Lớp học dưới đỉnh Pha Luông

Theo dõi VGT trên

Đỉnh Pha Luông nằm ở địa phận huyện Mộc Châu ( tỉnh Sơn La). Chân của dãy Pha Luông về phía Tây Nam là bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát ( Thanh Hóa).

Lớp học dưới đỉnh Pha Luông - Hình 1

Điểm trường Tiểu học ở bản Ón.

Nơi xa xôi ấy có hai điểm trường tiểu học và mầm non của địa phương với hơn trăm học sinh đang phải đối mặt với không ít khó khăn.

Bản Ón xa xôi

Khi nghe kể về những lớp học ở bản Ón xa xôi, chúng tôi quyết tâm đến thăm điểm trường này. Trước lúc lên đường, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Lát Mai Xuân Giang bảo: “Từ trung tâm huyện Mường Lát vào tới bản Ón, chừng hơn 20km. Nếu tay lái “cứng” cũng mất hơn một giờ đồng hồ”.

Cung đường từ trung tâm xã vào bản Ón, quả là khó khăn, vất vả. Nhiều đoạn dốc gần như dựng đứng, khúc cua tay áo, khiến chiếc xe cứ chao nghiêng. Một điều khá may mắn là hôm ấy trời nắng to. Nếu phải đi dưới trời mưa trên con đường rừng ấy, có lẽ chúng tôi khó mà tới đích được.

Trên đường đi, Bí thư Đảng ủy xã Tam Chung Lò Thị Thiết cho biết: “Con đường được như vậy là tốt lắm so với hồi năm ngoái rồi. Bởi lẽ, trận lũ lịch sử tràn qua Mường Lát (tháng 9/2018) khiến đường bị sạt lở gần hết. Lúc bấy giờ, người ta muốn ra, hoặc vào bản Ón, chỉ còn cách cắt rừng, lội bộ mà thôi. Sau trận lũ kinh hoàng ấy, các cấp ủy, chính quyền từ xã đến Trung ương đã tập trung chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí để khắc phục hậu quả thiên tai. Bây giờ, cung đường này lại đang được tỉnh và huyện tiếp tục đầu tư, nâng cấp, giúp bà con giao thương thuận tiện hơn”.

Bản Ón có 113 hộ dân, với 688 nhân khẩu và chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Theo Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng bản Giàng A Chống, hiện bản Ón mới có 6 hộ thoát nghèo, 6 hộ cận nghèo, còn lại 101 gia đình thuộc diện hộ nghèo. “Bản Ón còn nhiều khó khăn, cuộc sống vất vả lắm. Bà con sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, vì không có ruộng để trồng lúa nước”, A Chống nói.

Lớp học dưới đỉnh Pha Luông - Hình 2

Lớp học mầm non ở bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát.

Cũng theo Trưởng bản Giàng A Chống, bản Ón có 96 học sinh bậc tiểu học và 54 cháu đang học trường mầm non. “Ngày trước, hai điểm trường tiểu học và mầm non của bản bị mưa lũ cuốn trôi, hư hỏng hết. Các cháu không có chỗ để học hành, nhà trường phải mượn nhà văn hóa của bản làm nơi dạy học. Bây giờ, trường tiểu học được các tổ chức thiện nguyện xây dựng bằng nhà lắp ghép. Vì thế, con em trong bản và các thầy giáo có thể yên tâm dạy – học “, A Chống tâm sự.

Mặc dù, bản Ón là địa điểm xa xôi, khó khăn vào diện nhất, nhì ở xã Tam Chung và kể cả huyện Mường Lát, nhưng đã có điện lưới quốc gia. Nhờ đó kinh tế, văn hóa của người dân ở vùng khó khăn này có điều kiện phát triển.

Video đang HOT

Đến thăm Khu lẻ Tiểu học bản Ón, thầy Lang Văn Long – giáo viên Trường Tiểu học Tam Chung chia sẻ: “Từ khi bản Ón có điện lưới quốc gia, bà con vui lắm. Cuộc sống của bà con đã thay đổi đáng kể, các thầy, cô giáo và học sinh cũng đỡ khó khăn, vất vả”.

Quan sát trong căn phòng của ngôi nhà lắp ghép, tôi thấy các thầy, cô giáo cũng dùng tủ lạnh để chứa thực phẩm dự trữ. Ở ngoài hiên nhà, các thầy để chiếc máy lọc nước uống, cho học sinh dùng rất thuận tiện. Thầy Long nói rằng: “Mấy hôm trời nắng nóng, mỗi buổi đi học về, các em lại xuống mó nước gần trường uống lạnh. Nhìn thấy học sinh uống nước ở dưới mó, tôi không yên tâm, nên đã về trường chính, đề nghị Ban Giám hiệu cấp cho điểm trường chiếc máy lọc nước. Từ khi lắp đặt, học sinh thoải mái được uống nước sạch”.

Lớp học dưới đỉnh Pha Luông - Hình 3

Lớp học tiểu học ở bản Ón, xã Tâm Chung, Mường Lát.

Trường xây dang dở

Trong lúc trò chuyện với tôi, anh Giàng A Chống – Trưởng bản Ón chỉ tay về phía ngôi trường mầm non đang xây dựng dang dở, cho hay: “Ngôi trường ấy xây dựng mấy năm rồi, mà đã hoàn thiện được đâu. 54 cháu đang học trong 3 lớp, nhưng chưa đủ bàn ghế. Có ba cô giáo dạy học sinh ở đó và cũng chưa có chỗ ngủ. Tối đến, các cô phải lên ngủ nhờ phòng của các thầy giáo ở điểm trường tiểu học. Cũng may, khu Trường Tiểu học bản Ón được xây dựng nhà lắp ghép, lại nằm sát với Đội Liên ngành của Đồn Biên phòng, nên các cô giáo cũng an tâm hơn”.

Bí thư Đảng ủy xã Tam Chung Lò Thị Thiết bày tỏ: Điều trăn trở nhất là công trình chưa được hoàn thiện, bàn giao để đưa vào sử dụng. Thế nhưng, vì không có chỗ nào cho các cháu học, nên đành phải đánh liều vào học tạm.

“Được biết, đơn vị liên quan đã có kế hoạch hoàn thiện công trình, để bàn giao, đưa vào sử dụng. Có lẽ, cũng do điều kiện đường sá đi lại khó khăn, làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển vật liệu xây dựng vào đây, nên mới chậm so với quy định như vậy. Địa phương và nhà trường cũng mong muốn các cơ quan chức năng cấp trên đôn đốc nhà thầu hoàn thiện công trình càng sớm càng tốt, để cô, trò ở đây yên tâm dạy và học”, Bí thư Thiết bộc bạch.

Ba lớp học mầm non ở bản Ón có tất thảy 54 học sinh với ba cô giáo ở xuôi lên đây cắm bản. Nhìn vào lớp học, chúng tôi không khỏi ái ngại, bởi điều kiện dạy và học vô cùng khó khăn, thiếu thốn.

Cô Nguyễn Thị Nhàn – Trưởng khu Mầm non bản Ón, cho biết: Do trường chưa hoàn thiện, học sinh và giáo viên thiếu cả đồ dùng học tập. Cũng vì không có phòng học, dù đang xây dựng dở dang, các cô vẫn phải đưa học sinh vào học tạm. “Ai nấy đều mong điểm trường này sớm được hoàn thiện, để cô và trò yên tâm dạy học. Hiện các phòng học chưa có cửa, điện sáng và sân chơi… nên giáo viên vừa dạy vừa nhắc nhở, theo sát trò để bảo đảm an toàn”, cô Nhàn tâm sự.

Lớp học dưới đỉnh Pha Luông - Hình 4

Nữ Bí thư Đảng ủy xã Tam Chung và các cháu mầm non ở bản Ón.

Nỗi lo an toàn

Quãng đường từ trung tâm thị trấn Mường Lát vào bản Ón mặc dù chỉ hơn 20km, nhưng các cô giáo mầm non ở đây phải di chuyển mất khoảng hai giờ. Nếu hôm nào gặp trời mưa, các cô chọn cách “đi bộ cho nhanh”, bởi cung đường nhiều dốc cao, khúc khuỷu.

Cô giáo Nguyễn Thị Nhàn (Trưởng khu Mầm non bản Ón), người huyện Yên Định lên Mường Lát công tác từ năm 2013. Cũng vì điểm lẻ bản Ón là nơi khó khăn, vất vả nên mỗi năm nhà trường phân công giáo viên luân phiên vào đây dạy. Cứ như vậy, tất cả giáo viên của nhà trường đều có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với điểm trường khó khăn này.

Cũng như cô Nguyễn Thị Nhàn, cô Dương Thị Nhàn, quê ở xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc lên Mường Lát từ năm 2012. Để yên tâm công tác ở bản Ón, vợ chồng cô Nhàn bàn bạc, thống nhất gửi đứa con út mới lên 3 tuổi về quê nhờ ông bà chăm sóc. Chồng cô Dương Thị Nhàn cũng là giáo viên, dạy ở Trường THCS thị trấn Mường Lát. “Chồng em dạy ở trường thị trấn, hai bố con tự chăm lo cho nhau. Còn em, cuối tuần về thăm chồng, con và chuẩn bị lương thực, thực phẩm cho tuần công tác tiếp theo ở đây”, cô Nhàn bộc bạch.

Đem câu chuyện trường xây dựng dở dang hỏi ông Cao Văn Cường – Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, ông Cường cho hay: Điểm trường Mầm non bản Ón được khởi công xây dựng từ tháng 6/2017, với quy mô 3 phòng kiên cố. Tuy nhiên, do điều kiện xa xôi, đường vào bản lại bị sạt lở nhiều vì mưa lũ, đến nay vẫn chưa hoàn thiện được. Chủ tịch huyện cũng hứa trong thời gian sớm nhất, sẽ chỉ đạo UBND xã Tam Chung (đơn vị làm chủ đầu tư) đôn đốc nhà thầu hoàn thiện những hạng mục còn lại, để nghiệm thu, bàn giao công trình cho địa phương quản lý, sử dụng.

“Dù biết rằng, công trình chưa được hoàn thiện, nghiệm thu, bàn giao… nhưng vẫn phải đưa học sinh vào học tạm là mất an toàn. Thế nhưng, do điều kiện thực tế, không có địa điểm cho các cháu học tập, nên địa phương phải chấp nhận”, ông Cường cho hay.

Tính đến thời điểm này, công trình lớp học mầm non bản Ón đã chậm tiến độ kéo dài sang năm thứ 3. Thế nhưng, chủ đầu tư vẫn đang loay hoay tìm cách đốc thúc nhà thầu khẩn trương hoàn thiện. Theo tìm hiểu của chúng tôi, các hạng mục của công trình bị bỏ dở dang, gồm: Hệ thống nhà vệ sinh, cửa, điện, sân trường… Trong khi đó, phía chủ đầu tư là UBND xã Tam Chung đã chấp thuận cho nhà thầu ứng hết số tiền đầu tư công trình. “UBND xã Tam Chung là đơn vị chủ đầu tư đã nhiều lần liên hệ với nhà thầu, đề nghị lên hoàn thiện. Thế nhưng, họ hẹn mãi và chưa thực hiện. Còn việc cho nhà thầu ứng hết tiền, là do chủ đầu tư cũng muốn khuyến khích nhà thầu thi công khẩn trương. Trách nhiệm này là do chủ đầu tư.

Vì thế, chúng tôi tiếp tục yêu cầu nhà thầu lên hoàn thiện nốt những hạng mục còn lại, để sớm bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng”, ông Hà Văn Thiếu – Chánh Văn phòng Huyện ủy Mường Lát, nguyên Chủ tịch UBND xã Tam Chung nói.

Trên đường trở về xuôi, tôi nhớ đến hình ảnh những cô giáo, học sinh của điểm trường Mầm non bản Ón, đang phải học trong điều kiện mất an toàn. Trong tôi, bất chợt có một cảm giác lo lắng. Bởi lẽ, ngôi trường ấy, lớp học ấy hiện không có một điều kiện gì bảo đảm cho giáo viên và học sinh. Và, tôi chỉ hy vọng, điểm trường dưới đỉnh dãy Pha Luông đại ngàn, xa xôi ấy sớm hoàn thiện, giáo viên và học sinh được học trong môi trường an toàn.

Chuyện giáo viên "cắm bản"

Chênh vênh bên sườn núi ở các huyện vùng cao Quan Sơn, Mường Lát, Quan Hóa (Thanh Hóa), những lớp học tạm, điểm trường còn muôn vàn khó khăn nhưng hàng ngày vẫn ngân vang tiếng tập đọc của cô và trò.

Chuyện giáo viên cắm bản - Hình 1


Các cô giáo ở bản Cha Khót với học trò của mình

Gác nỗi niềm riêng, vượt khó ở vùng xa

Từ điểm trường chính (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn) đến bản Cha Khót phải mất gần 20 km. Điểm trường lẻ này chỉ có hai nữ giáo viên "cắm bản", đó là cô Vi Thị Chuyên và Hà Thị Hằng.

Nhà hai cô giáo Vi Thị Chuyên và Hà Thị Hằng đều ở xã Trung Hạ (huyện Quan Sơn), cách điểm trường Cha Khót gần trăm cây số. Vì thế, vào cuối mỗi tuần nếu trời không mưa gió thì các cô tranh thủ về với gia đình của mình. Còn gặp thời tiết không thuận, các cô phải ở lại điểm trường đến cả tháng trời.

Chuyện giáo viên cắm bản - Hình 2


Nhiều khó khăn về việc đi lại đối với giáo viên cắm bản ở khu vực miền núi Thanh Hóa

Với cô Chuyên, cô Hằng thì những cung đường trơn trượt sau cơn mưa rừng bất chợt không có gì xa lạ. Cô Vi Thị Chuyên chia sẻ: Đợt mưa lũ hồi tháng 8/2019 vừa qua, con đường vào bản bị sạt lở nặng nề nên hai chị em phải nhờ bà con dân bản đưa xe qua suối giúp. Khi vào được đến trường, phòng học của các em, phòng ở của chị em chúng tôi bị thấm dột hết, hai chị em phải nhờ phụ huynh học sinh đến sửa sang, che chắn lại mới có phòng cho các em học, cũng như nơi để ngủ. Đó là chưa kể đến việc thiếu nước sinh hoạt... Khó khăn, vất vả nhưng chúng tôi luôn động viên nhau để cố gắng vượt qua.

Chẳng riêng gì chuyện công tác xa nhà gặp nhiều khó khăn, cô giáo Chuyên còn có hoàn cảnh gia đình rất vất vả. Trước kia, chồng cô Chuyên là y tá thôn, bản, nhưng bị bệnh nặng phải phẫu thuật nhiều lần nên anh phải nghỉ việc. Vợ chồng cô Chuyên có hai con, một bé gái hiện nay đang học lớp 7, còn con trai đầu lòng sau khi tốt nghiệp THPT, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên cháu không thi vào trường đại học, cao đẳng nào cả, mà đi Hà Nội làm thuê để kiếm tiền phụ giúp mẹ thuốc men cho bố và nuôi em ăn học.

Trước đây, cả cô Chuyên và cô Hằng đều dạy ở Trường Tiểu học Trung Hạ (huyện Quan Sơn). Cách đây hơn 2 năm, hai nữ giáo viên này được điều động lên công tác ở Trường Tiểu học Na Mèo và vào phụ trách khu Cha Khót.

Thầy giáo Chung Trường Thành, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Na Mèo, cho biết: "Năm học 2019-2020, điểm trường Cha Khót có 25 học sinh được chia thành 2 lớp ghép: Lớp 1 và 3; 2-4 và 5. Cha Khót là điểm trường xa xôi, hẻo lánh, đường đi lại khó khăn, nên việc hai giáo viên nữ phải vào "cắm bản" lại càng vất vả gấp bội. Biết là nếu có giáo viên nam vào "cắm bản" thì các cô giáo đỡ nhọc nhằn hơn nhưng, hiện nay nhà trường đang thiếu giáo viên so với định biên của trường chuẩn quốc gia, nên ban giám hiệu mới phải bố trí giáo viên nữ vào khu lẻ như vậy.

Khi thầy thương trò thiếu thốn

Là một trong những người có thâm niên "cắm bản", thầy Lò Văn Thơm, ở bản Sậy, xã Trung Thành, huyện Quan Hóa trần tình: Ở đây tội nhất vẫn là các em học sinh, trời ấm thì đỡ nhưng những hôm mưa, rét nhìn bọn trẻ thương lắm. Quần áo các em mặc không đủ ấm, nhiệt độ ngoài trời thì xuống thấp... Nhiều hôm thầy trò chúng tôi phải đốt lửa sưởi ngay giữa phòng học, vừa ấm, vừa lấy ánh sáng để học.

Còn thầy giáo Phạm Ngọc Tiến, điểm trường Pa Púa, Trường Tiểu học Trung Lý, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, nhớ lại: Ngày đầu đặt chân đến đây, cả điểm trường chỉ có một mình, trong căn phòng bằng tranh tre, nứa lá. Hàng ngày, ngoài việc lên lớp, tôi phải học thêm tiếng Mông. Phải mất vài tháng, tôi mới hòa mình được với đồng bào nơi đây. Nhiều lúc chỉ muốn bỏ cuộc nhưng nhìn thấy các em lại không đành lòng. Vất vả của các thầy, cô cắm bản là làm thế nào để động viên các em đi học chuyên cần, nhất là sau mỗi dịp nghỉ hè. Ngoài ra, khó khăn mà các giáo viên đang công tác tại đây gặp phải là những lúc trời ở đây đổ mưa, sương mù dày đặc, khiến phòng học không có điện, tối om. Những lớp học cũ kỹ, không cửa chắn, không còn đủ sức để che chở cho các cháu.

Ở nhiều điểm trường lẻ tại khu vực vùng núi, vùng biên giới Thanh Hóa vẫn còn tình trạng không chợ, không điện lưới, không sóng điện thoại, không có nước sạch... Vì vậy, các thầy, cô giáo lúc nào cũng phải dự trữ cá khô, trứng, mì tôm... để phòng khi thời tiết mưa dài ngày.

HOÀNG LAM

Theo Tiền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Á khôi bị giết phân xác ở Hà Nội và chìa khóa mở ra cánh cửa đánh ánÁ khôi bị giết phân xác ở Hà Nội và chìa khóa mở ra cánh cửa đánh án
10:26:51 26/01/2025
Thông báo chia tay gây sốc vào 27 Tết của couple "chị - em" đình đám, đàng gái rơi vào tình trạng bất ổnThông báo chia tay gây sốc vào 27 Tết của couple "chị - em" đình đám, đàng gái rơi vào tình trạng bất ổn
11:51:35 26/01/2025
Bị mẹ chồng hắt hủi quà Tết, con dâu âm thầm tìm hiểu rồi phát hiện sự thật phũ phàngBị mẹ chồng hắt hủi quà Tết, con dâu âm thầm tìm hiểu rồi phát hiện sự thật phũ phàng
09:39:20 26/01/2025
Trấn Thành chính thức lên tiếng làm rõ cuộc hội thoại bí ẩn gây ồn ào với Phương LanTrấn Thành chính thức lên tiếng làm rõ cuộc hội thoại bí ẩn gây ồn ào với Phương Lan
09:57:40 26/01/2025
Danh sách Đỏ Đen chấn động: Bạch Lộc - Vương Hạc Đệ vào top, "tiểu Lưu Diệc Phi" và dàn sao lộ cả biển phốtDanh sách Đỏ Đen chấn động: Bạch Lộc - Vương Hạc Đệ vào top, "tiểu Lưu Diệc Phi" và dàn sao lộ cả biển phốt
12:35:58 26/01/2025
Cô gái Phú Thọ lấy chồng xa 300km, năm nào cũng về ngoại ăn TếtCô gái Phú Thọ lấy chồng xa 300km, năm nào cũng về ngoại ăn Tết
13:06:23 26/01/2025
Kaity Nguyễn phản ứng trước thông tin mang thaiKaity Nguyễn phản ứng trước thông tin mang thai
10:00:57 26/01/2025
Về quê ăn Tết, mới đến đầu làng, cô hàng xóm đã tiết lộ một bí mật khiến tôi điếng người, càng nghẹn ngào với câu nói của bốVề quê ăn Tết, mới đến đầu làng, cô hàng xóm đã tiết lộ một bí mật khiến tôi điếng người, càng nghẹn ngào với câu nói của bố
09:57:16 26/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Pakistan tiêu diệt 30 phần tử khủng bố

Pakistan tiêu diệt 30 phần tử khủng bố

Thế giới

15:14:08 26/01/2025
Tại huyện Karak, quân đội đã tiêu diệt 8 đối tượng khủng bố. Còn tại Khyber, lực lượng chức năng đã tiêu diệt được 4 kẻ khủng bố và khiến 2 phần tử khác bị thương.
Chị dâu biếu hộp mứt Tết, tôi mở ra xem thì sững người khi thấy bên trong là một chỉ vàng cùng tờ giấy note kín chữ

Chị dâu biếu hộp mứt Tết, tôi mở ra xem thì sững người khi thấy bên trong là một chỉ vàng cùng tờ giấy note kín chữ

Góc tâm tình

15:12:10 26/01/2025
Tôi cứ nghĩ chị dâu chỉ biếu hộp mứt Tết thông thường thôi nên mới nhận. Có ai ngờ bên trong hộp mứt đó lại là một thứ đồ quý giá khác.
Mỹ nhân Hàn gây bão dịp Tết Nguyên đán: 22 năm trước là "tiểu Song Hye Kyo", yêu đương với bạn trai kém 10 tuổi

Mỹ nhân Hàn gây bão dịp Tết Nguyên đán: 22 năm trước là "tiểu Song Hye Kyo", yêu đương với bạn trai kém 10 tuổi

Hậu trường phim

15:03:24 26/01/2025
Mỹ nhân Hàn này có sự nghiệp đáng ngưỡng mộ. Hiện tại, bộ phim lãng mạn do cô đóng chính đang khuynh đảo màn ảnh nhỏ.
Cặp đôi diễn viên Vbiz công khai bên nhau hậu bị tóm 1001 hint yêu đương?

Cặp đôi diễn viên Vbiz công khai bên nhau hậu bị tóm 1001 hint yêu đương?

Sao việt

14:59:51 26/01/2025
Việt Anh chia sẻ bức hình bên Quỳnh Nga trong đêm Chung kết Bước nhảy Hoàn vũ 2024. Nam diễn viên còn chuẩn bị bó hoa để chúc mừng Quỳnh Nga
Nam ca sĩ Gen Z "đỉnh lưu" gây tranh cãi gay gắt vì... muốn cứu lấy âm nhạc, 1 Chị Đẹp cũng phải lên tiếng

Nam ca sĩ Gen Z "đỉnh lưu" gây tranh cãi gay gắt vì... muốn cứu lấy âm nhạc, 1 Chị Đẹp cũng phải lên tiếng

Nhạc việt

14:56:25 26/01/2025
Ngày 17/1, Wren Evans ra mắt MV Cứu Lấy Âm Nhạc - sản phẩm hợp tác cùng Apple và quay hoàn toàn bằng iPhone 16 Pro Max.
Robbie Williams tạo nên lịch sử bảng xếp hạng Anh

Robbie Williams tạo nên lịch sử bảng xếp hạng Anh

Nhạc quốc tế

14:48:46 26/01/2025
Robbie Williams đã tạo nên lịch sử bảng xếp hạng Anh sau khi giành được album đứng đầu bảng xếp hạng lần thứ 15 với Better Man.
Xuân Son về nhà ăn Tết, bác sĩ nói đúng 1 câu "cực gắt" về món bánh chuối khoái khẩu

Xuân Son về nhà ăn Tết, bác sĩ nói đúng 1 câu "cực gắt" về món bánh chuối khoái khẩu

Sao thể thao

14:04:02 26/01/2025
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tiền đạo Xuân Son sẽ phải quay trở lại bệnh viện để tiếp tục quá trình điều trị chấn thương.
17 năm trước đốn tim triệu dân vì xuất hiện trên quảng cáo Tết, cậu bé ngày nào giờ đã thành nam thần vạn người mê

17 năm trước đốn tim triệu dân vì xuất hiện trên quảng cáo Tết, cậu bé ngày nào giờ đã thành nam thần vạn người mê

Netizen

12:45:05 26/01/2025
Những quảng cáo Tết từng là một phần không thể thiếu trong ký ức của nhiều người, không chỉ bởi thông điệp ý nghĩa mà còn nhờ sự xuất hiện của những mẫu nhí đáng yêu, ngây thơ.
Tình trạng đáng lo ngại của Rosé (BLACKPINK) sau khi dính tin hẹn hò diễn viên lai

Tình trạng đáng lo ngại của Rosé (BLACKPINK) sau khi dính tin hẹn hò diễn viên lai

Sao châu á

12:27:02 26/01/2025
Tờ Allkpop cho hay, trong màn trình diễn trên sân khấu Pháp mới đây, Rosé bị run giọng, hát lệch tông khi hát live ca khúc mang tên Stay A Little Longer.
10 cách phối áo len mỏng giúp chị em qua Tết vẫn mặc đẹp

10 cách phối áo len mỏng giúp chị em qua Tết vẫn mặc đẹp

Thời trang

12:26:46 26/01/2025
Thời tiết của mùa xuân khá ấm áp. Bởi vậy mà không phải lúc nào, áo len dày dặn cũng là lựa chọn thời trang thích hợp. Chị em nên bổ sung áo len mỏng cho tủ đồ vì item này khá nhẹ nhàng, đồng thời mang đến sự trẻ trung, nữ tính.
Sự thăng hạng phong cách của một Hoa hậu

Sự thăng hạng phong cách của một Hoa hậu

Phong cách sao

12:22:48 26/01/2025
Ngày trước, Đỗ Thị Hà mặc đồ đơn giản và thanh lịch nhưng chưa có sự long lanh, ấn tượng. Tuy nhiên gần đây, nhờ phối đồ khéo léo mà dù phủ sóng phong cách với các tông màu trung tính, style của Đỗ Thị Hà vẫn rất cuốn hút.