Lớp học tiếng Anh có “thầy Tây” giữa dòng sông Hậu
Tuần nào cũng vậy, vào thứ 3 và thứ 5, người dân Cồn Sơn (quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ) tạm gác lại việc nhà cửa, xúm lại ngồi học tiếng Anh “vỡ lòng” giữa dòng sông Hậu…
Lớp học tiếng Anh trên bè nổi tại Cồn Sơn.
Lớp học giữa dòng sông
Sở dĩ lớp học này đặc biệt vì học viên trong lớp không phân biệt độ tuổi, lớn nhất 60 tuổi, nhỏ nhất 8 tuổi. Có trường hợp cả gia đình, 2 mẹ con hoặc cả vợ chồng và con cái cùng học. Họ học với mục tiêu là có thêm kiến thức ngoại ngữ để giao tiếp với khách nước ngoài khi đến du lịch Cồn Sơn.
Trước kia Cồn Sơn là vùng đất còn hẻo lánh, nằm giữa dòng sông Hậu. Thời gian gần đây du khách bắt đầu tìm đến Cồn Sơn trải nghiệm loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Du khách nước ngoài cũng tìm đến khá đông, đó là thời cơ nhưng cũng là thách thức của người dân trên cồn, vì đa số họ không biết tiếng Anh, việc giao tiếp phải phụ thuộc vào hướng dẫn viên.
Thầy Tạ Minh Khôi, Giám đốc Trung tâm Anh ngữ trên địa bàn TP Cần Thơ, đơn vị hỗ trợ miễn phí lớp học cho biết: Lớp học gặp không ít khó khăn do học viên ở nhiều độ tuổi, đồng thời công việc cũng khá bận rộn. Nhưng bù lại tinh thần học tập của mọi người rất hăng say.
Đến lớp học, ngoài việc mang theo bút viết, “học trò” đem luôn cả trái cây, buồng chuối, mớ rau nhà mình trồng… để tặng cho thầy cô giáo. Lớp học đặt trên nhà bè nổi với diện tích vài chục mét vuông, lênh đênh trên mặt nước giữa sông Hậu. Người trẻ ngồi xen với người lớn tuổi, luôn rộn ràng tiếng nói cười, đánh vần, giới thiệu…
Anh Nguyễn Thành Tâm, người nổi tiếng với màn biểu diễn cá lóc bay tại khu du lịch Cồn Sơn, chia sẻ: Làm du lịch tiếp xúc nhiều với du khách nước ngoài nhưng họ hỏi gì không biết đường nói, chủ yếu là ra dấu và nhờ hướng dẫn viên giúp.
Tuy nhiên, những lúc không có hướng dẫn viên thì “mù tịt” chẳng biết nói gì. Anh tham gia lớp học với mong muốn khi hết dịch Covid-19, mở các đường bay quốc tế, du khách nước ngoài về đây, bản thân có thể giao tiếp, nói vài câu chào hỏi và giới thiệu cho du khách biết về cá lóc bay tại đây.
Video đang HOT
Bà Tám Loan năm nay 60 tuổi, “shipper già” nổi tiếng ở cồn, cũng là học viên lớn tuổi nhất lớp học, mỉm cười nói: “Trước giờ làm lụng vất vả, chở thức ăn từ nhà này đến nhà khác chứ có nói tiếng Anh gì đâu, gặp khách nước ngoài chỉ biết cười cái rồi bắt tay. Bây giờ nói tiếng Anh cứng ngắc, mắc cỡ nhưng thấy vui”.
Thầy Barry White chỉ dạy cho học viên nhỏ tuổi.
Lớp học níu chân thầy giáo Tây
Trong lớp học đặc biệt này, người gây chú ý nhất là thầy Barry White đến từ Australia và hiện là giáo viên tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ ở TP Cần Thơ. Đây là lần thứ 2 anh tham gia dạy lớp học thiện nguyện, sau khi dạy cho các em nhỏ tại Chợ nổi Cái Răng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ).
Thầy Barry White chia sẻ: Sau khi dạy học cho các em nhỏ tại Chợ nổi Cái Răng, tôi thấy các em rất hứng thú và cố gắng học tập. Đây là lý do khi nhận được lời mời tham gia lớp học tại Cồn Sơn, tôi sẵn lòng tham gia để chung tay hỗ trợ người dân.
Tham gia lớp học đợt này, thầy Barry White ấn tượng sâu sắc về tuổi các học viên. Khi dạy học tại Chợ nổi Cái Răng chủ yếu là các em nhỏ, riêng lớp học ở Cồn Sơn độ tuổi học viên đa dạng. Tuy nhiên, tất cả học viên đều nỗ lực và cố gắng trau dồi kiến thức ngoại ngữ của mình. Chính tinh thần ham học của người dân Cồn Sơn đã níu chân thầy thêm gắn bó với lớp học đặc biệt này.
Thời gian gần đây, địa điểm Cồn Sơn trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn ở TP Cần Thơ. Chính vì thế có nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây tham quan, vui chơi. “Chúng tôi kỳ vọng qua lớp học này, người dân xứ Cồn Sơn sẽ giới thiệu cơ bản nét văn hóa, những sản phẩm mà gia đình mình có cho du khách quốc tế để góp phần phát triển du lịch Cồn Sơn nói riêng và thành phố nói chung”, thầy Khôi nói.
Người truyền cảm hứng học tiếng Anh bằng âm nhạc
Với mong muốn giúp các bạn trẻ xua tan "nỗi sợ" và tiến bộ hơn trong quá trình học tiếng Anh, thầy giáo trẻ ở Sài Gòn đã sáng tạo và kiên trì thực hiện phương pháp truyền dạy bộ môn ngoại ngữ này thông qua những bài hát nổi tiếng được chính anh "chế" lời.
Sự kết hợp và lồng ghép âm nhạc trong giảng dạy là "đặc sản" của thầy giáo Nguyễn Thái Dương. Ảnh: NVCC
Đó là câu chuyện truyền cảm hứng về thầy giáo dạy tiếng Anh sinh năm 1991 Nguyễn Thái Dương.
Tình yêu với ngoại ngữ
Vốn tốt nghiệp thủ khoa ngành Công nghệ Sinh học tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM), chàng trai quê TPHCM đứng trước tương lai rạng rỡ với chuyên môn, sở trường của mình. Nhưng rồi chính niềm đam mê với tiếng Anh cùng tình yêu sáng tác thơ ca, nhạc họa khiến chàng hotboy này ngày một gắn bó hơn trên hành trình trao truyền trình độ ngoại ngữ đến nhiều người.
Nhớ lại thuở ban sơ, anh Dương cho biết, việc chuyển từ chuyên môn tự nhiên sang dạy ngoại ngữ là cả một quá trình trăn trở, cân đo đong đếm căng thẳng không kém gì thời khắc anh chọn ngành khi vào đại học. "Tôi đã phải đấu tranh với sự kỳ vọng của gia đình, cơ hội của thầy cô trao cho và cả niềm tin vào bản thân lúc đó nữa. Nếu sự chuyển hướng thành công thì không sao, nhưng lúc đó, đâu ai biết được tương lai sẽ ra sao, nếu mình lựa chọn sai thì mình mất hết những gì đã gầy dựng: cơ hội tuyển thẳng cao học, cơ hội thực tập ở một công ty lớn. Việc chuyển ngành là cả một quá trình lâu dài chứ không phải trong tích tắc", Nguyễn Thái Dương chia sẻ.
Sớm "bén duyên" với tiếng Anh từ những nhỏ, nên khi bước vào đời sinh viên, Dương đã đi dạy kèm ngay từ năm nhất. Chính tình yêu với môn tiếng Anh cũng như việc truyền đạt thứ ngôn ngữ này đến với các bạn vẫn còn "sợ" nó nên Dương làm điều đó như một thú tiêu khiển. "Trong những ngày tháng làm việc căng thẳng, áp lực trong phòng thí nghiệm, mình chọn đi dạy kèm như một giải pháp vui chơi giải trí, đi tìm niềm vui. Ai ngờ, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén", Thái Dương hóm hỉnh tâm sự.
Nguyễn Thái Dương cho biết thêm, nhờ niềm đam mê và năng khiếu về ngôn ngữ, anh luôn tìm tòi, học hỏi cũng như tầm sư học đạo thêm những kiến thức Anh ngữ bên ngoài. Để rồi sau thời gian theo học thêm một trường đại học nữa, Dương đã tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM).
Học tiếng Anh theo cách thầy Dương
Bản thân là một người trẻ yêu mến âm nhạc cùng khả năng sáng tác, Nguyễn Thái Dương tìm thấy mối liên hệ giữa bộ môn nghệ thuật này và thứ tiếng trở thành ngôn ngữ quốc tế hàng tỷ người dùng nằm ở tính liên kết giữa chúng. "Anh thầy" đa năng này đúc kết: "Thực ra phương pháp mà tôi áp dụng cũng vừa tình cờ lại vừa có tính khoa học. Một lần ngẫu hứng tôi chuyển tải các phrasal verbs (cụm động từ) của động từ GET vào trong bài hát bolero "Gõ cửa trái tim" (nhạc sỹ Vinh Sử - PV). Điều bất ngờ là "bản chế" này được cộng đồng đón nhận, ủng hộ. Thế là tôi tiếp tục làm những sản phẩm khác và càng làm càng thấy nó có cơ sở khoa học".
Theo Nguyễn Thái Dương, trong môn tiếng Anh, để nhớ được các liên từ có vẻ không liên quan đến nhau như For, And, Nor, But, Or, Yet, So, ta có thể lập công thức "FANBOYS" vừa ấn tượng, vừa có liên kết chính là các phụ âm đầu. Hay như 5 nguyên âm A, O, I, E, U nay trở thành "Anh - Không - Yêu - Em - Ư?" hay "UỂ OẢI" cũng là những cách tạo liên kết giúp người học đơn giản hóa việc học ngoại ngữ. "Tóm lại, càng có nhiều liên kết được tạo thành thì càng giúp ta dễ ghi nhớ", Dương khẳng định.
Trong âm nhạc cũng thế, việc lồng ghép các bài học vào các bài hát quen thuộc thông qua việc đặt lời mới cũng đem lại hiệu quả tương tự. Các bài hát bản thân là âm nhạc, là một kiểu liên kết giúp cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn. Cách thức lồng ghép bài học vào bài hát giống như ta đang tận dụng liên kết sẵn có của bài hát để giúp người học nhớ bài dễ hơn.
Trên kênh Youtube "SpeakOnly - Học nói tiếng Anh" của mình, Nguyễn Thái Dương đã xây dựng khá nhiều video chia sẻ phương pháp học tập và ôn luyện tiếng Anh, nhiều bài học đã thu hút hàng triệu người theo dõi, tương tác.
Là một học viên của Cộng đồng học trò thầy Dương Online, chị Nhung Nguyễn cho rằng việc học tiếng Anh là quá trình "Hữu xạ tự nhiên hương". Chị Nhung cho biết các học viên trong lớp rất thích học thầy Dương bởi sự nhiệt tình và tận tâm của thầy. Điều căn bản là thầy có kiến thức sâu rộng cùng phương pháp dạy, kỹ năng truyền tải kiến thức dễ hiểu. Đặc biệt, các bài hướng dẫn kỹ năng viết của thầy Dương có thể áp dụng nhiều trong cuộc sống chứ không chỉ riêng môn tiếng Anh không thôi", chị Nhung chia sẻ.
Nguyễn Thái Dương truyền cảm hứng học tiếng Anh cho nhiều bạn trẻ bằng sự mới mẻ và sáng tạo của mình. Ảnh: NVCC
"Âm nhạc là niềm đam mê của mình từ rất lâu rồi và chính đam mê này đã giúp cho mình có cảm hứng tạo nên sự kết hợp giữa giảng dạy và âm nhạc, để từ đó giúp cho việc học tiếng Anh của các học viên trở nên dễ dàng và hứng thú, cũng như xua tan đi nỗi sợ về sự khó khăn trong việc ghi nhớ những từ vựng - thông qua các giai điệu dễ học dễ nhớ", thầy giáo 9x Nguyễn Thái Dương bộc bạch.
Chia sẻ về chặng đường tiếp theo, Dương khẳng định chắc nịch anh sẽ tiếp tục sáng tác và truyền cảm hứng đến cho học viên của mình cũng như tất cả mọi người. Chàng trai trẻ cho biết tới đây anh dự định kết hợp với một số đối tác để cho ra đời những bài hát và MV chất lượng để có thể phổ biến rộng rãi đến nhiều đối tượng khán giả hơn. "Điều mình mong mỏi nhất là có thể tổ chức một buổi liveshow quy mô lớn hơn để tiếp cận gần hơn với học viên của mình cũng như những bạn trẻ luôn theo dõi và ủng hộ mình. Bên cạnh nhạc, mình cũng nghĩ đến các hình thức khác như hip hop, làm thơ, diễn kịch nhằm tạo thêm độ hấp dẫn, hiệu quả", Dương nói.
Thầy giáo trẻ Nguyễn Thái Dương là người sáng tác và thể hiện các ca khúc trong album "Saigon9x", từ chính những xúc cảm hoài niệm về những nét đẹp, những tình cảm tinh khôi của thời thơ ấu ở mảnh đất Sài thành.
Trở thành người truyền cảm hứng học tập ngoại ngữ và được nhiều trường đại học và kênh truyền hình mời chia sẻ, thầy giáo Nguyễn Thái Dương cho biết anh vẫn tiếp tục đón nhận nhiều ý kiến đa chiều để hoàn thiện sản phẩm hết sức có thể, trong đó có việc sử dụng nhiều phương pháp truyền đạt khác nhau.
Con vào lớp 1 mới được hơn tháng mà cha mẹ nào cũng kêu như vạc, riêng tôi ung dung nhàn nhã bởi đã làm điều này "Hãy bỏ qua triệt để tất tần tật các tranh luận ầm ĩ trên mạng rằng nên dạy chữ cho con trước khi học lớp 1 hay để con chơi cho thỏa và nhập trường như 1 tờ giấy trắng. Bởi, những đứa trẻ hoàn toàn khác nhau và bạn phải biết con mình cần gì. Không biết thì phải đoán", chị Phương...