoàng thì háo hức khoe, bao nhiêu năm đi xe, nhưng anh chẳng có nỗi cái bằng lái. Cũng nhờ theo lớp học, biết đọc biết viết, nên anh vừa lấy được cái bằng đầu tiên trong cuộc đời mình. “Bây chừ tui có chạy xe ra khỏi làng, cũng không còn sợ nữa. Ngày trước không có bằng lái xe, cứ ngồi trên xe tui đã thấy run tay”.

Với chị Nguyễn Thị Mông, biết chữ còn có ý nghĩa khác. Chị có cửa hàng tạp hóa, buôn bán cứ bị người ta nợ mãi. Nhưng vì không biết chữ, nên không thể ghi sổ nợ. Nên bao nhiêu vốn liếng đều đi mất theo chân người nợ. Bây giờ đã biết đọc biết viết, chị sắm cho mình cuốn sổ thật đẹp để ghi hàng hóa. Với hy vọng công việc làm ăn sau này sẽ thuận buồm xuôi gió.

Thầy Hồ Quang Chính tâm sự, hơn 23 năm đứng lớp xóa mù, vui buồn nào thầy cũng đã trải qua. Thầy bảo, dạy lớp xóa mù khó lắm. Từ lời ăn, tiếng nói phải cân nhắc kỹ càng. Bởi học sinh của thầy đều lớn tuổi. Chẳng may lỡ lời, họ bỏ lớp như chơi. Những ngày đầu mở lớp, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lớp học cứ di cư liên tục vì phải mượn nhà dân. Học dăm bữa nhà này, người ta thấy phiền không cho, thầy lại đi xin nhà khác cho lớp học. Vì vậy số học sinh cứ rơi rớt dần. Bây giờ lớp được học ở nhà cộng đồng, ổn định hơn ngày trước, nên càng có nhiều người theo học.

“Nhiều người hỏi tôi, đã biết đọc biết viết, sao hát karaoke không được. Nhìn cái chữ cứ chạy miết, không cách chi đọc được. Tui bảo họ phải học đến khi nào đọc không phải đánh vần, mới hát karaoke được. Chứ đánh vần chưa xong, chữ đã chạy mất rồi, làm sao mà hát”, thầy Chính kể.

Theo thầy Chính, lớp học lúc đầu chỉ lưa thưa vài người. Vì ai cũng mang tâm lý ngại ngần. Họ nghĩ đều làm ông bà, cha mẹ cả, giờ đi học, ê a đánh vần, kỳ lắm. Nhưng rồi thấy người hàng xóm đi học, về đọc được chữ, mà mình thì không, họ đâm ganh tỵ. Vậy là đến lớp.

Mưa lất phất, lớp học của thầy Chính dường như im ắng hẳn. Những tiếng ê a đọc bài nho nhỏ, vọng ra từ cửa lớp, trải dài trên mặt phá Tam Giang.

Theo Hà Lê – Thanh Thanh/Báo Pháp Luật Việt Nam

Vào lớp học sáng tạo

19h, vừa tan sở Huỳnh Thị Hồng Nhung (23 tuổi) lại tất bật chuẩn bị đi học. Không phải để có bằng nộp cơ quan hay thăng tiến, bạn đi học vì vui với tranh vẽ, xếp giấy, nặn đất.

Toa Tàu là một tổ hợp học tập sáng tạo (creativity learning hub) đang gieo mầm niềm vui học cho mọi người từ trẻ em đến người lớn.

Logo Toa Tàu là sự kết hợp của ba tác phẩm lớn về trẻ em trên thế giới: Toa tàu của Totto-chan bên cửa sổ (Tetsuko Kuroyanagi), làn khói hình con rắn của Hoàng tử bé (Antoine de Saint-Exupéry), slogan Đón trẻ đồng xanh gợi nhớ đến Bắt trẻ đồng xanh (J. D. Salinger).

Và đúng với tinh thần niềm vui thơ trẻ đó, Toa Tàu lấy nghệ thuật làm trung tâm, từ đó kết nối đầy ngẫu hứng, sáng tạo với thế giới xung quanh.

Vào lớp học sáng tạo - Hình 1

Các học viên lớp học origami tự làm giấy xếp.

Làm mỏng lớp vỏ định kiến

Ngồi quây quần quanh chiếc bàn lớn, hơn chục thành viên của lớp origami đang chăm chú quét màu lên giấy theo ý thích của mình, thay vì dùng giấy xếp được cắt sẵn, in sẵn ngoài thị trường. Người dùng ống hút thổi để màu bắn vung ra trên giấy, người quét bảy sắc cầu vồng lên giấy, người khác chỉ chọn hai màu đen trắng...

Đến phần xếp giấy, thay vì chọn sẵn giáo án xếp lần lượt con vật nào trước sau, thầy Nguyễn Tú Tuấn bắt đầu bằng một phim hoạt hình ngắn vui nhộn Heo tập thể dục với diễn viên chính là đàn heo xếp kiểu origami do mình tự thực hiện.

Những gương mặt đang căng thẳng vì lo lắng về các công thức xếp giấy phức tạp giãn hẳn, tiếng cười sảng khoái vang lên theo những chuyển động ngộ nghĩnh của các chú heo. Sau đó, học viên được hướng dẫn các nguyên tắc chung nhất để tạo ra một mẫu mới, rồi tự mình làm rất nhiều mẫu vật ngộ nghĩnh như Pikachu, Totoro...

Nhật Anh, một học viên 17 tuổi, hào hứng cho biết: "Trước đây, lúc nào học origami tôi cũng chỉ chăm chăm đếm xem mình làm được mẫu nào rồi, ráng nhớ để về làm lại nhưng sau đó quên liền. Ở đây ngược lại, từ một nguyên tắc chung tôi đã có thể tự làm ra rất nhiều mẫu theo sở thích của mình. Tôi còn được thầy giải thích các ứng dụng vật lý trong cách làm cánh chong chóng, ứng dụng hóa học trong cách pha màu làm giấy nữa, rất lý thú!".

Không riêng lớp học origami, Toa Tàu giữ tinh thần "đón trẻ đồng xanh" - vô tư và thoải mái trong tất cả các lớp hiện đang vận hành: vẽ kể chuyện (cho người lớn và thiếu nhi), thuyết trình kể chuyện, đất nặn...

Ở lớp học vẽ kể chuyện thiếu nhi, có hôm thầy cô còn mang vào một chú chó thật sự để các em cùng chơi, cùng trò chuyện và sau cùng là tự vẽ lại theo những gì em đang thấy.

Phụ huynh em Trần Nhật Đăng (7 tuổi) cho biết: "Từ ngày đi học, tôi thấy cháu hóm hỉnh hơn, vui vẻ hơn. Cháu vẽ không chỉ để trả nợ cho cô giáo nữa, mà mỗi bức tranh đều có một câu chuyện thú vị để cháu luôn hào hứng kể lại mỗi khi tan lớp".

Vậy thử thách nhất là dạy cho đối tượng nào? "Cho người lớn" - anh Bút Chì, tức Đỗ Hữu Chí, người đứng lớp vẽ kể chuyện, tiền thân của Toa Tàu và thành viên sáng lập tổ hợp này, trả lời.

"Khác với trẻ em, chúng ta có một thứ gọi là "quán tính người lớn" - lớp màng cứng của rất nhiều nguyên tắc, định kiến, ví dụ đi học thì phải đạt điểm cao, học vẽ thì phải có tranh đẹp đem về...

Khóa học nào tôi cũng dành ra 3/9 buổi để giúp mọi người thả lỏng và bắt đầu lại với niềm vui nguyên sơ nhất là được kể lại cuộc sống của mình bằng nét bút, hình vẽ, như những người nguyên thủy từng làm trong hang động cách đây hàng nghìn năm. Khi thật sự tin vào niềm vui khi học, đó mới là lúc khởi phát sự học ở mỗi người".

Vào lớp học sáng tạo - Hình 2

Các bé hào hứng trong lớp vẽ kể chuyện cho trẻ em.

Những dao động cùng tần số

Một khi đã khơi dậy được niềm vui trẻ thơ trong mỗi người lớn, vòng sóng lan tỏa của lớp học mở rộng ra đến mức đáng ngạc nhiên khi vợ rủ thêm chồng cùng học, mẹ theo con vào lớp... Lớp vẽ kể chuyện luôn có trung bình 20-30 học viên theo học đều đặn hằng tháng, từ bác sĩ, bộ đội, thầy giáo đến các em học sinh, cán bộ hưu trí...

Sự thích thú đó có thể thấy rõ nhất qua những tâm sự mà các học viên gửi đến Toa Tàu sau khi học xong: "Vẽ kể chuyện như một phép mầu xuất hiện trong đời mỗi người, để từ đó họ bắt đầu một cuộc sống thú vị và nhiều màu sắc hơn, bắt đầu sống theo chiều sâu của cuộc sống chứ không chỉ đơn thuần theo chiều dài của nó" (Blog Khai Sáng), hay "Vẽ kể chuyện là lớp học duy nhất mà em rất mong mình sẽ được lưu ban lại để học tiếp"...

Ngay cả thầy cô ở Toa Tàu cũng bắt đầu lớp học của mình rất tình cờ. Ban đầu là học viên lớp vẽ kể chuyện, chị Nguyễn Thị Thu Thủy, tiến sĩ quản lý xây dựng dự án ĐH Texas Austin (Mỹ), bắt được tâm huyết về một tổ hợp học tập sáng tạo để rồi trở thành một trong những thành viên sáng lập và đứng lớp thuyết trình kể chuyện, một môn học còn rất mới lạ ở Việt Nam. Còn anh Nguyễn Tú Tuấn vốn là kỹ sư có gần 20 năm kinh nghiệm, sau đó bỏ nghề và chỉ tập trung nghiên cứu về origami. Lúc rảnh rỗi anh tranh thủ học lớp vẽ kể chuyện và quyết định ở lại giảng dạy ngay khi kết thúc lớp.

Bắt đầu đơn giản nhưng không có nghĩa là một lớp học sơ sài. Đội ngũ sáng lập đã dành nhiều thời gian nghiên cứu các phương pháp giáo dục sáng tạo trên thế giới, đặc biệt là ở Bắc Âu, Mỹ, kết hợp với kinh nghiệm trong bối cảnh văn hóa Việt Nam để cho ra đời những giáo án mang đậm tính "Toa Tàu", ngay cả ở các môn quen thuộc như âm nhạc, đất nặn.

Vào lớp học sáng tạo - Hình 3

Đông đảo bạn trẻ hào hứng với lớp học.

Chẳng hạn ở lớp học trải nghiệm âm nhạc cùng ukulele, anh Lê Vũ sẽ không chỉ dạy cách chơi nhạc ukulele (một loại nhạc cụ), rồi học vài bài tủ để trình diễn như thường thấy, mà là tạo ra một không gian trải nghiệm của âm nhạc, giúp học viên có được câu trả lời về những thắc mắc: Chúng ta đã bao giờ thật sự nghe thấy âm nhạc? Có biết âm nhạc ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình?

Tự nhận việc đến với nhau là do những dao động cùng tần số, Toa Tàu sở hữu một chương trình rất linh hoạt, có thể điều chỉnh ngay sau mỗi buổi học, khi nhận được góp ý từ giáo viên các lớp khác.

"Chúng tôi không có khái niệm người dạy hay người học vì chúng tôi liên tục học lẫn nhau. Ở đây người dạy chỉ là người khơi nguồn cảm hứng, mình không thể đặt toàn bộ khối kiến thức của bản thân lên người học, buộc họ phải giống hệt mình và tước đi vai trò chủ động của họ" - chị Đỗ Thị Ngọc Loan, giáo viên lớp đất nặn polymer, giải thích.

Nhận được hưởng ứng nhiệt tình là thế nhưng Toa Tàu cũng phải đối mặt với không ít thử thách, đặc biệt là tâm lý băn khoăn của phụ huynh khi cho trẻ đến với các lớp học này, chẳng hạn mức độ tự do sáng tạo sẽ là bao nhiêu và có thật sự hiệu quả với trẻ vốn đã hiếu động, cùng khoản học phí này (khoảng 1-2 triệu đồng/tháng) có thể cho con đi học thêm để nâng điểm trong lớp...

Chị Phương Huyên, thành viên sáng lập Toa Tàu, cho biết: "Ý tưởng thì đã có từ bảy năm trước, nhưng đi từ ý tưởng đến thực tế là một chặng đường dài. Để đạt được điểm A, đôi khi chúng tôi phải chấp nhận những điểm B, C như kinh phí để tự chủ về địa điểm, lương giáo viên, học cụ, kể cả giữ chất lượng ổn định trong từng buổi học.

Mặt khác, về tinh thần tự do của trẻ, chúng tôi nỗ lực thuyết phục phụ huynh bằng cách dạy cho trẻ cách tôn trọng môi trường xung quanh, truyền cho các em tình yêu bố mẹ trong từng sản phẩm học được như khung tranh với hình vẽ gia đình, làm thiệp tặng mẹ...".

Dần dà nhiều phụ huynh đã gật đầu cho trẻ học tiếp. Chị Hương Lan, một phụ huynh, cho biết: "Học vừa xong buổi thứ hai lớp đất nặn, con gái đã về nhà dặn đi dặn lại mẹ nhớ đăng ký cho con học khóa kế tiếp nha, con thích lắm... Hiếm có lớp học nào mà trẻ lại hào hứng đi học như vậy, làm sao mình nỡ tước đi niềm vui đó?".

Cứ thế, từ một phòng học nhỏ chỉ 20m2, giờ đây giấc mơ về một ngôi trường Toa Tàu bắt đầu thành hình ở một nhà kho cũ trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, từ chính tiền túi của ba thành viên sáng lập.

Không phải xây dựng mô phỏng như hình dáng một toa tàu, nhưng tinh thần "Toa Tàu" là điều mà tất cả thành viên luôn nung nấu: một mái nhà chung cho nghệ thuật và đời sống, nơi mọi người luôn vui vẻ khi tìm đến, không chỉ để học mà còn là đọc sách, cùng trao đổi ý tưởng...

"Sau khi rời Toa Tàu, người học có tiếp tục giữ được đứa trẻ hồn nhiên, sáng tạo trong họ hay không là phụ thuộc vào chính họ. Nhưng điều quan trọng nhất là một hạt mầm đã được gieo, một ngọn lửa đã được đánh lên. Với chúng tôi, đó đã là niềm vui đáng để theo đuổi dài lâu rồi" - anh Bút Chì chia sẻ.

Theo Đoàn Bảo Châu/Báo Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Án mạng vợ chồng tử vong: Nghi tranh chấp mảnh đất hàng chục tỷ đồng của mẹÁn mạng vợ chồng tử vong: Nghi tranh chấp mảnh đất hàng chục tỷ đồng của mẹ
21:17:51 11/01/2025
Cầu thủ Ngoại hạng Anh bị cảnh sát bắt ngay trên sân tậpCầu thủ Ngoại hạng Anh bị cảnh sát bắt ngay trên sân tập
20:36:29 11/01/2025
18 thuyền viên Việt Nam gặp nạn nguy hiểm trên vùng biển quốc tế18 thuyền viên Việt Nam gặp nạn nguy hiểm trên vùng biển quốc tế
20:44:04 11/01/2025
Siêu thảm đỏ Cbiz: Triệu Lệ Dĩnh gợi cảm át Bạch Lộc - Baifern, đôi Dương Tử và Vương Hạc Đệ skinship đại náo MXHSiêu thảm đỏ Cbiz: Triệu Lệ Dĩnh gợi cảm át Bạch Lộc - Baifern, đôi Dương Tử và Vương Hạc Đệ skinship đại náo MXH
20:22:40 11/01/2025
Ông hoàng bà chúa Cbiz làm 1 việc "ngàn năm có 1" tránh tranh địa vị thảm đỏ, Triệu Lệ Dĩnh vẫn sáng át dàn sao ở Đêm hội WeiboÔng hoàng bà chúa Cbiz làm 1 việc "ngàn năm có 1" tránh tranh địa vị thảm đỏ, Triệu Lệ Dĩnh vẫn sáng át dàn sao ở Đêm hội Weibo
21:50:38 11/01/2025
Nghệ An: Vợ chặn ô tô, tố chồng "con ốm mà đi với người phụ nữ khác"Nghệ An: Vợ chặn ô tô, tố chồng "con ốm mà đi với người phụ nữ khác"
20:48:13 11/01/2025
Nam diễn viên Điều Kỳ Diệu Ở Phòng Giam Số 7 qua đờiNam diễn viên Điều Kỳ Diệu Ở Phòng Giam Số 7 qua đời
21:58:40 11/01/2025
Loạt khoảnh khắc đẹp giữa Vũ Thu Phương và con gái riêng của chồng bất ngờ "viral" lại sau tuyên bố ly hônLoạt khoảnh khắc đẹp giữa Vũ Thu Phương và con gái riêng của chồng bất ngờ "viral" lại sau tuyên bố ly hôn
20:03:18 11/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tóm dính cặp đôi Hoa ngữ "tíu tít" tại Đêm Hội Weibo 2025: Sự kiện nào cũng ngồi cạnh nhau, cả làng mong phim giả tình thật

Tóm dính cặp đôi Hoa ngữ "tíu tít" tại Đêm Hội Weibo 2025: Sự kiện nào cũng ngồi cạnh nhau, cả làng mong phim giả tình thật

Hậu trường phim

22:39:05 11/01/2025
Giống như tại Tinh Quang Đại Thưởng 2025 diễn ra cách đây không lâu, ở chương trình lần này, Mạnh Tử Nghĩa - Lý Quân Nhuệ một lần nữa cùng sánh đôi trên thảm đỏ và ngồi cùng nhau ở dưới khán đài.
Phim Hàn quá hay có rating tăng 201% chỉ sau 2 tập, cặp chính nhìn nhau cũng bùng nổ chemistry

Phim Hàn quá hay có rating tăng 201% chỉ sau 2 tập, cặp chính nhìn nhau cũng bùng nổ chemistry

Phim châu á

22:31:47 11/01/2025
Love Scout mới lên sóng đến tuần thứ 2 nhưng đã chứng minh được mình thực sự là một hắc mã trên đường đua phim cuối tuần khi khi cần đến 3 tập đã vượt mốc rating 2 chữ số.
Ô tô 7 chỗ lạng lách, ép xe khác trên đường gây ùn tắc ở Bình Dương

Ô tô 7 chỗ lạng lách, ép xe khác trên đường gây ùn tắc ở Bình Dương

Netizen

22:25:15 11/01/2025
Nam tài xế không mặc áo, có biểu hiện không tỉnh táo, lái ô tô lạng lách, chèn ép một xe khác trên đường ĐT746, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Hộp đen máy bay Jeju Air ngừng hoạt động 4 phút trước khi gặp nạn

Hộp đen máy bay Jeju Air ngừng hoạt động 4 phút trước khi gặp nạn

Thế giới

22:23:02 11/01/2025
Các nhà điều tra Hàn Quốc đang tìm hiểu tại sao hộp đen của máy bay Jeju Air ngừng hoạt động 4 phút trước khi gặp nạn cuối tháng trước khiến 179 người thiệt mạng.
Á hậu có bằng thạc sĩ ở tuổi 26 mới nghỉ việc BTV tại VTV là ai?

Á hậu có bằng thạc sĩ ở tuổi 26 mới nghỉ việc BTV tại VTV là ai?

Sao việt

22:15:58 11/01/2025
Á hậu Phương Anh xác nhận đã nghỉ việc ở VTV để tập trung cho sự nghiệp giảng viên đại học, dù từng coi việc làm MC là cơ hội trau dồi kiến thức, nắm bắt xã hội và cải thiện giao tiếp.
Song Joong Ki - Song Hye Kyo hậu ly hôn: Bên "bị ghét" vì lợi dụng vợ con, bên độc thân bước ngoặt bất ngờ

Song Joong Ki - Song Hye Kyo hậu ly hôn: Bên "bị ghét" vì lợi dụng vợ con, bên độc thân bước ngoặt bất ngờ

Sao châu á

21:56:29 11/01/2025
Netizen từng rất bênh vực Song Joong Ki trong vụ ly hôn, nhưng giờ đây Song Hye Kyo mới là người được yêu mến hơn.
Can thiệp mạch giúp nữ sinh 15 tuổi tránh nguy cơ vỡ mạch máu não

Can thiệp mạch giúp nữ sinh 15 tuổi tránh nguy cơ vỡ mạch máu não

Sức khỏe

21:35:02 11/01/2025
Dị dạng mạch máu là một căn bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm, đó là xuất huyết não. Sự chủ quan trong nhận biết và điều trị có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
NSND Tự Long cảnh báo việc mua vé xem ghi hình 'Táo quân 2025'

NSND Tự Long cảnh báo việc mua vé xem ghi hình 'Táo quân 2025'

Tv show

21:34:35 11/01/2025
Chương trình Táo quân 2025 sẽ lên sóng tối 29 Tết Nguyên đán 2025 nhưng thời gian ghi hình chương trình vẫn chưa được tiết lộ.
Giáo sư bị chỉ trích vì nói "phụ nữ sẽ sống đến 100 tuổi nếu sinh 10 con"

Giáo sư bị chỉ trích vì nói "phụ nữ sẽ sống đến 100 tuổi nếu sinh 10 con"

Tin nổi bật

21:32:35 11/01/2025
Một giáo sư Trung Quốc bị chỉ trích trên mạng xã hội vì tuyên bố phụ nữ có thể sống đến 100 tuổi nếu sinh 10 người con . Ông cho rằng phụ nữ theo đuổi sự nghiệp thường có tuổi thọ ngắn hơn.
Trót sống thử với bạn trai, tôi xấu hổ khi bị mẹ anh bắt gặp và nói một câu

Trót sống thử với bạn trai, tôi xấu hổ khi bị mẹ anh bắt gặp và nói một câu

Góc tâm tình

21:27:26 11/01/2025
Bạn trai từng nói, đợi dịp thích hợp sẽ dẫn tôi về nhà chơi. Không ngờ, tôi lại ra mắt mẹ anh trong tình cảnh như thế này...
Người mẹ ở Hà Nội mất 1,1 tỷ đồng khi đăng ký tập bóng rổ cho con

Người mẹ ở Hà Nội mất 1,1 tỷ đồng khi đăng ký tập bóng rổ cho con

Pháp luật

21:14:04 11/01/2025
Thời gian qua, Facebook xuất hiện các tài khoản giả mạo Liên đoàn bóng rổ Việt Nam VBF thông báo tuyển sinh các lớp bóng rổ, nhằm lôi kéo người dân đăng ký rồi chiếm đoạt tài sản.