Lớp học hát online ở London: Nơi chắp cánh tiếng ca Việt
Để lan tỏa tình yêu âm nhạc và tiếng Việt đến các em nhỏ sinh ra và lớn lên tại Anh, cô gái Việt Phạm Hà My thường xuyên tổ chức những lớp học hát online giữa mùa dịch Covid-19 ở London…
Lớp học hát online của cô giáo Phạm Hà My.Người sáng lập Stellarts
Với khả năng thiên bẩm về âm nhạc và ngôn ngữ, Phạm Hà My sớm được mệnh danh là “sơn ca” cùng với thành tích học tập xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi thành phố. Năm 14 tuổi, cô gái quê Nam Định theo gia đình sang Cộng hòa Czech sinh sống. Phải đối mặt với nhiều khó khăn khi đến môi trường mới, cô đã nỗ lực thi đỗ vào các trường Gymnasium Karlovy Vary, trường Nghệ thuật ZUS Antonina Dvoraka và Nhạc viện Quốc tế Praha.
Chưa dừng lại ở đó, để phát triển sự nghiệp âm nhạc, Hà My đang theo học chuyên ngành Opera tại trường London College of Music (Anh).
Thời gian ở London tiếp tục là những tháng cam go khi cô gái trẻ tiếp tục phải bắt nhịp với nếp sống mới, cũng như kiếm việc làm thêm.
Ở Anh, Hà My rất năng nổ tham gia các hoạt động cộng đồng và thích khám phá các bộ môn nghệ thuật khác nhau.
Cô sáng lập Stellarts (nhóm các bạn trẻ tài năng) với nhiều hoạt động như sản xuất MV, học tiếng Czech và tiếng Việt, tham gia tích cực các hoạt động vì cộng đồng.
Không chỉ là nghệ sĩ opera, Hà My còn được biết tới trên nhiều cương vị khác như nghệ sĩ dương cầm nghiệp dư, diễn viên, mẫu ảnh, giáo viên tiếng Việt, tiếng Anh, piano và thanh nhạc. Nhờ vốn kiến thức tốt, nguồn năng lượng tích cực, chuyên môn xuất sắc và nhiệt huyết với công việc, nữ Soprano (giọng cao) xinh đẹp luôn được tín nhiệm trên vai trò ca sĩ thính phòng, MC tại các chương trình lớn và để lại dấu ấn trong các cuộc thi chuyên nghiệp.
Phạm Hà My (thứ ba từ trái) tham gia hoạt động nghệ thuật tại cộng đồng.Nhịp cầu nối cộng đồng
Ngay từ bé, niềm đam mê âm nhạc của Hà My đã được đánh thức từ sự quan tâm tận tình của cô giáo bộ môn âm nhạc cấp một. Tuy nhiên, giống như tư tưởng giáo dục truyền thống của nhiều người Việt, gia đình cô không muốn con mình theo đuổi con đường nghệ thuật. Vậy nên, trong suốt những năm tháng cấp hai, cấp ba, cô chỉ tập trung cho việc học…
Video đang HOT
Đây cũng là lý do và nguồn cảm hứng mạnh mẽ, thôi thúc cô gái trẻ quyết tâm mở lớp giảng dạy âm nhạc đặc biệt cho trẻ em Việt sinh ra tại Anh. Không chỉ mong muốn góp phần thay đổi tư tưởng giáo dục không toàn diện của người Việt, cô hy vọng những lớp học của mình sẽ trở thành một nhịp cầu nối tới cộng đồng người Việt tại Anh.
Chia sẻ về vạn sự khởi đầu nan, Phạm Hà My cho biết khó khăn nhất vẫn là việc tìm địa điểm tổ chức phù hợp với học sinh ở nhiều nơi, cho tới việc phải quảng cáo, giới thiệu thế nào để khích lệ tinh thần phụ huynh ủng hộ các con đi học. Đặc biệt, ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến công việc của cô đều bị chậm hơn dự kiến.
Thời gian vừa rồi, cô gái trẻ đã quyết tâm mở những lớp học hát online. “Điều này tạm thời khắc phục được những khó khăn ban đầu. Tuy nhiên, về lâu dài thì mình thấy vẫn cần một số thay đổi để lớp học kết nối này của mình hoàn thiện hơn”, cô cho biết.
Hiện nay, các lớp học hát của cô giáo Phạm Hà My liên tục được khai giảng với niềm hy vọng gắn kết trẻ em xa quê đến gần hơn với cội nguồn, như một cách đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho sự phát triển chung của cộng đồng.
Cô tin rằng trong những năm tới có thể phát triển rộng rãi hơn để lớp học hoàn thành đúng sứ mệnh của nó là gửi gắm tình yêu quê hương qua âm nhạc.
Nhìn các em nhỏ say sưa đàn hát, cô rất vui mừng và bất ngờ vì sự cố gắng của các học viên nhí. “Tuy sinh ra và lớn lên tại nước ngoài nhưng các con đều được dạy dỗ và hát tiếng Việt rất giỏi”, cô chia sẻ.
Đây là ngôi trường cấp 3 đẹp như tranh vẽ, chất lượng dạy học cực đỉnh, mỗi lần xuất hiện ở "Đường lên đỉnh Olympia" đều khiến các tỉnh khác e dè
Ngôi trường này không chỉ là nơi học tập mà còn là địa điểm tham quan nổi tiếng.
Ngôi trường cổ kính, có lịch sử hơn 1 thế kỷ
Trường Quốc Học (thường gọi là Quốc Học hay Quốc Học - Huế; tên chính thức hiện nay: Trường Trung học Phổ thông Chuyên Quốc Học) là một ngôi trường nổi tiếng ở Huế. Trường được thành lập năm 1896 và là một trong 3 trường THPT lâu đời nhất tại Việt Nam.
Ban đầu trường được xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất. Sau này khi tu sửa, nâng cấp, người ta chọn lối kiến trúc đương thời của Pháp vào đầu thế kỷ 20. Những dãy nhà tranh được phá bỏ thay thế vào đó là hai dãy nhà lầu xây gạch, lợp ngói kiên cố theo kiểu Tây Âu.
Nhìn từ bên ngoài, Quốc Học - Huế nổi bần bật vì cổng trường được xây bằng gạch màu đỏ sậm.
Chính vì thế mà giờ đây ngôi trường có nét cổ kính mang hơi hướng châu Âu rất đặc trưng ở xứ Huế. Nhìn từ bên ngoài, Quốc Học - Huế nổi bần bật vì cổng trường được xây bằng gạch màu đỏ sậm.
Bên trong trường, nhiều dãy phòng học vẫn mang đậm kiến trúc đặc trưng Pháp với màu sắc, các hoa văn, họa tiết trang trí, cửa chính cũng như những ô cửa phụ. Những cầu thang bằng gỗ kết hợp với bê tông dẫn lên các dãy nhà vẫn còn nguyên hiện trạng, tạo nên nét riêng biệt cho ngôi trường.
Phong cảnh bên trong trường đẹp như một bức tranh: Trầm buồn và lãng mạn!
Đến những bậc cầu thang cũng mang nét cổ kính đặc trưng.
Giữa sân trường được đặt bức tượng Nguyễn Tất Thành bằng thạch cao và ngày nay đã được phủ đồng để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dù là trường cổ nhưng trang thiết bị, cơ sở vật chất của trường luôn được nâng cấp để phục vụ nhu cầu học tập, hoạt động của học sinh. Hiện tại trường có khu thi đấu thể thao đa năng, hồ bơi,... dành cho học sinh.
Giữa sân trường được đặt bức tượng Nguyễn Tất Thành bằng thạch cao và ngày nay đã được phủ đồng để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, những dãy nhà mới cũng được xây dựng thêm. Dù vậy những cái mới không hề làm ảnh hưởng đến cái cũ mà kết hợp hài hoà. Nhìn tổng thể, trường Quốc học - Huế vẫn đẹp như một bức tranh, cổ kính và mang một nét trầm buồn, sâu lắng riêng của Huế.
Cũng vì vậy mà trường không chỉ là nơi học tập mà còn là địa điểm tham quan. Nhiều du khách khi đến Huế đều dành thời gian ghé thăm trường để được 1 lần đắm chìm trong không gian lịch sử hơn 100 năm.
Một góc rất thơ của trường.
Quốc học - Huế đẹp đến nao lòng.
Chất lượng giảng dạy thuộc tốp đầu cả nước
Quốc học - Huế chính là nơi mà rất nhiều nhân vật nổi tiếng của Việt Nam trong các lĩnh vực từ chính trị, y học, văn học, âm nhạc, hội hoạ, giáo dục,... đã theo học. Năm 1908, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng theo học tại đây và được xem là một trong 10 học sinh giỏi nhất của trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị niên trung học tại trường Quốc học (niên khoá 1908-1909).
Trải qua 125 năm, chất lượng giảng dạy của trường Quốc học - Huế không ngừng được nâng cao và luôn lọt tốp đầu cả nước. Những năm qua, học sinh của trường đoạt giải cao trong nhiều kỳ thi Toán, Sinh học, Tin học trong nước và quốc tế.
Đặc biệt tại sân chơi Đường lên đỉnh Olympia, học sinh của trường ghi ấn tượng mạnh và luôn khiến học sinh các tỉnh khác phải e dè mỗi khi đối đầu. Đến nay, học sinh của trường đạt 2 giải Nhất chung kết năm (Hồ Ngọc Hân, Hồ Đắc Thanh Chương); 2 giải Nhì chung kết năm (Nguyễn Nguyễn Thái Bảo, Thái Ngọc Huy), một giải ba chung kết năm (Nguyễn Mạnh Tấn). Ngoài ra học sinh Quốc học - Huế còn đạt nhiều giải nhất, nhì tuần, tháng, quý.
Được biết, Quốc học - Huế là trường có số lượng thí sinh vô địch chung kết năm của Đường lên đỉnh Olympia nhiều nhất, cũng như có nhiều thí sinh lọt vào chung kết nhất (tính đến năm 2020).
Dạy học trực tuyến cho học sinh tiểu học phải lựa chọn khung giờ phù hợp Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu, các trường tiểu học thực hiện việc dạy học trực tuyến cần lựa chọn khung giờ phù hợp. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh - ông Nguyễn Văn Hiếu đã ký văn bản 430/SGDĐT-GDTH, về hướng dẫn tổ chức dạy học qua...