Lớp học ‘không biên giới’ của cô, trò miền núi
Lớp học không biên giới được cô Nguyễn Thị Thúy Hằng kết nối đã mang đến những trải nghiệm ‘có một không hai’ cho học trò miền núi.
Lớp học diễn ra theo hình thức trực tuyến với các thiết bị hỗ trợ.
Tiết học xuyên quốc gia
Tiết học kết nối cuối cùng nằm trong Dự án “Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu” tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) vừa kết thúc. Giờ học đặc biệt của cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hằng cùng học sinh lớp 10A6 diễn ra sôi nổi, với chủ đề “Các giải pháp giúp giảm thiểu rác thải nhựa ra ngoài môi trường”.
Cũng như các bạn trong lớp, những tiết học kết nối nằm trong dự án này luôn được Nguyễn Ngọc Minh Giang chờ đợi. Bởi đây là dịp hiếm hoi em được giao lưu, cọ xát với nhiều bạn bè quốc tế. Buổi kết nối cuối cùng là cuộc trao đổi, thảo lận với 30 học sinh Trường Công lập Mumbai (Dadar, Mumbai, Ấn Độ).
Sau khi lắng nghe ý kiến từ học sinh nước bạn, lớp của Giang được chia thành 4 nhóm. Các em lần lượt chia sẻ suy nghĩ và đưa ra nhóm giải pháp có ý nghĩa toàn cầu, hoặc phù hợp với địa bàn. Nhóm của Giang đưa ra giải pháp giảm thiểu rác thải không phân hủy ra môi trường. Một trong số đó là tận dụng vỏ gói mì tôm, nilon đã qua sử dụng để tạo ra những chiếc túi xách xinh xắn.
“ Chúng em lựa chọn vấn đề này vì đây là loại rác thải được sử dụng nhiều nhất trên địa bàn. Nhất là ở các bản làng vùng sâu, vùng xa. Chúng em đã trực tiếp làm, có sản phẩm cụ thể để giới thiệu với các bạn quốc tế. Sau khi chia sẻ, nhiều bạn tỏ ra thích thú và kết nối với chúng em để tìm hiểu thêm về sản phẩm hữu ích này”, Giang chia sẻ.
Với em Đào Yến Chi, lần đầu tiên tham gia lớp học cũng gặp chút khó khăn, trục trặc. Một phần vì bỡ ngỡ khi trao đổi với bạn bè quốc tế, phần bởi việc thảo luận theo vấn đề đòi hỏi vốn tiếng Anh chuyên sâu và liên quan đến khí hậu toàn cầu. Dẫu vậy, Chi vẫn hào hứng tham gia, vì em cho rằng đây là cơ hội tốt để rèn kỹ năng sử dụng tiếng Anh.
Học sinh lớp 10A6 thảo luận vấn đề theo nhóm, chuẩn bị nội dung trao đổi, thuyết trình.
Khai thác giáo dục mở
Video đang HOT
Đây là lớp học tham gia Dự án “Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu”, do tổ chức Take Action Global sáng lập và điều phối. Lớp học được cô Nguyễn Thị Thúy Hằng kết nối thực hiện. Mặc dù dự án triển khai từ năm 2017, song theo cô Hằng đây là năm đầu tiên tỉnh Điện Biên mới có lớp học tham gia trong tổng số 1.000 lớp, đến từ gần 150 quốc gia.
“Nhiều lần tìm hiểu các thông tin liên quan đến giáo dục mở, tôi biết đến dự án này và quyết định tham gia. Bên cạnh mục đích chính của dự án là kết nối học sinh, sinh viên toàn cầu hướng đến mục tiêu sống, hành động vì một thế giới đẹp hơn thì đây còn là hoạt động hết sức ý nghĩa với học sinh miền núi. Lớp học tạo cho các em cơ hội, môi trường để cọ xát, rèn giũa kỹ năng tiếng Anh, mở rộng hiểu biết và thỏa sức thể hiện sáng tạo”, cô Hằng cho hay.
Để những buổi học toàn cầu diễn ra thành công, dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ, định hướng của cô Hằng, mỗi học sinh đều có không gian, cơ hội thảo luận, đưa ra giải pháp nghiên cứu của bản thân. Các em cũng tự tay chuẩn bị tranh ảnh, sản phẩm minh họa để phần trao đổi thêm sinh động, dễ hiểu.
Được đánh giá là học sinh năng động, tích cực trong các buổi học, em Bùi Quỳnh Giang cho hay: Em rất vui khi được tham gia dự án. Qua đây, em biết thêm nhiều bạn từ quốc gia khác, được giao lưu văn hóa, thực hành giao tiếp tiếng Anh, bồi dưỡng thêm kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình… Do vậy, trong mỗi giờ học em đều cố gắng chuẩn bị chu đáo và đưa ra ý kiến.
“Qua mỗi tiết học em thấy mình được mở rộng hơn vốn kiến thức về biến đổi khí hậu, môi trường. Từ đó, nâng cao ý thức cá nhân trong việc bảo vệ thiên nhiên, Trái đất bằng những giải pháp thiết thực, gần gũi với học sinh và cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, em thấy mình tự tin hơn và kỹ năng ngoại ngữ cũng tăng lên đáng kể”, Quỳnh Giang bộc bạch.
Trong quá trình học tập, để mỗi giờ kết nối trực tuyến diễn ra hiệu quả nhất, cô Hằng vừa lồng ghép kiến thức môn học, vừa tạo ra những trải nghiệm đầy thú vị cho học sinh. Cô trao cơ hội để các em thảo luận, chia sẻ và học hỏi từ bạn bè quốc tế. Đồng thời, sáng tạo để có những gợi mở, hướng dẫn giúp các em hoàn thiện bài làm.
Khởi động từ ngày 26/9, lớp học chính thức kết thúc ngày 18/11. Theo cô Hằng, học sinh trong lớp đã kết nối giao lưu, học tập cùng bạn bè thuộc 4 trường của 2 quốc gia: Italia, Ấn Độ. Trong lần đầu tham gia, mặc dù gặp một chút hạn chế do lệch múi giờ giữa các nước, song lớp học đã thành công, đạt được mục tiêu đề ra.
“Mỗi em đều được trau dồi thêm nhiều kiến thức và tự ý thức, hành động có trách nhiệm hơn với môi trường. Đặc biệt, các em tích lũy được kỹ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; giao tiếp tiếng Anh với các bạn nước ngoài tự tin, tiếp cận và làm quen với phương pháp giáo dục mở. Đó cũng là mong muốn khi tôi quyết định lựa chọn học sinh lớp 10 tham gia. Với kinh nghiệm có được, tôi tiếp tục xin ý kiến để kết nối học sinh tham gia nhiều dự án tương tự khác”, cô Hằng cho hay.
“Để bắt nhịp được với giờ học, chúng em phải chuẩn bị rất kỹ tài liệu, giải pháp và các sản phẩm độc đáo mang ra giới thiệu. Không những vậy, mỗi bạn cũng phải chủ động tìm hiểu, học thêm từ mới, cách nói, phát âm tiếng Anh thì mới nghe, hiểu và giao tiếp với các bạn nước ngoài. Từ đó, khả năng giao tiếp tiếng Anh của em đã tốt hơn, tự tin hơn. Em tích lũy được kinh nghiệm để thực hiện những dự án tương tự khác”, Chi tâm sự.
Thầy giáo Tây học tiếng Việt
Tiếng Việt có sức thu hút đặc biệt đối với cộng đồng những người thầy, cô giáo nước ngoài.
Họ tìm thấy niềm vui khi vào vai học sinh 'cắp sách đến trường' và được chia sẻ đam mê với những người thích khám phá văn hóa Việt Nam thông qua ngôn ngữ.
Giáo viên tiếng Anh Lloyd Cole (bên phải ngoài cùng) tại lớp học tiếng Việt với người bản ngữ tại Hà Nội (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Thầy cô đi học
Thầy giáo tiếng Anh Lloyd Cole (người Anh) đến Việt Nam cách đây 3 năm và sớm nhận ra mình cần phải học tiếng Việt. Gắn bó với Việt Nam, dùng tiếng Việt hàng ngày khiến anh giao tiếp vừa tự tin hơn, vừa hòa nhập dễ dàng hơn với môi trường trường học.
"Trong lớp, có những lúc tôi cần nói bằng tiếng Việt. Khi kiểm tra bài, tôi đọc những câu tiếng Anh mà các em viết bằng tiếng Việt nếu câu không có nghĩa. Những lúc "hóm hỉnh" đó tôi chữa được lỗi cho học sinh."
Ngày càng có nhiều thầy cô đi học vì kết nối được với một cộng đồng những người cùng đam mê. Lloyd mô tả giờ học với cô giáo tiếng Việt của mình vừa đủ khó nhưng cũng vui nhộn, không gây căng thẳng. Anh vừa được học vừa được giao lưu với bạn mới.
Từ người chưa biết gì, sau khi tham gia lớp học gia sư 1 kèm 1 cùng cô giáo bản ngữ Quỳnh Hương, Lloyd giờ đã tự tin khoe vốn tiếng Việt của mình.
Đều đặn hai buổi tối hàng tuần, Lloyd dành hai tiếng học cùng Hương tại một quán cà phê gần nhà. Lúc bận thì anh đến lớp chỉ một lần một tuần, còn lại tranh thủ học qua mạng cùng với một giáo viên nam, tầm tuổi mình để rèn luyện nói và viết cho tự nhiên. Đặc biệt, Lloyd không chỉ có một mà những hai giáo viên tiếng Việt kèm.
"Lúc tôi còn ở trình độ cơ bản, tôi và Quỳnh Hương dành 5-10 phút để nói chuyện khi bắt đầu vào giờ học, giờ chúng hội thoại gần 30 phút. Nhưng tôi không muốn bắt chước giọng nữ của Hương nên đã tìm học cùng Hùng - một bạn nam tầm tuổi tôi. Thứ hai hàng tuần, tôi học online với Hùng một tiếng đồng hồ vào buổi sáng. Anh ấy đọc một đoạn văn rồi tôi nghe và viết lại để luyện được thêm từ vựng và kỹ năng viết.
Lloyd cũng tìm nhiều cách để học tiếng Việt sao cho nhanh và hiệu quả ngoài giờ học. Để không "học vẹt", anh nghe theo lời khuyên của một người bạn về việc sử dụng tiếng Việt hàng ngày, thậm chí nhắn tin, gọi điện với bạn cũng bằng tiếng Việt. "Bây giờ tôi đang học đến bài ở trình độ nâng cao rồi, bài học về các dùng từ "mới", dùng nó như tính từ, hay dùng nó trước động từ để nói là tôi vừa làm việc đó." Lloyd chia sẻ.
Vừa học vừa chơi
Phương pháp vừa học vừa chơi ở các lớp như của Hương có nhiều điểm tương đồng với lớp tiếng Anh. Không khí lớp sôi nổi với những trò chơi, nhất là khi có từ 3 học sinh trở lên. Trong lớp chỉ sử dụng tiếng Anh khi giải thích ngữ pháp, các học sinh được khuyến khích dùng tiếng Việt trong suốt giờ học.
Học sinh đặc biệt thích làm bài kiểm tra bằng chơi trò chơi vì hơn ai hết, họ hiểu áp lực của việc ôn thi và điểm số. Do đó, thay vì ngồi bàn giấy, học sinh được làm bài kiểm tra bằng cách kết hợp trò chơi với bài thực hành như chơi "Human Bingo" là phải ra đường hỏi tên tuổi, giao tiếp với người lạ. Học sinh cũng thích thú giải đố khi chơi những trò chơi ghép các câu thành một câu chuyện hoàn chỉnh và có ý nghĩa.
Một lớp học tiếng Việt của cô giáo Lê Quỳnh Hương (đứng) đi ăn liên hoan sau khi làm bài kiểm tra (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Có những bài tập độ khó cao, hoặc phải dùng ứng dụng điện thoại nên cũng mới mẻ với những người thầy vẫn quen dùng bảng đen, phấn trắng và trò chơi làm quen tiếng Anh cho trẻ em. Cô giáo Hương cho biết, với phương pháp này, nhiều học sinh đã tự tin sử dụng tiếng Việt trong cuộc sống cũng như trong công việc chỉ sau một thời gian ngắn. Các học sinh còn có thể áp dụng cho chính lớp học mình dạy một cách linh hoạt, nhất là các trò chơi tập thể.
Trong buổi học nhóm lớn, cô giáo cho học viên chơi trò chơi ghép các câu thành một câu chuyện hoàn chỉnh và có ý nghĩa (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Cách "tri ân" thú vị
Những bài học thực tế đã mang lại cho học viên của Hương nhiều niềm vui như giao tiếp được với người dân khi đi chợ, mua hàng hóa, hỏi đường. Ngược lại, niềm hạnh phúc của Hương là khi học viên khoe: "Chị đã nói chuyện rất lâu với tài xế grab", "Anh nghe được số tiền là bao nhiêu."
Lớp học của Hương vẫn diễn ra sôi nổi, nhiều tiếng cười ngay cả khi cô trò không thể gặp nhau. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Với phương pháp vừa học vừa chơi, kết hợp các hoạt động ngoại khóa như đi du lịch, học nấu ăn, lớp học của Hương ngày càng thu hút nhiều học viên. Thông qua mạng xã hội Facebook, học viên thể hiện sự "tri ân" với cô giáo bằng cách giới thiệu lớp học cho bạn bè, đặc biệt là cho những giáo viên ESL mới làm quen với tiếng Việt.
Quỳnh Hương vô cùng ấn tượng khi được Tim, một học viên của mình, chia sẻ trên nhóm người nước ngoài ở Hà Nội muốn tìm lớp tiếng Việt rằng: "Cô ấy dạy được tôi thì dạy ai cũng thành tài." Cùng bài đăng tải đó, một học trò khác đề xuất Quỳnh Hương và đồng tình với Tim rằng Hương là "một giáo viên tuyệt vời".
Megan và Roisin (người Ai-len) - Học viên cũ của Quỳnh Hương giới thiệu cô cho học sinh mới: "Hương là cô giáo của tôi được hơn một năm rưỡi, vừa chuyên nghiệp, phương pháp vừa hay, nhất quán, vừa vui. Tôi không thể tưởng tưởng sẽ học một ai khác." (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Sự tin tưởng của học viên rất quan trọng đối với nữ giáo viên trẻ này. Những lúc được giới thiệu là cô giáo "chất lượng nhất" hay "nhiệt tình nhất", Hương rất bất ngờ. Cô nhận ra rằng thông qua việc dạy học, mình đã có thêm những người bạn mới và họ dành cho cô nhiều tình cảm yêu mến chân thành.
Chuyển đổi số tạo động lực đổi thay chất lượng dạy học Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các trường học ở huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã tạo sự đổi thay trong hoạt động dạy học ở các nhà trường. Chuyển đổi số đang tạo nên sực đổi thay về chất lượng dạy - học tại yên Bái. Công nghệ rút ngắn khoảng cách Nhà giáo Vũ Thế Long, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Trấn...