Lớp học online nơi tạm cư
Sau khi tổ chức cho người dân tại khu trọ lụp xụp, nhà ven kênh rạch, hẻm nhỏ đến nơi tạm cư để hạn chế lây nhiễm, đảm bảo phòng chống dịch, quận Bình Thạnh (TP HCM) còn bố trí một lớp học online cho con em các cư dân này tại chung cư 1050 (phường 12).
Lớp học online cho con em người dân tạm cư ở tầng trệt khu A chung cư 1050.
Sáng thứ Hai, tại tầng trệt, khu A chung cư 1050, 15 học sinh đang tập trung lắng nghe lời thầy cô giảng từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, máy tính bảng… Mỗi học sinh một ghế đá làm bàn học, bên cạnh là phụ huynh hoặc bộ đội, tình nguyện viên theo dõi, hướng dẫn. Đó là con em của 130 hộ dân đang được quận Bình Thạnh bố trí tạm cư cho công tác tách người không nhiễm ra khỏi nơi có nguy cơ lây nhiễm cao từ 26/8.
Đại úy Phạm Công Sỹ, Công an quận Bình Thạnh, cho biết: “Đa số người được chuyển đến đây đều có hoàn cảnh khó khăn. Do ở tạm một thời gian nên các hộ không thể tự bắt wifi. Nếu sử dụng 3G/4G thì chỉ học được 1 – 2 tiếng đồng hồ là hết dung lượng mạnh. Nhận thấy điều đó, khi sắp bắt đầu năm học mới, chúng tôi đã xin ý kiến lãnh đạo quận bố trí tầng trệt và bắt wifi cho con em người dân đến học online”.
Trước khi khai giảng năm học mới, bộ đội, tình nguyện viên đã mượn phòng sử dụng chung của chung cư để làm phòng học online, lau dọn phòng, khiêng ghế đá xung quanh chung cư xếp thành hàng. Mỗi ghế cách nhau 2m đảm bảo giãn cách.
Hiện có khoảng 30 học sinh các cấp học online và một số người tạm cư làm việc online tập trung để học, làm việc. Phụ huynh nếu bận thì có bộ đội, tình nguyện viên hướng dẫn cách vào học, sách vở, trông coi các em. Sau khi học xong, các em được đưa về tận phòng.
Đại úy Sỹ nói: “Đã đưa người dân đến nơi ở mới để phòng chống dịch thì phải làm sao cho họ có cuộc sống tốt hơn, thoải mái hơn. Ngoài việc phát quà, trao các gói hỗ trợ; để đảm bảo bữa ăn đầy đủ, có dưỡng chất, chúng tôi còn đi xin rau, củ cho phát các hộ khó khăn”.
Theo quan sát, dưới sự nhiệt tình hướng dẫn của người lớn, các em học sinh rất tập trung nghe giảng. Mỗi em tự ý thức giữ im lặng, trật tự cho những người xung quanh.
Chị Trần Ngọc Kim Thoa, có hai con học lớp 3 và lớp 8, nói: “Tôi ở trọ trong hẻm trên đường Nơ Trang Long, được quận chuyển tới ở đây từ 26/8. Ở đây rất tốt, gia đình tôi được bố trí 1 căn hộ. Gạo, nước mắm, đồ khô được hỗ trợ rất nhiều”.
Video đang HOT
Đầu năm học mới, chị Thoa rất trăn trở với việc học của hai con. “Ở tạm nên bắt wifi là điều không thể. Dùng 3G/4G thì tốn kém. Hôm nhà trường có yêu cầu đăng ký học online, tôi định xin cho con tạm nghỉ, chứ không đủ điều kiện học. Rồi bất ngờ nhận được thông báo là quận tổ chức phòng học có wifi để các con học online. Tôi vui quá, nếu không con phải nghỉ học”, chị Thoa nói.
Một phụ huynh khác có 2 con đang học online, chia sẻ: “Tập trung ở đây, các cháu học nghiêm túc hơn, hiệu quả hơn”.
Giáo viên "nổi điên" trong lớp học online: Sự "mất mát quyền lực"
Một giảng viên đuổi sinh viên ra khỏi lớp, đòi "bóp cổ anh chết"; cô giáo dạy Văn mạt sát học trò là đồ "quái thai"... Những hành xử, lời lẽ khủng khiếp nhất của người thầy xảy ra trong lớp online.
Giáo viên mất kiểm soát
Ngay những ngày đầu năm học mới, chỉ trong vòng một tuần lễ, dư luận choáng váng sự việc hai giáo viên "phát hỏa" trong giờ dạy học online.
Giáo viên mạt sát học trò là "quái thai" trong video được xác định là giáo viên Trường THPT Cam Lộ, Quảng Ngãi.
Đầu tiên là một đoạn ghi âm dài 6 phút về ghi cảnh giáo viên xưng mày tao với học trò, buông những lời lẽ, ngôn từ mạt sát nặng nề như: Quái thai về thể xác, quái thai về tâm hồn, rác rưởi của xã hội, đồ mạt hạng...
Được biết, giáo viên trong đoạn ghi âm này là cô H.Y, giáo viên dạy Văn tại Trường THPT Cam Lộ (thị trấn Cam Lộ). Sự việc xảy ra trong giờ học trực tuyến, học trò bị cô xúc phạm là một nữ sinh lớp 11.
Theo tường trình của cô giáo, trong khi cô đang giảng bài thì em học sinh nêu trên có lời lẽ tục tĩu, hỗn hào. Cô bức xúc và đã không giữ được bình tĩnh, dẫn đến phát ngôn thiếu chuẩn mực.
Sau sự việc, cô H.Y chia sẻ, giận quá mất khôn, 26 năm dạy học, cô chưa bao giờ tức giận như vậy.
Sóng gió sự việc trên chưa nguôi thì chỉ 2 ngày sau, trên mạng lan truyền đoạn clip dài 5 phút ghi lại giảng viên Khoa Điện - điện tử, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM "đuổi" một sinh viên ra khỏi lớp online khi em này nhờ thầy giảng lại vì mưa to quá không nghe rõ.
Chưa hết, giảng viên này còn có những lời nói gây bức xúc như "bóp cổ anh chết", rồi yêu cầu từng sinh viên trong lớp mở webcam và nói câu: " Tôi tên là Nguyễn Văn A gì đó, có đủ miệng và tai, các giác quan như người bình thường ".
Mới đây, giảng viên này bày tỏ sự đáng tiếc khi không kiềm chế được bản thân, để xảy ra sự việc không hay. Đồng thời, gửi lời xin lỗi đến sinh viên và cả những ai đã xem clip, nghe phải những lời không hay của mình.
Người thầy "mất mát quyền lực"!?
Sự việc giáo viên "nổi điên" và mắng nhiếc học trò trong lớp học online, theo ThS Nguyễn Thúy Uyên Phương, Chủ tịch Hội đồng Trường Mầm non - Tiểu học ICS là ví dụ điển hình của cái gọi là "mất mát quyền lực" của giáo viên khi dạy online.
Ở lớp học truyền thống, quyền lực của giáo viên được hậu thuẫn bởi nhiều thứ. Từ không gian trường học, lớp học trong 4 bức tường chỉ dành riêng cho việc học đã là một sự kiểm soát.
Thầy ngồi trên bục, trò ngồi dưới bàn, thiết kế phân định cao - thấp cũng góp phần củng cố quyền lực của giáo viên. Trong giờ học, học trò thiếu tập trung, có khi thầy chỉ lườm một cái hay chọi viên phấn là xong.
Giáo viên kiềm chế cảm xúc là kỹ năng rất cần thiết khi dạy học online
Khi chuyển qua online, tất cả sự hậu thuẫn đó đột nhiên biến mất. Thầy trò bình đẳng, mỗi người một máy tính, chỉ có thể kết nối với nhau qua cái màn hình.
Lúc này, học sinh lơ là, mất tập trung... thầy cũng chẳng thể thò tay ra mà nhéo. Chưa kể, chỉ cần học trò tắt camera thì cảm giác mọi thứ ngoài tầm kiểm soát với người thầy lại càng lớn. Nhiều khi dạy nhưng không biết học trò liệu có đang ngủ, hay đang ăn... cảm giác bị coi thường rất dễ trỗi dậy.
"Nếu giáo viên không kiềm chế cảm xúc tốt thì nổi điên là có thật", ThS Uyên Phương chia sẻ.
Để không "nổi điên" khi dạy online, ThS Nguyễn Thúy Uyên Phương nhấn mạnh, phải bắt đầu từ việc người thầy biết chấp nhận những quyền lực "cứng" của mình đã bay biến hết trên không gian mạng.
Muốn thu hút học sinh khi học online, chỉ có thể dùng những quyền lực "mềm" như thiết kế bài giảng sinh động, đưa vào các hoạt động tương tác hai chiều, thấu hiểu rằng học sinh cũng có những khó khăn nhất định trong môi trường học tập mới này.
Nhất là học sinh Việt Nam xưa nay có thói quen học tập khá thụ động. Giáo viên cần có "chiến lược" khiến học sinh thay đổi hành vi từ từ.
Năm học 2021-2022, từ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã đặt ra một bối hoàn toàn mới với cả thầy và trò khi nhiều nơi chuyển sang môi trường học online.
Môi trường học mới, đặt ra nhiều thách thức về cách tương tác, giao tiếp, tổ chức, quản lý lớp học thông qua thiết bị công nghệ. Trong khi, phải nói cả người học và người dạy, nhiều người "tay trắng" với hình thức học tập mới. Họ tập tành, chập chững từng bước, có khi lúng túng, bỡ ngỡ từ những điều cơ bản nhất.
Như trường hợp cô H.Y, khi học sinh gây ảnh hưởng đến lớp, cô trần tình, mình không biết thao tác thế nào để... đẩy học sinh ra khỏi Zoom.
Một phương thức học tập mới, khó khăn với cả thầy lẫn trò, lúc này rất cần nỗ lực điều chỉnh, học hỏi của thầy trò và cần cả sự hỗ trợ, thông cảm dành cho nhau. Tuy nhiên, trong bất kỳ bối cảnh nào, việc kiểm soát, kiềm chế cảm xúc là việc cần thiết, đặc biệt ở vị thế người thầy khi tương tác với học trò.
Uẩn khúc vụ cô giáo chửi học sinh trong lớp Tại một lớp học trực tuyến, giáo viên dạy văn đã buông lời chửi học sinh rất nặng nề và hiện cô giáo này đang cảm thấy buồn về việc này. Những ngày qua, nhiều tài khoản mạng xã hội Facebook ở Quảng Trị đã đăng tải clip dài 6 phút, được cho là ghi lại những lời lẽ xúc phạm của một...