Lớp học đặc biệt trong bệnh viện, ngày ngày gieo ước mơ cho các bệnh nhi
Sâu trong khuôn viên của Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM), có một lớp học gieo ước mơ cho bao những bệnh nhi đang gồng mình chiến đấu với căn bệnh ung thư.
Không có nghỉ hè, không có tiếng trống tựu trường, cũng không có tiếng chuông báo hiệu bắt đầu giờ học, nhưng cứ đúng 18h hằng ngày, khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (quận 1, TP.HCM) lại rộn ràng tiếng các bệnh nhi gọi nhau í ới, tiếng cây truyền dịch lách cách theo những bước chân nhỏ xinh đến lớp học.
Lớp học của những niềm vui
Một buổi chiều tháng 9, chúng tôi tìm đến lớp học của chị Lê Thị Mai (50 tuổi) tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhi Đồng 2. Trong không gian rộng chừng 16m2. Chị Mai cùng các bạn tình nguyện viên đang cần mẫn lau dọn, sắp xếp bàn ghế để chuẩn bị chào đón những học sinh đặc biệt đến lớp.
Gọi là “đặc biệt” bởi các em đều là những “chiến binh đầu trọc” khi chỉ đang tuổi ăn tuổi ngủ đã phải chống chọi từng ngày, từng giờ với căn bệnh ung thư quái ác.
Các bệnh nhi tại lớp học của khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhi Đồng 2. (Ảnh: NVCC)
Tranh thủ xếp gọn vài quyển sách trong tủ, chị Mai khẽ nói với các bạn tình nguyện viên: ” Chút nữa các bạn chuẩn bị cho chị một phần quà gồm sách, bút màu, sữa tươi, sữa bột, gối kê đầu và gấu bông nhé. Hôm nay trong lớp có một cô bé đến ngày sinh nhật đấy“.
17h30, phòng học đã được sắp xếp bàn ghế, đồ dùng học tập. Phía ngoài, dù chưa đến giờ học nhưng nhiều em nhỏ cùng bố mẹ đã đến chật cửa với sự háo hức hiện rõ trên khuôn mặt.
Sợ có em quên giờ học, chị Mai gọi một bạn tình nguyện viện lại và dặn dò: ” Chinh ơi, em đến các phòng gọi các bé chuẩn bị tới lớp nhé“.
Đang ngồi trên giường bệnh, nghe thấy tiếng “thầy giáo” gọi đi học, cô bé Bùi Nguyễn Linh An (11 tuổi, ngụ Kon Tum) vội vàng tụt xuống dưới giường, nhanh nhảu nói: “Bố ơi con đi học đây, đến giờ vào lớp rồi ạ“. Nói xong, Linh An vội đến các giường bệnh xung quanh để rủ các bạn khác cùng đi.
Thấy con háo hức đến lớp, bố Linh An dặn dò: ” Khi nào mệt thì về nghỉ con nhé, đến giờ truyền thuốc bố sẽ qua đón“. Biết bố lo lắng, Linh An tươi cười đáp lại: ” Con nhớ rồi, đi học vui lắm, con không mệt chút nào cả“.
Với Linh An, được tiếp tục đi học là một điều hạnh phúc.
Đúng 18h lớp học bắt đầu, gần 20 em học sinh quây quần quanh các dãy bàn. Cứ 3 – 4 em sẽ được một tình nguyện viên tận tình hướng dẫn, cầm tay đưa từng nét chữ. Thỉnh thoảng lại có những cái nhíu mày nhăn nhó khi cơn đau chợt đến.
Đôi bàn tay nhỏ xinh còn cắm kim truyền đang chăm chỉ luyện chữ, tập làm văn, Linh An thỏ thẻ với chúng tôi: ” Mẹ con là cô giáo dạy Văn nên con thích học môn này nhất. Hôm 5/9 buổi sáng con được đến trường khai giảng, chiều phải lên xe khách để xuống bệnh viện truyền thuốc. Con thèm được đi học như các bạn lắm“.
Khi được hỏi về ước mơ sau này, nữ “chiến binh nhí” khẽ xoa tay lên phần đầu đã rụng hết tóc vì xạ trị, trầm ngâm một lúc rồi trả lời: ” Con ước mơ lớn lên sẽ trở thành công an và sau này có thể lo cho ba mẹ. Tại từ ngày con bệnh, ba mẹ vất vả lắm“.
Đối với các bệnh nhi tại đây, “Lớp học vui vẻ” như một đợt “hoá trị” tinh thần, đem lại nguồn an ủi, động viên rất lớn.
Video đang HOT
Đúng như tên gọi “Lớp học vui vẻ”, mặc dù còn hơi chật chội, thiếu thốn nhưng không vì thế mà ngăn được nụ cười, niềm hạnh phúc của các em nhỏ nơi đây khi được cầm trên tay cuốn sách, cây bút, được tập đọc, tập viết, vẽ tranh tô màu…
Niềm vui trong lớp học đặc biệt này không chỉ đến từ tiếng nói cười của trẻ thơ mà còn là những giọt nước mắt xúc động của các ông bố, bà mẹ khi nhìn thấy con của mình được hồn nhiên vui chơi, tới lớp như bao đứa trẻ khác.
“Cô hiệu trưởng” của những bệnh nhi ung thư
Trò chuyện với chúng tôi, chị Mai cho biết suốt nhiều năm, chị cùng các thành viên của câu lạc bộ Nét chữ xinh thường xuyên đi thăm, tặng quà cho các em nhỏ tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Cảm thương với những em nhỏ phải nghỉ học giữa chừng để chữa bệnh cùng những lời tâm sự “con muốn đi học” của các em, chị Mai cùng các tình nguyện viên quyết tâm mở lớp học ngay trong khoa Ung Bướu và nhận được sự ủng hộ của đội ngũ y bác sĩ.
Sau khi trình kế hoạch cho Ban Giám đốc bệnh viện và được đồng ý, chị Mai cùng 10 tình nguyện viên tự tay thu dọn, sơn sửa, làm kệ tủ và mua sắm từng quyển tập, cây bút, cục gôm… Sau gần 3 tháng, phòng bệnh đã trở thành lớp học và được ấp ủ với nhiều hy vọng.
Những học sinh đặc biệt trong lớp học ở bệnh viện.
Cuối tháng 12/2017, chị Mai cùng các “chiến binh nhí” đã có buổi lên lớp đầu tiên. Để đảm bảo từng em đều được quan tâm, chăm sóc, chị quy định mỗi lớp chỉ tối đa 30 em và dạy từ thứ Hai đến thứ Sáu vào khung giờ 18h – 20h. Hai ngày cuối tuần, chị Mai sẽ dành để dạy kỹ năng và cho các em vui chơi.
Thương các “chiến binh nhí” vừa học, vừa đeo dây truyền dịch khá bất tiện, chị Mai đã dành thời gian tìm hiểu và chọn mua những loại sách vở phù hợp để giảm tải sức đọc, sức viết cho các em cho dù giá thành cao hơn nhiều so sách vở thông thường.
” Biết có lớp học tại khoa, các em đã tự giác xếp hàng ở phía ngoài chờ để được vào lớp. Một số em khỏe còn vào phụ dẹp bàn ghế cùng các cô. Thương lắm“, chị Mai nói.
Theo chị Mai, lớp học được tổ chức nhằm tạo sự thoải mái, vui vẻ, giảm áp lực tâm lý và bệnh lý cho các bệnh nhi nên không nhất thiết phải theo chương trình SGK của Bộ GD&ĐT. Đến với lớp, ngoài học Tiếng Việt, Toán và Ngoại ngữ, các em sẽ được dạy thêm các kỹ năng trong cuộc sống, học âm nhạc, học hát, học vẽ… tùy thuộc vào sở thích và khả năng của từng bạn nhỏ.
Chị Mai (áo xanh) luôn tự nhận mình may mắn khi nhận được sự ủng hộ, góp sức từ gia đình, mạnh thường quân và các tình nguyện viên… (Ảnh: NVCC)
Chia sẻ thêm về những kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình dạy học, chị Mai cho biết có nhiều em ngại đến lớp vì bị rụng tóc. Để động viên các em, chị đã tự cắt đi một phần mái tóc dài của mình và kêu gọi mọi người cùng hiến tóc, làm thành những bộ tóc giả từ tóc thật, giúp các bệnh nhi tự tin hơn khi đến lớp.
” Mấy đứa nhỏ thường gọi tôi là cô hiệu trưởng. Bởi các em bảo đã là trường học thì phải có hiệu trưởng, thế là tôi vui lắm. Có những bệnh nhi may mắn bình phục cũng thường xuyên gọi điện khoe kết quả học tập và kể về cuộc sống của mình với tôi. Thấy các con vượt qua bệnh tật và trưởng thành, đó là điều tôi mãn nguyện nhất“, chị Mai kể.
Chị Mai (bên trái) luôn đều đặn tổ chức sinh nhật cho các bệnh nhi tại khoa Ung Bướu.
Nhìn lại hành trình nhiều năm đứng lớp, chị Mai khiêm tốn nói mình chưa làm được gì nhiều, chỉ mong “còn sức khỏe để tiếp tục dạy cho các em nhỏ”. Bởi với chị, niềm vui mỗi ngày là nụ cười rạng rỡ của các em nhỏ khi biết đọc, biết viết, biết tính những bài toán đơn giản đầu đời.
Ròng rã suốt 5 năm qua, “cô hiệu trưởng” của các bệnh nhi ung thư vẫn lặng lẽ làm cái việc mà một số người gọi là “bao đồng” và “không có tương lai”. Nhưng với chị Mai, sự “bao đồng” này khiến chị thấy tự hào và hạnh phúc. Và hơn thế nữa, cái “không có tương lai” này cũng đã và đang giúp các em nhỏ vốn chỉ biết đến sự đau đớn của kim tiêm, dịch truyền được thả hồn trong thế giới tuổi thơ vô tư, trau dồi kiến thức và tận hưởng những phút giây bên bạn bè một cách hạnh phúc và trọn vẹn nhất.
Dành thời gian và tâm huyết cho lớp học, chị Mai cũng nhận được không ít món quà tinh thần từ ba mẹ và học sinh. Khi thì mấy quả bơ, túm gạo nương, lúc thì mớ cá biển, chục trứng gà… Nhưng nhiều nhất có lẽ là những bức tranh đầy cảm xúc mà các em nhỏ tay vẫn còn thâm tím vết tiêm truyền vẽ tặng chị.
Mỗi bức tranh, nét vẽ của học sinh đều được chị cất giữ cẩn thận.
Ngoài việc dạy học, chị thường xuyên phối hợp với bệnh viện và mạnh thường quân tổ chức các hoạt động trong những dịp lễ Tết, nhằm tạo không gian cho các bệnh nhi được vui chơi. Bên cạnh đó, chị còn xây dựng một bếp yêu thương để nấu những món ăn hỗ trợ dinh dưỡng, dành riêng cho các bệnh nhi ung thư. Chị cũng phối hợp với nhiều nhà hảo tâm sẵn sàng 24/24 thực hiện các chuyến xe 0 đồng đưa các em nhỏ kịp về quê nhà trong những giây phút cuối cùng.
Việc làm tình nghĩa của chị Mai đã ngày càng lan tỏa khi có nhiều tình nguyện viên sát cánh cùng chị duy trì lớp học để mang đến những niềm vui, gieo những ước mơ cho các em nhỏ nơi đây.
'Chú bộ đội con' của Đồn Biên phòng Tuy Hòa
"Nhiều lúc em cũng nhớ ba má lắm... Nhưng nhớ rồi thôi, chứ giờ ba má cũng đâu có sống lại nữa đâu..." - Câu nói xót lòng của cậu bé Thanh, con nuôi đồn biên phòng.
Mồ côi tội lắm ai ơi!
Lê Thị Thùy Trang, Lê Thị Thiết Điểm, Lê Thị Oanh Thư và Lê Ngọc Thanh (xã An Phú, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) là những cái tên mà 8 năm trước làm cho nhiều người tại xã An Phú không cầm được nước mắt bởi chưa đầy 1 năm mà các em phải mất cả cha lẫn mẹ.
Vợ chồng anh Lê Văn T. và chị Nguyễn Thị Th. đến với nhau trong cảnh cơ hàn. Mặc dù lao động vất vả, đời sống thiếu thốn nhưng anh chị rất đỗi hạnh phúc khi mái ấm của mình lần lượt chào đón 4 đứa trẻ.
Cuộc sống cứ vậy bình lặng trôi trong tiếng cười ngập tràn căn nhà có 6 thành viên, cảnh nghèo vá trước đụp sau nhưng không ai ca thán. Anh chị tự nhủ sẽ làm lụng chăm chỉ để các con được học hành tới nơi tới chốn.
Cảnh đời nghiệt ngã, năm 2013, một tai nạn trên biển khi đi làm thuê cho một tàu cá đã cướp đi anh T. - người đàn ông trụ cột của gia đình. Lúc ấy, đứa con trai út Lê Ngọc Thanh chưa đầy 3 tuổi. Mặc dù rất đau buồn, nhưng các con là niềm vui giúp chị Th. vượt qua khó khăn để làm lụng nuôi con.
Hàng ngày chị Th. đi cùng làng cuối xóm tìm việc. Ai thuê gì chị làm nấy, thu nhập chẳng đáng là bao nhưng chị vẫn âm thầm làm việc không một lời ta thán. Nhiều lần chị phải nuốt nước mắt vào lòng khi nhìn cảnh các con thiếu thốn vật chất cũng như mái ấm thiếu đi tình thương yêu của người cha.
Càng thương các con, chị Th. càng ra sức làm việc để rồi, một buổi chiều năm 2014 khi trời vừa tắt nắng, chị nhận hung tin bị ung thư và sau vài tháng chị ra đi trong niềm khắc khoải bởi số phận của 4 đứa con đang tuổi trưởng thành.
Nỗi đau một lần nữa ập đến trong ánh mắt ngác ngơ của 4 đứa trẻ. "Mồ côi tội lắm ai ơi! Đói cơm, khát nước biết người nào lo". Câu ca dao buồn nghe mà nhói lòng.
4 đứa trẻ sau đó chuyển về sống cùng ông bà ngoại đã gần 80 tuổi già yếu, cùng gánh hàng rong chật vật qua ngày.
Trước đây bố mẹ còn sống các em đã có một gia đình hạnh phúc, tuy nghèo nhưng Trang, Điểm và Thư chỉ chuyên tâm vào việc học hành, bao nhiêu nỗi cơ cực khó khăn trong cuộc sống, bố mẹ đều gánh vác. Bây giờ bố mẹ đã không còn nữa nên các em phải tập làm quen với công việc hàng ngày để chăm sóc bản thân, chăm em trai khi mẹ mất mới 4 tuổi và đỡ đần ông bà già yếu.
Từ khi mất cả cha mẹ, những tưởng cuộc sống và con đường học tập của Thanh và 3 chị gái sẽ rơi vào bế tắc, thế nhưng các em vẫn học hành đến nơi đến chốn nhờ bàn tay tảo tần của ông bà ngoại và sự hỗ trợ từ cộng đồng.
Hai chị lớn của Thanh tên Lê Thị Thùy Trang (21 tuổi) và Lê Thị Thiết Điểm (20 tuổi), hiện đang học tại Đại học Quy Nhơn. Để trang trải cho việc học, Trang và Điểm phải làm thêm để đóng tiền học phí. Còn Lê Thị Oanh Thư (15 tuổi, học lớp 10 trường THPT Lê Thành Phương) đang sống với bà ngoại.
Thiếu úy Lê Vũ Anh Hoài là một người anh nuôi của Thanh. Hằng ngày dạy Thanh học bài, lo ăn uống,..
Vào tháng 12/2009, từ khi biết hoàn cảnh của 3 chị em Thanh, Đồn Biên phòng Tuy Hòa đã đến ngỏ lời với ông bà ngoại, xin nhận Thanh làm con nuôi, đón em về chăm lo trong sự yêu thương, ấm áp của những người anh, người cha.
Gần 3 năm kể từ ngày Thanh về đơn vị, những người lính Biên phòng đã quen với sự có mặt của một cậu bé nhỏ nhắn và coi Thanh như một thành viên của đơn vị. Từ chỗ thương cảm cho hoàn cảnh đứa trẻ thiệt thòi đến yêu thương, tình cảm của người lính dành cho Thanh cứ thế được bồi đắp, lớn dần theo từng ngày.
Những buổi đầu bỡ ngỡ, nhút nhát, thế nhưng đến thời điểm hiện tại mọi sinh hoạt, tác phong của cậu bé 12 tuổi đã thành thục, nề nếp giống hệt một chú "bộ đội con" thực thụ. 5 giờ sáng, Thanh thức dậy cùng tập thể dục với các chú bộ đội, vệ sinh cá nhân, rồi chuẩn bị đi học; những lúc rảnh rỗi cũng phụ giúp các chiến sỹ tăng gia, hoạt động thể thao...
Thiếu úy Lê Vũ Anh Hoài - Đội phó đội vận động quần chúng, người được giao nhiệm vụ kèm cặp, chăm sóc Thanh - chia sẻ: "Thanh rất nghe lời và ngoan ngoãn. Thông minh và tiếp thu nhanh, Thanh nhớ tên hết gần 60 anh em chiến sĩ của đồn. Bây giờ, mọi công việc: giặt quần áo, xếp mền mùng... tự bản thân Thanh đã làm được hết nên mọi người rất yên tâm. Ở đây các chiến sĩ làm gì là Thanh làm đó"
Ước mơ làm bộ đội của cậu bé mồ côi
Để tạo điều kiện tốt nhất cho Thanh được học tập, Ban Chỉ huy Đồn đã huy động cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đóng góp quỹ; vận động các tổ chức, cá nhân giàu lòng hảo tâm ủng hộ cặp sách, quần áo mới, đồ dùng học tập, xe đạp... để hỗ trợ Thanh đến trường.
Tham gia nhổ cỏ, tăng gia sản xuất cùng đơn vị
Thanh năm nay học lớp 7, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (phường 9. TP. Tuy Hòa). Trước đây đường đến trường của Thanh rất gian nan khi ông bà và các chị phải chật vật lo từ cuốn sách, tập vở.
Hiện tại được ăn ở trong đồn, đoạn đường đi tìm cái chữ đã bớt gian nan. Được thiếu úy Hoài chở đi học, đón về, chở đi chơi, thỉnh thoảng những ngày cuối tuần không phải đi học, Thanh lại trở về nhà thăm ngoại và chị gái.
Cậu bé Thanh trên môi luôn nở nụ cười khi gặp người lạ, bẽn lẽn nói: "Ở đây vui lắm, khi buồn có các chú tâm sự. Nhiều khi cũng nhớ nhà, nhớ ba má nhưng nhớ rồi thôi chứ ba má chết rồi, có gặp lại nữa đâu. Lớn lên em muốn làm bộ đội để ở với các chú được lâu hơn"
Thiếu úy Hoài là người ở cùng phòng với Thanh, là người dạy học, lo cho Thanh từ miếng ăn tới giấc ngủ. Thanh gọi thiếu úy Hoài bằng một cái tên thân thương là "anh nuôi".
" Từ khi bé Thanh vào ở tại đơn vị, được sự quan tâm, chỉ dạy của các chiến sĩ thì 3 năm liên tiếp, Thanh được học sinh tiên tiến. Đơn vị cũng rất vui vì thành tích học tập này của con" - Thiếu úy Hoài chia sẻ.
Nghĩa cử của những chiến sỹ biên phòng đã khỏa lấp được sự trống trải trong tâm hồn đứa trẻ.
Nghĩa cử của những chiến sỹ biên phòng đã khỏa lấp được sự trống trải trong tâm hồn đứa trẻ. Thanh đã có những người cha mạnh mẽ ở trong tim. Các chú vẫn thường đưa cháu đi chơi, đi tập xe, đánh bóng chuyền, tắm biển vào những buổi chiều hè. Những cơn sóng gói cả ước mơ được làm bộ đội của một đứa trẻ mồ côi ra biển lớn...
Dở khóc dở cười với các màn dựng rạp khiến người qua đường 'nóng mắt' Chuyện dựng rạp giữa đường có thể tạo ra những tình huống dở khóc dở cười thế này đây. Đường về nhà chỉ còn cách vài căn nhưng sao hôm nay xa xôi quá. Ngày vui của người này nhưng lại là ngày không vui đối với người khác. Hôm nay đường tạm thời không nhận xe bốn bánh. Một chiếc rạp cưới...