Lớp học đảo ngược của cô giáo dạy Địa lý
Giờ học môn Địa lý của lớp 12/12, Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng), HS không sử dụng SGK. Cả lớp được cô Phạm Thị Ái Vân yêu cầu mang báo ra đọc.
Đây là những tờ báo do chính các em thiết kế theo chủ đề của bài học. Những kiến thức của SGK được HS chuyển tải chắt lọc bằng kênh chữ, kênh hình (biểu đồ, hình minh họa…). Tờ báo còn có cả phần cho độc giả thảo luận.
Khơi gợi tiềm năng của HS
HS lớp 12/20 của Trường THPT Trần Phú vừa hoàn thành xong Dự án “Việt Nam qua trang sách”. Những đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam, từ khí hậu, địa hình được thể hiện qua tiêu đề sách như Đất nước nhiều đồi núi, Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, Thiên nhiên phân hóa đa dạng. Với mỗi chủ đề, các nhóm HS từ 4 – 6 em có thể chọn cho mình một nội dung để “viết sách”.
Như với Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, nhóm 3 chọn đề tài Biển Đông với những thông tin liên quan như khí hậu, dòng chảy, thủy triều; ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam, tài nguyên thiên nhiên biển Việt Nam. Ngoài chắt lọc để chọn những thông tin chính, số liệu đưa vào sách, các nhóm còn chọn hình ảnh minh họa phù hợp; xây dựng biểu đồ hoặc lựa chọn các bài báo, câu chuyện có liên quan. Nhóm 3 còn thiết kế cả Vlog để giới thiệu sách.
Cô Phạm Thị Ái Vân cho biết: HS có một tháng để hoàn thành dự án với những hướng dẫn tỉ mỉ của GV, từ yêu cầu về nội dung, công nghệ, cách xử lý, chọn lọc thông tin…
Video đang HOT
“Tôi rất bất ngờ, ngạc nhiên với những sản phẩm của HS. Thật hạnh phúc khi học trò của mình đã làm việc nghiêm túc để thiết kế, biên tập tỉ mỉ, công phu. Đây là cơ hội để HS được tổng hợp lại các kiến thức đã học. Dự án này còn giúp các em nhận ra nhiều giá trị hơn nữa khi tự mình trải nghiệm, khám phá, đặt mình trong từng vị trí, vai trò hợp tác khi làm việc nhóm. Nó cũng giúp học trò rèn luyện những kỹ năng của công dân thế kỷ 21″, cô Vân nói.
Như lời cảm ơn của nhóm 3 đến bạn đọc và cô giáo: “Cảm ơn bạn đọc đã đến đây, trải nghiệm những gì chúng mình muốn đem đến cho bạn. Mong bạn sẽ xem biển như bạn và yêu thương nó nhé. Cảm ơn cô Ái Vân đã cho nhóm 3 cơ hội được trải nghiệm những điều tưởng chừng như chúng em bỏ cuộc khi nghe đến và giúp chúng em có được sản phẩm của riêng mình vào năm cuối cấp này”.
Sử dụng điện thoại trong giờ học
Chuẩn bị cho các giờ học Địa lý lớp 12 từ bài 14 – 18, chương trình lớp 12, HS các lớp 12/12, 12/16 và 12/8, Trường THPT Trần Phú (TP Đà Nẵng) được cô Phạm Thị Ái Vân giao nhiệm vụ thiết kế báo giấy. Nội dung của các “tờ báo” phải bảo đảm kiến thức cơ bản trong chủ đề của bài học, cập nhật số liệu, thông tin mới kèm theo dẫn chứng, hình ảnh, câu chuyện, tin tức, ý kiến nhận định, mở rộng kiến thức… có liên quan đến chủ đề.
Cô Ái Vân cho hay: HS sử dụng chính sản phẩm của các em đã chuẩn bị, thiết kế trước đó để học nên giờ học trên lớp được các em tham gia với tâm thế chủ động. Chưa kể là bài học được mở rộng, có thêm nhiều hình ảnh, biểu đồ, kiến thức được tóm tắt bằng những ý chính… nên lôi cuốn HS. GV gần như đóng vai trò người dẫn đường, đưa ra những khái niệm, giải đáp thắc mắc và chốt lại những kiến thức chính. Các tờ báo còn có thêm mã code để HS có thể sử dụng điện thoại có kết nối Internet xem những clip có liên quan đến nội dung bài học.
Để những tiết học theo mô hình Lớp học đảo ngược thành công, theo cô Phạm Thị Ái Vân, GV phải xây dựng một kênh hướng dẫn cho HS. “Ngoài giao nhiệm vụ và tiêu chí đánh giá, thời hạn hoàn thành, GV phải theo sát HS trong quá trình làm dự án. GV hướng dẫn càng tỉ mỉ, chi tiết từ cách thiết kế, chuẩn bị nội dung, HS càng dễ làm và có sản phẩm hiệu quả để sử dụng trong quá trình dạy – học mà GV không phải chỉnh sửa nhiều. Đây cũng là cách để các em làm quen dần và thích ứng với những bậc học cao hơn sau này” – cô Vân chia sẻ.
Vốn là HS lớp chuyên Địa lý của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), chọn theo học sư phạm vì yêu thích nghề giáo, cô Phạm Thị Ái Vân luôn trăn trở tìm những cách thức ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy nhằm thu hút HS.
Sản phẩm ứng dụng CNTT trong dạy học của cô Vân dày lên theo từng năm học, từ thiết kế Info, làm phim hoạt hình, video tổng kết bài học, tạo khối lập phương ma thuật, mô hình, thiết kế báo giấy, thiết kế sách, mô hình, AR/VR, vẽ tranh tuyên truyền… Tình yêu nghề được cô Vân gửi gắm theo từng dự án học tập của HS, để các em yêu thích và hào hứng môn học vốn được quan niệm là môn phụ với những HS không chọn thi khối C.
Hơn thế, cô Vân còn tổ chức 7 khóa học online hướng dẫn đồng nghiệp bắt kịp cách mạng 4.0 như E-Learning chuyên sâu, Soạn giảng online 4.0… Trong tháng 12 này, một khóa học online với chủ đề Khai thác tiềm năng học trò được cô Vân mở sự tham gia của nhiều GV dạy các bộ môn tự nhiên cũng như xã hội đăng ký. “Ứng dụng CNTT trong dạy học gần như là yêu cầu bắt buộc để GV đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học cũng như đánh giá HS. GV phải có phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực HS. Đặc biệt, khi triển khai Chương trình – SGK mới, HS còn được chọn môn học, nếu GV không có cách dạy học lôi cuốn, khơi gợi được sự sáng tạo, chủ động từ người học rất khó đáp ứng được” – cô Vân chia sẻ.
Cô Phạm Thị Ái Vân là GV tâm huyết, có nhiều sáng kiến trong ứng dụng CNTT vào các tiết dạy theo phương pháp mới. Giờ học môn Địa lý của cô Vân vì vậy rất sôi nổi, HS có tâm lý học tập rất thoải mái. Các em có điều kiện liên hệ, ứng dụng những kiến thức từ bài học vào thực tế cuộc sống từ những dự án học tập. – Cô Hồ Thị Thảo Nguyên, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú
Cô giáo viết hơn 1.200 lá thư tay tặng học sinh vùng lũ
Cô Mã Thị Tới, giáo viên môn địa lý ở Trường THPT Trương Định (Hà Nội), sẵn sàng từ chối cơ hội dự thi giáo viên giỏi cấp thành phố để đem tình yêu đến cho học sinh Quảng Trị.
Cô Tới nhận được rất nhiều tình cảm từ học trò Quảng Trị - ẢNH: NVCC
Cơn bão số 11 đi qua, hơn 2.000 học sinh ở vùng lũ không thể quay lại trường học, con số đó tăng lên sau bão số 13 và đó là lý do để cô Tới thấy mình cần phải làm gì đó cho các em. Ngoài ra, số lượng sách vở, bút viết cũng chỉ có giới hạn nên câu hỏi: "Mình mang được thêm gì cho các con?", thôi thúc cô Tới viết những lá thư tay.
"Tình yêu là không giới hạn, cảm xúc là ngôn ngữ không biên giới, những lá thư sẽ là động lực để các con tự tin và vững vàng hơn, cũng là cách để tôi nói ra được nỗi lòng và bày tỏ sự trân quý của tôi dành cho các con", cô Tới chia sẻ.
1.248 lá thư viết tay là sự chuẩn bị từ đầu tháng 10 đến tận ngày 17.11, mỗi lá thư là nỗi lòng của cô giáo vùng xuôi gửi học sinh vùng lũ. Cô cho biết khó khăn lớn nhất khi viết là không thể làm chủ cảm xúc của mình. "Tôi luôn tự nhủ phải mang đến cho các con nhiều nhất sự động viên, truyền tải cho các con tinh thần tích cực và năng lượng dồi dào. Nhiều lá thư nhòe đi vì quá thương các con!", cô nói.
Để giáo dục cho học sinh của mình, cô Tới kêu gọi các em cùng tham gia. Cô muốn học sinh phải biết lan tỏa lối sống đẹp và trao tặng những gì mình có. "Đừng chờ khi giàu có mới cho đi, cũng đừng nghĩ sẽ nhận được gì sau đó. Các em có nhiều thứ, nhất là tấm lòng, quan trọng là cách mình cho và bản thân các em hạnh phúc với việc mình làm", cô Tới chia sẻ.
15 tiếng di chuyển từ Hà Nội đến Quảng Trị, cô mang theo 8.000 quyển sách, 2.500 cây bút bi, 7.500 quyển vở, đặc biệt là 1.248 lá thư viết tay cho học sinh ở đây. Sáng 18.11 khi vừa đặt chân đến điểm trường đầu tiên, cô thấy hạnh phúc và may mắn khi học sinh vẫn đến trường đầy đủ sau bão.
"Nhìn các con chăm chú đọc từng dòng thư, tranh nhau để được đọc cho thầy cô nghe, tò mò lá thư của bạn kế bên, rồi các con khóc vì đây là lần đầu tiên nhận được món quà như vậy. Thầy cô ai cũng rưng rưng, chính tôi cũng không kìm được nước mắt", cô Tới tâm sự.
Cô cho rằng bản thân không nghĩ vài dòng an ủi của mình lại có giá trị về mặt tinh thần cho thầy trò nhiều đến vậy, nhìn cảnh học sinh gói ghém từng lá thư và cho vào túi áo khiến cô tự nhủ phải tiếp tục hành trình hạnh phúc này đến cùng.
5 năm làm công việc thiện nguyện, cô cùng các thành viên trong CLB Hành trình kết nối yêu thương tổ chức nhiều chương trình khác nhau như: Áo ấm cho em, Tết ấm biên cương...
"Đó là một hành trình dài, trên hành trình này tôi nhận được sự đồng hành từ gia đình, đồng nghiệp và học sinh. Người thầy không chỉ dạy các em bài học trong sách vở mà còn phải là tấm gương để các em noi theo. Tôi thấy hạnh phúc khi chính học sinh của mình sẵn sàng "gieo hạt" cùng mình", cô Tới chia sẻ.
Viết tiếp ước mơ dạy học trên xe lăn Sau biến cố cuộc đời, thầy giáo trẻ Thái Thành Thuận, giáo viên Trường THCS Tam Bình (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) phải ngồi xe lăn suốt đời. Vượt qua nỗi đau, thầy tiếp tục theo đuổi ước mơ dạy học. Thầy Thái Thành Thuận trên đường đến trường. Tấm gương của thầy đã viết nên câu chuyện đẹp về nghị lực sống,...