Lớp học ‘trong gió’ trên đỉnh Đun Pù
Ở đỉnh Đun Pù, xã Nam Xuân, huyện vùng cao, biên giới Quan Hóa (Thanh Hóa) có khu lẻ của Trường Mầm non Nam Xuân.
Cô và trò ở điểm lẻ mầm non trên đỉnh Đun Pù, xã Nam Xuân (Quan Hóa, Thanh Hóa).
Tại đây, chỉ có 16 trẻ, nhưng nhà trường phải bố trí 3 giáo viên để chăm sóc các bé hàng ngày.
Phòng học “trong gió”
Ông Lê Đức Hiếu – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa nhất quyết phải đưa chúng tôi lên đỉnh Đun Pù. Bởi theo ông, “dù xã Nam Xuân cách trung tâm thị trấn Hồi Xuân chừng chục km đường nhựa, nhưng lại khác đặc biệt vì có 1 bản còn rất khó khăn. Mời anh em lên tận nơi xem những lớp học ở đây, khi thời tiết đang bắt đầu chớm Đông”. Vậy là, chúng tôi cùng nhau lên đỉnh Đun Pù!
Cung đường từ chân núi lên điểm trường khoảng 5 km, là những khúc cua tay áo, xe máy chỉ có thể đi số 1. Những ngày này, thời tiết bắt đầu trở lạnh, trời mưa, đường trơn trượt, các cô giáo từ dưới trung tâm xã lên điểm trường này vô cùng vất vả và dễ gặp nguy hiểm.
Người dân ở bản Đun Pù, xã Nam Xuân phần lớn là người Thái. Đây cũng là một trong 36 bản đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hóa chưa bị điều chỉnh bởi Quyết định 861/QĐ-TTg.
Trên đường đi, ông Hiếu tâm sự: “Cung đường lên Đun Pù không dài, nhưng độ dốc rất cao và quanh co, khúc khuỷu. Bây giờ, dù đường đã được đổ nhựa, nhưng mỗi khi trời mưa, mặt đường trơn trượt rất dễ xảy ra tai nạn. Các thầy, cô giáo chạy xe máy lên đây phải là người quen cách đi “ôm cua”. Dẫu biết rằng, các thầy, cô lên đây công tác là rất vất vả, nhưng chẳng còn cách nào khác, vì không thể dồn điểm trường xuống trung tâm được”.
Cô Hà Thị Lập – Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Nam Xuân cho biết, tại điểm lẻ Đun Pù, chỉ có 16 trẻ, nhưng nhà trường phải bố trí 3 giáo viên lên dạy. Bởi lẽ, do thiếu phòng học và cơ sở vật chất, nên các cô phải ghép lớp.
“Các cô giáo dạy 1 lớp ghép 3 độ tuổi và 1 lớp ghép bé 24 tháng tuổi với 36 tháng tuổi. Hàng ngày, trẻ được ăn, ngủ bán trú tại lớp học do giáo viên tổ chức nấu ăn. Điều kiện cơ sở vật chất khó khăn, thiếu thốn nên cả trẻ và giáo viên đều thiệt thòi lắm”, cô Lập chia sẻ.
Video đang HOT
Khó khăn là vậy nhưng 3 nữ giáo viên “cắm bản” ở Đun Pù vẫn luôn lạc quan, yêu đời và hết lòng vì con trẻ. Trong 3 nữ giáo viên, cô Cao Thị Tuần là người có gia đình ở bản Đun Pù. Cô Hà Thị Sen, Hà Thị Đại đều ở dưới xã Nam Xuân. Hàng ngày, các cô đi xe máy vượt qua những dốc quanh co, khúc khuỷu để đến lớp.
“Thời tiết thuận lợi thì các cô đi lại còn đỡ, chứ gặp những hôm trời mưa, dốc cao, quanh co, trơn trượt nên rất vất vả. Biết là khó khăn, nhưng ban giám hiệu nhà trường chỉ động viên các cô hãy cố gắng, để hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao phó”, cô Lập tâm sự.
Ba nữ giáo viên mầm non ở điểm lẻ Đun Pù tự tặng hoa lau cho nhau ngày 20/10.
Chăm trẻ những ngày Đông
Ở điểm Trường Mầm non Đun Pù có 16 bé. Để duy trì sĩ số, những ngày trời mưa, cô giáo phải xuống tận nhà đón học trò lên lớp. Nhiều hôm, khi lên đến lớp, thì áo quần cả cô lẫn trò đều dính đầy bùn đất.
Cảm thương cô trò vất vả, đầu năm học 2021 – 2022, Trưởng bản Đun Pù đã vận động người dân trong bản đi rừng lấy luồng, tre, nứa, lá cọ… dựng cho các cháu phòng học tạm. Thế nhưng, dù có phòng học, nhưng gió vẫn lùa tứ phía, mặc dù mới bắt đầu chớm Đông.
Đối với việc nuôi ăn bán trú, hàng ngày phụ huynh thay phiên nhau xuống điểm trường chính nhận thực phẩm. “Mỗi người một ngày. Phụ huynh cứ luân phiên đi xe máy xuống điểm trường chính nhận thực phẩm rồi lên nấu ăn trưa. Cũng không còn cách nào khác, vì nhà trường tổ chức ăn bán trú theo hình thức “bán trú dân nuôi”. Hơn nữa, trong số 16 trẻ, chỉ có 1 bé thuộc diện hộ thoát nghèo, còn lại là con em hộ nghèo và cận nghèo. Rất may là việc thay phiên nhau nấu ăn cho trẻ, đều được phụ huynh đồng thuận”, cô Lập chia sẻ.
Cũng theo cô Lập, năm ngoái, có một tổ chức từ thiện lên thăm điểm trường và khảo sát để có kế hoạch hỗ trợ xây dựng thêm một phòng học. Thế nhưng, sau đó có thể do gặp trở ngại về kinh phí, nên tổ chức thiện nguyện này không thể thực hiện được.
“Năm nay, mùa Đông đến sớm, nhà trường đã lên kế hoạch mua một số bạt và vật liệu về để che chắn phòng học. Bởi lẽ, vào mùa Đông, nhiệt độ ở Đun Pù xuống rất thấp, trò ngồi học và ngủ trưa sẽ rất lạnh”, cô Lập cho hay.
Theo ông Lê Đức Hiếu, trên địa bàn còn 50 lớp ghép ở 33 khu lẻ mầm non và 32 khu lẻ tiểu học. Một vấn đề nan giải nữa, là tình trạng thiếu giáo viên. Bên cạnh đó, nhiều trường không có phòng chức năng, thiếu đồ dùng, thiết bị dạy học.
Hơn nữa, chế độ chính sách đối với giáo viên còn bất cập, vì huyện Quan Hóa bị điều chỉnh theo Quyết định 861/QĐ-TTg, có nghĩa là không còn xã nào thuộc diện đặc biệt khó khăn. Vì lẽ đó, phụ cấp hàng tháng của hàng trăm giáo viên ở địa phương này bị cắt giảm, ảnh hưởng đến cuộc sống, dẫn tới công tác dạy và học ở huyện vùng cao, biên giới này đối mặt với nhiều thách thức.
“Là huyện vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn, vất vả kèm theo đó là lương giáo viên thấp, phụ cấp bị cắt giảm… nên không thể khuyến khích sinh viên mới ra trường, giáo viên miền xuôi lên công tác”, ông Hiếu thông tin.
Mặc dù, điều kiện dạy, học khó khăn như vậy, nhưng nhờ sự quan tâm của chính quyền, tâm huyết của thầy cô giáo, mà những năm gần đây tỷ lệ chuyên cần ở khu vực vùng sâu của huyện Quan Hóa tăng lên đáng kể. Đó là điều đáng mừng khi nhận thức của phụ huynh, học sinh vùng cao, biên giới ngày càng thay đổi.
“Ở điểm trường có cô Cao Thị Tuần là người của bản nên chúng tôi đỡ vất vả hơn. Cô Tuần thường tranh thủ đến thăm các gia đình trong bản có trẻ theo học để động viên phụ huynh cùng chúng tôi chăm lo cho các bé. Bà con ở đây sống tình cảm và coi giáo viên như người trong nhà. Đó cũng là điều khích lệ, giúp chúng tôi vượt qua khó khăn, để chăm sóc, nuôi dạy trẻ thật tốt”, cô Hà Thị Đại – Trưởng khu lẻ Mầm non Đun Pù cho hay.
Giờ vào lớp của học sinh nhiều nước trên thế giới muộn hơn Việt Nam 1 - 2 tiếng
Học sinh tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Hàn Quốc... thường sẽ có lịch học sáng vào khoảng từ 8 - 9h.
Trên một số diễn đàn, phụ huynh đang có những tranh luận về thời gian vào học phù hợp cho học sinh. Phụ huynh cho rằng hiện nay các trường tiểu học ấn định giờ vào học quá sớm, có trường yêu cầu học sinh 6h45 có mặt tại trường để 7h vào học, có trường cho học sinh vào học lúc 7h15.
Tuy nhiên, nếu so sánh với giờ học của một số nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới thì Việt Nam đang cho học sinh tới trường quá sớm.
Ở Mỹ, Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia từng tổng hợp thời gian bắt đầu giờ vào học của 18.360 trường trung học công lập và nhận thấy rằng thời gian bắt đầu trung bình của các trường trung học là 7h59 vào buổi sáng.
Trong số 18.360 trường trung học công lập được khảo sát thì 7.913 trường (43,1%) bắt đầu các lớp học trong khoảng thời gian từ 8h sáng đến 8h29. Đây là tỷ lệ % lớn nhất.
Tiếp theo có 6.059 trường trung học công lập (tỷ lệ 33%) bắt đầu học từ 7h30 đến 7h59, sau đó là 1.946 trường (tỷ lệ 10,6%) vào học từ 8h30 đến 8h59.
Các trường công lập trong thành phố bắt đầu học từ lúc 8h05, trong khi các trường công lập ở ngoại ô bắt đầu sớm nhất lúc 7h51.
Tại Nhật Bản, lịch học mỗi ngày tùy thuộc vào từng trường ở các vùng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là lịch học bắt đầu từ 8h hoặc 8h30 sáng đến muộn nhất là 3h30 buổi chiều. Có nghĩa là học sinh có sáu tiếng rưỡi ở trường mỗi ngày.
Một ngày học điển hình ở trường trung học Hàn Quốc bắt đầu lúc 8h sáng và kết thúc trong khoảng thời gian 4h chiều. Mỗi môn học trong 50 phút, giờ nghỉ ăn trưa cũng vậy.
Tại Vương quốc Anh, các học sinh học 32,5 giờ mỗi tuần. Các lớp học thường bắt đầu từ 8h45 sáng đến 3h15 chiều, trừ thứ sáu. Vào các ngày thứ sáu, học sinh sẽ kết thúc ngày học sớm hơn một vài giờ so với thường lệ.
Học sinh các trường ở Canada bắt đầu vào học từ 8h30 đến 9h sáng tùy trường. Trẻ thức dậy và ăn sáng ở nhà trước khi đi học. Các hoạt động ngoại khóa và thể thao được tổ chức sau giờ học.
Thông thường những học sinh nhỏ tuổi, nhà xa trường và không thể đi bộ, sẽ được đón và trả bằng xe bus màu vàng do chính phủ tài trợ.
Học sinh Australia bắt đầu vào học từ 8h30 hoặc 9h sáng tùy trường. Trẻ thức dậy và ăn sáng ở nhà trước khi đi học. Các trường học thường quy định là học sinh nên đến trường trong khoảng thời gian 30-45 phút trước giờ vào học vì thời gian đó, trường sẽ có giám thị túc trực để giám sát các em học sinh.
Một số trường có "dịch vụ giữ trẻ buổi sáng sớm" là dịch vụ dành cho những phụ huynh phải đi làm sớm hơn thời gian đưa con đi học. Đây là một dịch vụ riêng biệt mà phụ huynh phải đăng ký và trả tiền.
Ở Pháp, các trường trung học thường bắt đầu giờ học mỗi ngày vào lúc 8h30 và các lớp học có thể kéo dài đến tận 5 - 6h chiều. Học sinh đến trường bằng xe đạp, xe hơi, xe bus hoặc tàu điện.
Mặc dù thời gian học trong ngày của học sinh Pháp có thể dài hơn một số nước nhưng học sinh Pháp có một lịch học mở. Các lớp học được chia thành các khung giờ. Nhiều thời điểm, học sinh sẽ có 2 - 3 giờ rảnh rỗi. Họ được phép rời khỏi khuôn viên trường để ăn trưa và chỉ cần có mặt tại trường vào đúng giờ học.
Nghi Xuân khánh thành phòng đọc sách và lớp học ngoại ngữ, vi tính miễn phí Phòng đọc sách và lớp học ngoại ngữ, vi tính miễn phí ở thôn Đông Biên, xã Xuân Hải (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) sẽ giúp các em mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao kỹ năng tin học và ngoại ngữ. Chiều 21/10, UBND xã Xuân Hải tổ chức lễ khánh thành phòng đọc, lớp học ngoại ngữ, vi tính miễn phí...