Lớp học hạnh phúc của học sinh “chưa ngoan”
Trong nhiều năm qua, tại Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) – ngôi trường không kén chọn “đầu vào”, chấp nhận mọi hoàn cảnh của học sinh, các GV đã cần mẫn giáo dục học sinh nên người.
Học sinh Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cùng chuyên gia GD nước ngoài. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Tôn trọng sự khác biệt
Bình thường một lớp có vài học sinh quậy phá, giáo viên đã vất vả. Còn ở Trường Đinh Tiên Hoàng (quận Ba Đình, Hà Nội), có tới 60% học sinh yếu kém văn hóa, 20% học sinh bị các trường khác xếp loại yếu kém về đạo đức, các thầy cô đã làm những gì để có thể dạy các em thành người tốt?
Trả lời câu hỏi này, nguyên Hiệu trưởng Nguyễn Tùng Lâm kể câu chuyện: Có một học sinh, bố mất sớm, mẹ bán hàng nước nuôi em ăn học. Bà chắt chiu mua cả xe máy cho con, nhưng cậu ta lại cắm xe để lấy tiền ăn chơi. Cô chủ nhiệm nhắc nhở, em cãi lại. Cô gọi mẹ em đến và đưa cậu học sinh tới phòng hiệu trưởng để trả về gia đình.
Thầy Lâm gặp học sinh này và bảo: “Mẹ sống được là vì con, nếu con ngoan, con học đến nơi đến chốn, mẹ con sẽ không khổ như bây giờ. Con có 2 lựa chọn, một là cứ ăn chơi, quậy phá, không suy nghĩ học hành gì. Lúc đó, Trường Đinh Tiên Hoàng không thể chấp nhận, con sẽ bị đuổi học và mẹ sẽ rất buồn. Ngược lại, nếu con học hành tử tế thì mẹ con sẽ khác. Bây giờ vấn đề dạy con mới khó, chứ đuổi con thì quá dễ. Thầy cho con một ngày về suy nghĩ”.
Hôm sau, cậu HS nọ cam kết với cô chủ nhiệm là sẽ thay đổi. Năm học đó, với quyết tâm tự thay đổi, em đã tốt nghiệp và đỗ 2 trường đại học.
Cuối câu chuyện, thầy Lâm đúc rút: Việc giáo dục con người rất tỉ mỉ. Giáo viên phải tác động được chính bản thân học trò. Phải tìm nhiều cách, cách nào phù hợp với học sinh. Cách của thầy Lâm là luôn tôn trọng học sinh, kể cả sự riêng biệt của các em. Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, chưa một lần thầy Lâm than phiền và kiên quyết không cho ai gọi những học trò của mình là “cá biệt”, bởi thầy luôn tâm niệm: “Không có học sinh cá biệt, chỉ do học trò cá tính”.
Học sinh Trường THPT Đinh Tiên Hoàng trong một buổi tư vấn tâm lý. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Video đang HOT
Yêu thương học sinh như con
Trường THPT Đinh Tiên Hoàng quyết định xây dựng Lớp học hạnh phúc từ năm học 2018 – 2019. Nhà trường không đưa ra tiêu chuẩn hoặc chỉ tiêu của lớp học hạnh phúc một cách cứng nhắc mà chỉ đưa ra một số yêu cầu.
Đó là: Có kế hoạch việc làm cụ thể để xây dựng một lớp học đoàn kết, thân thiện, quan tâm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Các thầy cô cần giúp đỡ cho mỗi học sinh tự nhận ra giá trị sống hạnh phúc của bản thân mỗi người là gì, làm thế nào để thực hiện nó, có kế hoạch gì để giải quyết những khó khăn trở ngại ở mỗi người.
Việc quan trọng tiếp theo là Ban giám hiệu và các thầy cô thường xuyên biểu dương, khích lệ những việc làm tốt của mỗi thành viên, mỗi nhóm, tổ trong lớp; nhất là những việc làm để cha mẹ hạnh phúc và thầy cô hạnh phúc.
Thầy Nguyễn Tùng Lâm tâm sự: “Để học sinh thực hiện được điều này, chúng tôi yêu cầu thầy trò trao đổi, xác định giá trị hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi người là gì; để có được những giá trị hạnh phúc đó, mỗi người phải tuân thủ những quy luật, nguyên tắc nào…
Khảo sát cuối năm học, có 64,2% học sinh cho rằng mình đã cảm thấy hạnh phúc trong lớp học. Xây dựng lớp học hạnh phúc, chúng tôi đã giúp các lớp học có kỷ luật, tự giác, đoàn kết thực hiện những hoạt động tập thể tốt hơn. Quan trọng là điều chỉnh hành vi cho học sinh có cá tính hiệu quả hơn”.
Anh Nguyễn Văn Tùng, một phụ huynh học sinh, cho biết, sau 3 năm học ở trường, con anh đã thay đổi rõ rệt, học lực tốt hơn, đã thi đỗ vào trường đại học và quan trọng là cháu cảm thấy rất hạnh phúc khi được đến trường.
Anh Tùng tâm sự: “Tôi thấy đây là ngôi trường có đội ngũ giáo viên giỏi và đặc biệt là sự nhiệt huyết hiếm thấy. Các thầy cô yêu thương học sinh như con, gần gũi và luôn trò chuyện, hiểu rõ chúng. Không những thế, thầy cô còn luôn động viên, hướng dẫn học sinh cách tự học hiệu quả và luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy”.
Thanh Tuấn
Theo GDTĐ
Khó lắm... nghề dạy học hôm nay
Đành rằng "Cây ngay không sợ chết đứng" nhưng việc gắn camera chắc chắn sẽ mang lại những áp lực tâm lý cho người thầy hàng ngày...
Nghề dạy học là nghề trực tiếp tiếp xúc với con người trong môi trường giáo dục. Trong đó, người dạy dùng kiến thức, lời giảng, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động (tất cả đều phải chuẩn, mẫu mực) để giáo dục học sinh...
Nhưng người thầy cũng là con người bình thường, có tất cả mọi bản tính của con người nên không tránh khỏi những sơ suất do chủ quan (hoặc khách quan) mang lại.
Giáo viên giảng dạy cho các em học sinh (Ảnh minh họa: vtv.vn).
Cách đây đã lâu, một hôm tôi nhận được tin nhắn của một phụ huynh hỏi sao hồi sáng nay thầy đánh con tôi?
Là một giáo viên có hơn 30 năm trong nghề, tôi rất sửng sốt vì mình có đánh em học sinh nào đâu. Vị phụ huynh cho biết giờ bên vai cháu vẫn còn đau, đây là lần đầu nên tôi bỏ qua...
Thì ra câu chuyện hồi sáng nay khi đi kiểm tra vệ sinh lớp học đầu giờ, tôi thấy em A. (nam học sinh) đứng ngoài hành lang. Em là một học sinh nhanh nhẹn, vui vẻ, lễ phép nên tôi cũng rất cảm tình.
Tôi bước tới sau lưng và đưa tay vỗ mạnh vào vai em, có ý nhắc em vào lớp chuẩn bị học... Có lẽ cú vỗ vai "quá mức tình cảm" nên em bị đau chút thôi....
Vậy mà vì quá thương con, quá nóng ruột nên phụ huynh của em đã nghi ngờ "lòng tốt" của tôi như vậy.
Thật tình tôi không có ý định đánh học sinh mà đánh để làm gì trong khi mình có thể nhắc nhở em một cách nhẹ nhàng.
Chỉ vì một chút chủ quan mà tôi suýt mang "trọng tội" là đánh học sinh...
Lúc đó chắc cũng chẳng còn ai tin những lời thanh minh của mình mà chỉ nhìn vào biên bản, giấy khám của bệnh viện để kết luận vụ việc...
Bây giờ phụ huynh "nhanh nhạy" hơn, "hiện đại" hơn là bí mật lắp camera để theo dõi. Có ai biết được nhất cử nhất động của mình đang bị ghi hình, ghi âm hàng ngày?
Ngay một lời nói trong văn, cảnh giờ học thì đúng nhưng đưa ra văn cảnh khác lại là... lời nhiếc móc học sinh. Mà đâu phải mỗi lời giáo viên đều được "kiểm duyệt" trước khi nói?Một cú gãi ngứa, một cú xì mũi, một cú ho khan... biết đâu cũng được ghi lại, không sót một cử chỉ nào.
Biết đâu trong mười lời nói thì có một vài lời chưa chuẩn, chưa phù hợp nhưng không gây hậu quả gì ghê gớm thì cũng nên bỏ qua, rút kinh nghiệm...
Tôi không hiểu vị phụ huynh nào "bí mật" vào được phòng học mà gắn camera kia. Phòng học luôn có khóa (ngoài giờ), có bảo vệ, có ban giám hiệu trực nhưng ai tự dám làm nếu không có sự đồng ý của ban giám hiệu?
Lẽ ra ban giám hiệu nhà trường, với tinh thần trách nhiệm khi có sự phản ánh của phụ huynh về việc bạo hành thì trước hết cần gặp giáo viên để tìm hiểu ngọn ngành.
Nếu giáo viên đó tiếp tục có những hành vi bạo lực, chẳng đừng mới "bí mật" lắp camera theo dõi.
Đây là một trường hợp bị phát hiện nhưng thử hỏi còn có bao nhiêu trường, bao nhiêu lớp học có "camera bí mật" đang hàng ngày, hàng giờ theo dõi giáo viên?
Giáo viên sẽ có tâm lý luôn bị đè nặng bởi trên đầu đang có camera theo dõi từng bước chân của mình.
Đành rằng "Cây ngay không sợ chết đứng" nhưng việc gắn camera chắc chắn sẽ mang lại những áp lực tâm lý cho người thầy hàng ngày...
Khó lắm, nghề dạy học hôm nay!
TRƯỜNG SA ĐÔNG
Theo giaoduc.net
Học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin sẽ tạo nên một giờ học hạnh phúc Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đang đi... Nhiều năm đứng trên bục giảng, thay vì đi tìm công thức để tạo ra những lớp học có nhiều học sinh giỏi, cô giáo Hoàng Thị Lộc - Giáo viên Ngữ Văn, Trường Trung học cơ sở Ban Mai (quận Hà Đông) lại luôn đi tìm đáp...