Lớp học thực tế đặc biệt của sinh viên ngành du lịch trường UEF
Vừa qua, trường Đại học Kinh tế-Tài chính TP.HCM (UEF) tổ chức buổi seminar đặc biệt ‘ Saigon Vespa Tour’ nhằm giúp sinh viên cập nhật xu hướng, học hỏi kinh nghiệm thực hiện các tour du lịch độc lạ cho khách quốc tế.
Học từ thực tế là yếu tố quan trọng
Ngành dịch vụ như du lịch, khách sạn có hình thức hoạt động thường xuyên thay đổi theo bối cảnh. Sau thời gian chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, việc thích ứng và phát triển du lịch đúng cách, hiệu quả là bài toán khó cho các doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề mà các trường đào tạo nhóm ngành du lịch – khách sạn cần chú trọng. Bên cạnh chương trình đào tạo chất lượng, việc tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn, linh hoạt cập nhật xu hướng là một trong những yếu tố quan trọng giúp sinh viên phát triển toàn diện.
Chương trình Saigon Vespa Tour, một trong những “lớp học thực tế” độc đáo của UEF
Tại buổi tọa đàm, đại diện Công ty Saigon Vespa Tour đã giới thiệu cho các bạn sinh viên thông tin về hình thái du lịch độc đáo, những tour thiết kế ấn tượng và kỹ năng cần thiết với một hướng dẫn viên du lịch.
Các chuyên gia cho rằng, khi du lịch phát triển mạnh mẽ trở lại, thì những kinh nghiệm, kiến thức mà sinh viên học hỏi từ các chương trình thực tế nói trên là cơ sở vững chắc để nắm bắt tình hình, vận dụng linh hoạt và có góc nhìn chuyên sâu hơn khi tiếp cận nghề nghiệp.
Nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp
Video đang HOT
Không chỉ đầu tư trang bị kiến thức chuyên môn, trường UEF cũng luôn chú trọng phát triển kỹ năng nghề nghiệp và khả năng sử dụng ngoại ngữ cho sinh viên. Với nhóm ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn, trường đào tạo 3 ngành gồm: quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Tiếng Anh chiếm 50% chương trình đào tạo nhằm đảm bảo sinh viên tốt nghiệp sử dụng tốt công cụ này để thực hành nghề nghiệp.
Chương trình đào tạo nhóm ngành này được thiết kế theo mô hình chất lượng cao, tài liệu giảng dạy thường xuyên được cập nhật theo xu hướng quốc tế, sinh viên được đào tạo nâng cao năng lực quản lý – điều hành, kỹ năng giải quyết những tình huống phát sinh trong thực tế một cách nhuần nhuyễn, chuyên nghiệp. Những chuyến đi tham quan khách sạn, nhà hàng và tour du lịch thực tế của trường cũng là một ưu thế để sinh viên học tập một cách toàn diện.
Những chuyến đi trải nghiệm thực tế giúp sinh viên UEF bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ
Không chỉ được trang bị bài bản các kiến thức chuyên ngành, các bạn sinh viên tại trường còn được chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm không kém quan trọng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,…
Để phát triển ngành học xu hướng, năm 2022 này sinh viên 3 ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và Dịch vụ ăn uống đều được cấp học bổng doanh nghiệp giá trị 30% học phí toàn khóa học. Đây là sự khích lệ cho các bạn theo đuổi ngành học yêu thích mà không bị áp lực chi phí, có cơ hội trải nghiệm môi trường học tập song ngữ, thụ hưởng điều kiện đào tạo chất lượng với chương trình chuẩn quốc tế.
Năm 2022, UEF xét tuyển 3 ngành Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống theo 4 phương thức: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT; Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn; Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ; Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM. Với phương thức xét tuyển học bạ THPT, trường nhận hồ sơ đợt 1 đến hết ngày 31/3.
Để nếp sống văn minh, thanh lịch thấm qua từng giờ dạy
Hà Nội là địa phương duy nhất đưa vào giảng dạy tại các nhà trường bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội", được Bộ GD&ĐT đánh giá cao.
Tùy theo lứa tuổi, các em được trang bị kỹ năng giao tiếp, ứng xử thanh lịch văn minh.
Lối đi riêng
Theo cô Phan Thị Thanh Tâm - Hiệu trưởng Trường THCS Nhân Chính (quận Thanh Xuân), bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội" được đưa vào giảng dạy góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Nội dung các bài giảng được thiết kế phù hợp với từng lớp học, phù hợp với tâm sinh lý của học sinh.
Theo đánh giá của nhiều giáo viên, ứng xử của học sinh trong các mối quan hệ với thầy cô, cha mẹ, bạn bè, anh chị lớp trên, với người cùng tham gia giao thông... đều có sự chỉn chu, hòa nhã hơn. Bộ tài liệu đã góp phần giáo dục các em học sinh về thái độ và hành vi cần có trong sinh hoạt, giao tiếp...
Còn cô Đặng Thị Thu Hà - Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) - chia sẻ: Bộ tài liệu đã gợi mở cách triển khai vấn đề để đưa vào nội dung giáo dục trong các nhà trường hiện nay. Cụ thể như vấn đề giáo dục đạo đức, Hà Nội đã chọn riêng phần giáo dục nếp sống, trong đó đưa ra những kiến thức cụ thể, gần gũi để định hướng hành vi, giúp các em khôn g chỉ tiếp nhận kiến thức, mà còn mong muốn, cố gắng làm theo những điều đã học.
Phương pháp dạy học được vận dụng linh hoạt giữa truyền thống như kể chuyện, đàm thoại, nêu gương, sử dụng đồ dùng trực quan và hình thức dạy học hiện đại như đóng vai, xử lý tình huống, sao cho HS tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập và mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.
Chị Nguyễn Thị Liên, phụ huynh học sinh Trường THCS Hoàng Liệt, bày tỏ: Con có chuyển biến tích cực như ăn uống từ tốn, chọn trang phục phù hợp, gọn gàng, biết thưa gửi với mọi người...
Học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tìm hiểu về nếp sống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội. Ảnh minh họa.
Không gián đoạn bởi dịch bệnh
Ngày trong buổi học chính thức đầu tiên, học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã tìm hiểu về Nếp sống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội. Với những kiến thức bổ ích và thiết thực, buổi học đầy thú vị đã cung cấp, rèn luyện cho các em lối sống đẹp, văn minh của người Hà thành.
Cô Dương Tú Anh - Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam - cho biết: Hiểu được ý nghĩa của việc mang đến cho học sinh những tri thức cần biết về lối sống thanh lịch của người Hà thành, nhà trường có buổi học đặc biệt mang tên "Người Hà Nội văn minh, thanh lịch" trong ngày đầu tiên của năm học. Tiết học này đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng đặc biệt từ học sinh toàn trường.
Trong bài học dưới hình thức trực tuyến, học sinh có cơ hội được giới thiệu về nét đặc trưng của Thủ đô văn hiến, công trình kiến trúc có ý nghĩa biểu tượng tới món ăn mang đậm hồn cốt. Không chỉ vậy, bài giảng còn đem đến cho các bạn những nét đẹp trong văn hóa người Hà Nội, như tinh thần tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ nhau, tác phong lịch sự, nhã nhặn trong sinh hoạt hay sự tươi vui, duyên dáng sau mỗi câu nói, nụ cười...
Dù đang triển khai dạy học trực tuyến nhưng Trường Tiểu học Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) vẫn coi trọng việc triển khai giảng dạy bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh" cho học sinh. Qua các bài học, giáo viên gợi ý cho học sinh nhận biết, phân biệt được những chuẩn mực hành vi cơ bản của nếp sống thanh lịch, văn minh trong sinh hoạt và giao tiếp ứng xử.
Cô Nguyễn Thị Thúy Hường - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lĩnh Nam - cho biết: Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh tiểu học chỉ đạt hiệu quả khi trẻ hứng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy - học. Do đó, GV căn cứ vào mục tiêu từng bài, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, từng trường, địa phương mà thiết kế tiết học thành các hoạt động phù hợp.
Bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội" được đưa vào giảng dạy trong các trường học của TP. Theo đánh giá của ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, qua 10 năm thực hiện, bộ tài liệu đã góp phần giáo dục các em về thái độ và hành vi cần có trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử để trở thành người thanh lịch, văn minh.
Các trường học trên địa bàn thành phố đã thực hiện lồng ghép giảng dạy những nội dung trong bộ tài liệu trong các môn học khác như Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, kết hợp trong giáo dục đạo đức, hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt Đoàn, Đội. Từ đó, học sinh ý thức được trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa của người Hà Nội và thấy tự hào với vai trò của công dân Thủ đô trong tương lai.
Học thạc sĩ, 'chìa khóa' mở ra những cơ hội Thực tế cho thấy, việc sở hữu tấm bằng thạc sĩ được xem là chìa khóa mở ra những cơ hội việc làm cũng như dễ dàng thăng tiến trong xu thế hội nhập hiện nay. Điều này không chỉ đúng trên thế giới mà Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Thực tế cho thấy, việc sở hữu tấm bằng...