Lớp học số – mô hình giáo dục mới
Lớp học số ( DigiClass) có nội dung giảng dạy được số hóa 100% với các bài giảng bằng hình ảnh, phim, kỹ thuật đồ họa 2D, 3D, âm thanh kỹ thuật số sinh động.
Gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM nghiên cứu thí điểm các phương pháp giảng dạy tiếng Anh chất lượng cao với chi phí thấp. Một trong những giải pháp được nhắc đến nhiều là lớp học số (DigiClass) do Tập đoàn giáo dục Pearson phát triển. Lớp học số có nội dung giảng dạy được số hóa 100% với các bài giảng bằng hình ảnh, phim, kỹ thuật đồ họa 2D, 3D, âm thanh kỹ thuật số sinh động, đặc biệt thu hút học sinh. Toàn bộ bài giảng từ mẫu giáo đến hết lớp 12 được số hóa, phát âm bằng tiếng Anh và soạn theo các hệ giáo dục quốc tế.
Học sinh cảm thấy các bài học thú vị hơn với lớp học số (DigiClass).
Triết lý của giải pháp khá đơn giản: chất lượng giáo dục phụ thuộc vào giáo viên, nội dung bài giảng. Chất lượng giáo viên là yếu tố rất khó thay đổi và kiểm soát trong thời gian ngắn. Để nâng cao chất lượng giáo dục, cách nhanh và hiệu quả nhất là nâng cao chất lượng nội dung. Nội dung hay sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy và giúp giảm bớt việc phụ thuộc vào giáo viên giỏi. Tập đoàn Pearson đã đầu tư khoảng hơn 500 triệu USD, để tạo ra một hệ thống nội dung số xuyên suốt từ mẫu giáo đến lớp 12.
Với hệ thống nội dung thú vị này, một lớp học số (DigiClass) sẽ không cần đến sự hiện diện của giáo viên bản ngữ mà vẫn có thể đem lại chất lượng giảng dạy tốt với phát âm tiếng Anh chuẩn. Theo đó, một giáo viên Việt Nam tốt nghiệp đại học tiếng Anh có thể dạy chương trình quốc tế bằng tiếng Anh với sự hỗ trợ của lớp học số.
Theo ông Phan Đình Cường, Phó giám đốc Công ty Ismart, đơn vị triển khai giải pháp này ở Việt Nam, với mức học phí dưới 1,1 triệu đồng một tháng, học sinh có thể học được chương trình tiểu học quốc tế với các môn toán, tiếng Anh, và khoa học.
Video đang HOT
Để nâng cao chất lượng giáo dục, cách nhanh và hiệu quả nhất là nâng cao chất lượng nội dung.
Lớp học số không phải là khái niệm mới trên thế giới. Nhiều nước đã áp dụng và thu được kết quả thành công trên khắp thế giới, bao gồm cả các nước đang phát triển như Ấn Độ và nước phát triển cao như Nhật hoặc Mỹ. Theo thống kê, giải pháp lớp học số hiện có mặt tại khoảng 200.000 điểm trên khắp thế giới.
Đánh giá hiệu quả của phương pháp giáo dục mới này, Nielsen, công ty nghiên cứu thị trường kết luận đến 2/3 số giáo viên khi được sử dụng giải pháp này cảm thấy tốt, 82% số học sinh được học DigiClass cho rằng nó hiệu quả. Phương pháp cũng giúp các trường tăng sĩ số đáng kể.
Giải pháp DigiClass của Pearson do Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM vừa giới thiệu cuối tháng 5 vừa qua mới chỉ trong giai đoạn nghiên cứu thí điểm. Hiện nay, 3 đơn vị đã hợp tác với Ismart triển khai giải pháp lớp học số DigiClass là: truờng tư thục Ngô Thời Nhiệm, hệ thống giáo dục Trí Đức tại TP HCM và trường tư thục Nguyễn Văn Huyên tại Hà Nội. Thông tin thêm tại http://www.digiclass.edu.vn/
Phương Thảo
Theo VNE
Tuyển 100 giáo viên nước ngoài: Chỉ nhận 29
Đến nay đã hết hạn đăng ký tuyển giáo viên (GV) Philippines về dạy tiếng Anh tại các trường tiểu học, THCS (chương trình thí điểm tuyển sinh 100 GV Philippines của Sở GD-ĐT TP.HCM), nhưng các trường chỉ đăng ký nhận 29 giáo viên.
Theo ông Lê Hồng Sơn - giám đốc Sở GD-ĐT TP, vì đây là chương trình thí điểm nên các trường tự do đăng ký theo nhu cầu và điều kiện của mình chứ sở không bắt buộc thực hiện. Trong số vài trăm trường có dạy tiếng Anh tăng cường, các quận huyện có thể chọn ra 100 trường hoặc nhiều hơn hoặc ít hơn để nhận GV Philippines về dạy.
Ngại ngần
"Các trường tiểu học và THCS trên địa bàn Q.3 năm nay tạm thời không đăng ký tuyển GV Philippines nào. Nguyên nhân là các trường đã hợp đồng với giáo viên nước ngoài (thông qua những trung tâm ngoại ngữ) ngay từ đầu năm học trong khi đến tháng 10/2012 sở mới triển khai việc này. Bây giờ không thể chấm dứt hợp đồng ngang xương được" - ông Lê Trường Kỳ, trưởng Phòng GD-ĐT Q.3, cho biết.
Một hiệu trưởng trường tiểu học ở Q.3 còn phân tích: "Nhiều năm nay trường đều hợp đồng với GV người Anh, mỗi tháng học sinh đóng thêm 70.000 đồng để học với người nước ngoài. Các khoản thu chúng tôi đều đã thỏa thuận với phụ huynh học sinh từ đầu năm học. Bây giờ, nếu tuyển GV Philippines thì mỗi học sinh phải đóng 120.000 đồng/tháng, nhà trường phải xin ý kiến phụ huynh, mà cũng rất khó thuyết phục họ khi tăng mức thu như thế".
Tương tự, Q.6 cũng không có trường nào đăng ký tuyển GV Philippines, nói như một lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận này: "Nhận hay không là tùy thuộc vào các trường. Hiện đa số trường hợp đồng với GV người bản ngữ hẳn hoi (Mỹ và Canada) mà mức thu mỗi tháng chỉ có 50.000-70.000 đồng/tháng/học sinh. Trong khi đó, người Philippines thì tiếng Anh đối với họ chỉ là ngôn ngữ thứ hai mà học phí lại cao hơn học với GV bản ngữ khiến các trường băn khoăn...".
Thầy Adam Priestley trong một tiết dạy tiếng Anh tăng cường cho học sinh Trường tiểu học Lê Văn Sỹ, Q.Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: Như Hùng
Cùng chung suy nghĩ, ông Nguyễn Thanh Hải - trưởng Phòng GD-ĐT Q.Tân Bình - chia sẻ: "Các trường thuộc Q.Tân Bình vẫn đang trong giai đoạn chờ đợi và thăm dò xem GV Philippines giảng dạy ra sao rồi mới tính. Nếu ngân sách trả lương thì chúng tôi ủng hộ ngay, còn chuyện thu của phụ huynh để trả lương cho GV thì phải cân nhắc. Nếu tuyển GV Philippines phải tính toán và họp với phụ huynh học sinh xem số lượng học sinh bao nhiêu, nguồn thu có đủ bù chi hay không. Mà muốn thu tiền thì các trường phải thông qua UBND quận, quận đồng ý mới được phép thu". Một trong những ví dụ có thể kể là ở Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, Q.Tân Bình những năm trước trường có hợp đồng với GV người Mỹ để dạy tiếng Anh cho học sinh các lớp tăng cường. Thù lao cho GV do nhà trường trích từ quỹ học phí tiếng Anh tăng cường chứ học sinh không phải đóng thêm.
Xem chất lượng ra sao, rồi tính tiếp
Q.5 được xem là địa phương đăng ký nhận nhiều GV Philippines nhất trong đợt này: sáu người. Theo bà Võ Ngọc Thu - trưởng Phòng GD-ĐT Q.5: "Không phải một GV dạy một trường mà một GV Philippines dạy tại một cụm gồm ba trường tọa lạc gần nhau. Học sinh sẽ đóng từ 120.000-150.000 đồng/tháng và mỗi cụm trường có mười lớp trở lên, như vậy thu mới đủ để trả lương cho GV. GV Philippines chỉ dạy cho học sinh học chương trình tiếng Anh theo đề án ngoại ngữ quốc gia, còn học sinh chương trình tiếng Anh tăng cường vẫn học với GV người bản ngữ do các trường tự hợp đồng từ đầu năm học". Đây cũng là một giải pháp đáng ghi nhận nhưng bên cạnh đó, có hiệu trưởng đã băn khoăn: "Một GV dạy cùng lúc ba trường thì sinh hoạt chuyên môn sẽ như thế nào, liệu có toàn tâm toàn ý được hay không?".
Q.1 được xem như cái nôi của chương trình tiếng Anh tăng cường (với đa số các trường tiểu học, THCS trên địa bàn đều có giảng dạy chương trình này) nhưng cũng chỉ thử đăng ký hai GV Philippines cho hai trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm và tiểu học Lê Ngọc Hân. Ông Đinh Thiện Căn, trưởng Phòng GD-ĐT Q.1, giải thích: "Hầu hết các trường đều đã hợp đồng với GV nước ngoài ngay từ đầu năm học, một số ít trường khác chưa có GV nước ngoài thì số học sinh học tiếng Anh lại ít quá, thu không đủ bù chi, nhà trường không dám nhận GV Philippines về dạy. Thôi thì cứ để hai trường có uy tín của Q.1 sử dụng trước xem chất lượng giảng dạy của GV Philippines như thế nào rồi năm học sau sẽ tính tiếp".
Ông Lê Hồng Sơn khẳng định: "Dự kiến tháng 12/2012, GV Philippines sẽ chính thức giảng dạy tại các trường. Nói là tuyển nhưng trong quá trình giảng dạy, nếu GV không đủ năng lực, trình độ; tác phong, tư cách có vấn đề thì sở sẽ ngưng hợp đồng ngay. Sau một năm, chúng tôi sẽ đánh giá xem hiệu quả giảng dạy của GV Philippines ra sao rồi mới quyết định có nhân rộng vào những năm tiếp theo hay không".
Theo tuổi trẻ
Lớp học của thầy giáo tiếng Anh... 9 tuổi Cứ mỗi lần viết chữ lên bảng để giảng dạy cho các học trò, "thầy giáo" lại phải leo lên chiếc ghế. Ấy vậy mà lớp của "thầy giáo nhí" này được các trò hoan nghênh, theo học ngày một nhiều. Thừa kế truyền thống dạy học của gia đình Thời gian gần đây ở thành Vinh, Nghệ An, người ta xôn xao,...