Lớp học… trên cánh đồng
Thơi gian gân đây, hoat đông giao duc thưc nghiêm, thưc tê đa đươc cac trương hoc trên đia ban TP Đa Năng tich cưc thưc hiên.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, phụ huynh, gần 150 học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở Trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở Đức Trí (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) rất hào hứng tham gia các hoạt động khám phá thế giới thiên nhiên, cuộc sống lao động hằng ngày. Các em được nhập vai làm bác nông dân, trực tiếp tham gia trồng rau, chăm sóc các đàn gia cầm, gia súc.
Học sinh được giáo viên, phụ huynh giao nhiệm vụ rõ ràng, từ chuẩn bị các dụng cụ lao động, lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, đến triển khai công việc. Được trực tiếp tham gia tỉa cây cảnh, đào đất, ươm giống, trồng cây… đã giúp các em có những trải nghiệm quý báu, vừa thực hành kỹ năng sống, vừa bước đầu hình dung sinh động về hoạt động lao động, sản xuất và cảm nhận được các giá trị do lao động chân chính mang lại.
Em Nguyễn Lê Tâm Đoan (học sinh lớp 6/1) chia sẻ: “Được tham gia lớp học ngay tại vườn thực hành sinh thái với các hoạt động giáo dục khám phá, trải nghiệm, em đã có thêm rất nhiều kiến thức về cuộc sống, hiểu rõ về thực tế lao động sản xuất mà bấy lâu nay chỉ hình dung qua hình ảnh. Những gì được tham gia ở lớp học rất thú vị”.
Còn em Đinh Trần Khánh Ngân (học sinh lớp 5/1) bày tỏ: “Những điều mà buổi học mang lại là kiến thức hết sức mới mẻ. Bởi vậy, khi tham gia chương trình học tập này, bản thân em cùng các bạn đều tỏ ra rất hào hứng”.
Không gian lớp học không còn bó buộc trong 4 bức tường đã tạo sự hứng thú, đam mê học tập của học sinh. Ảnh: Báo Công An Đà Nẵng.
Lần đầu tiên được cùng con tham gia chương trình học tập khá mới mẻ của trường học, phụ huynh em Nhi Mai (học sinh lớp 2/2) tâm sự: “Việc đưa các cháu tham gia chương trình trải nghiệm thực tế như thế này là rất tốt cho lứa tuổi học sinh. Hoạt động không chỉ giúp các em hiểu thêm về cuộc sống thực tế mà còn thấy được giá trị lao động, cảm nhận được thế nào là khó khăn, vất vả”.
Theo cô giáo Lê Thị Nga – Hiệu trưởng Trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở Đức Trí, hiện nay, nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp hay thời lượng các hoạt động giáo dục thực hành, thực nghiệm của chương trình giảng dạy còn khá hạn chế.
Video đang HOT
Chính vì vậy, việc giới hạn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ không thể mở rộng các hoạt động giáo dục khám phá, trải nghiệm thực tế một cách phong phú, đa dạng.
Trong khi đó, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, trình độ chuyên môn, quản lý của đội ngũ cán bộ, giáo viên chưa thật sự được đầu tư, xây dựng đồng bộ đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các hoạt động giáo dục…
Đó cũng là những sự trăn trở chung của nhiều trường học trên địa bàn thành phố hiện nay. Cho nên, những hoạt động giáo dục theo hướng khám phá, trải nghiệm như trên cần được nhân rộng, giúp học sinh có được môi trường học tập ngày càng tốt hơn, còn giáo viên dần dần hoàn thiện mình về trình độ chuyên môn, tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục trên lớp cũng như ngoài giờ.
Cô Lê Thị Nga cho biết: Hiện nay nội dung giáo dục theo hướng khám phá, trải nghiệm đã trở thành một hoạt động thường xuyên của học sinh nhà trường ngay tại khu vườn thực hành sinh thái rộng hơn 7.000 m2. Đây là không gian triển khai các “lớp học mở” cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học và THCS, với phương pháp “thực học, thực nghiệm”, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất đạo đức người học.
Một điều đặc biệt của các lớp học này là đều có sự tham gia của phụ huynh học sinh. Với mục đích tạo sự tương tác hiệu quả giữa gia đình – nhà trường, giáo viên – phụ huynh – học sinh trong việc xây dựng môi trường giáo dục toàn diện cho các em học sinh.
Theo Khải Minh/ Công An Đà Nẵng
Mua máy bay làm lớp học đặc biệt
Vì không đủ không gian để xây thêm phòng, một trường học ở Anh quyết định mua máy bay, cải tạo nó thành nơi học tập đặc biệt cho học sinh.
Trường tiểu học Milton Hall ở Westcliff-on-Sea, Essex, Anh, quyết định mua thân máy bay làm phòng học.
Sau khi được cải tiến, lắp thêm bàn ghế, tấm năng lượng mặt trời, phòng học đặc biệt này có thể trở thành nơi học tập của 15 học sinh, theo BBC.
Đại diện nhà trường không tiết lộ giá chiếc máy bay nhưng cho biết "nó rẻ hơn nhiều so với chi phí xây dựng một phòng học".
Milton Hall cải tạo máy bay thành phòng học cho học sinh. Ảnh: BBC.
Ông Jon Baker, Trưởng phòng Truyền thông của trường, đưa ra quyết định táo bạo này sau khi tham dự khóa đào tạo phi công ở sân bay Southend.
Ngày 5/3, chiếc máy bay Cessna được chuyển đến sân trường Milton Hall. "Chúng tôi sẽ thay đổi nó thành không gian học tập tuyệt vời, giúp các em hứng thú hơn với bài học và thích đến trường", Trưởng phòng Kinh doanh Claire Reynolds nói.
Hội đồng thành phố đã lập đội an toàn và sức khỏe để kiểm tra thân máy bay. Họ cũng sẽ giám sát toàn bộ quá trình cải tạo.
Trường dự kiến hoàn thành công việc lắp đặt bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, thông gió, tấm năng lượng mặt trời trong vòng 4 tháng.
Bà Reynolds cho biết thêm trường không có đủ không gian để mở rộng quy mô. Vì thế, họ tập trung việc tìm kiếm những giải pháp độc đáo, sáng tạo nhằm nâng cao hứng thú và cải thiện môi trường học tập cho học sinh.
Chiếc Cessna cũng sẽ được sử dụng làm trung tâm nghiên cứu công nghệ thông tin và truyền thông.
Trước đó, năm 2012, ông Gari Chapidze, hiệu trưởng một trường ở thành phố Rustavi, Gruzia, cũng tự bỏ tiền mua chiếc Yakovlev Yak-42 cũ để làm phòng học cho học sinh mẫu giáo. Các em còn có thể chơi đùa trong buồng lái, thử cảm giác của một phi công.
Lớp học trên máy bay ở Gruzia thu hút nhiều phụ huynh đăng ký cho con theo học. Ảnh: AFP.
Ý tưởng của ông được phụ huynh đón nhận nhiệt tình. Họ cho rằng, việc cho con học trên chiếc máy bay sẽ tạo điều kiện để trẻ phát huy trí tưởng tượng và tinh thần ham học hỏi.
"Đám trẻ luôn hào hứng khi đến trường mỗi ngày. Một số em còn bật khóc vì phải về nhà khi tan học", ông Chapidze nói.
Học phí tại trường mẫu giáo đặc biệt này khoảng 90 USD/tháng (khoảng hai triệu), đắt gấp đôi so với các trường công lập trong vùng.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn cố gắng cho con theo học tại trường. Ông Chapidze tiếp nhận số lượng lớn đơn đăng ký nhưng chỉ nhận tối đa 20 em để đảm bảo an toàn và chất lượng giảng dạy, Emirates247 cho hay.
Theo Zing
Đại biểu Quốc hội lập trường nuôi trẻ đặc biệt Chứng kiến hình ảnh thầy cô nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí (xã Nhuận Đức, Củ Chi, TP HCM) mới thấy nghề giáo lắm gian nan. Những thầy cô đặc biệt Tôi đứng trước cửa lớp nhìn vào. Bên trong, 8 đứa trẻ chừng 6-7 tuổi, đứa ngồi trên ghế, đứa...