Lớp học “đặc biệt” của người Bru-Vân Kiều
Từ năm học 2018-2019 đến nay, ở vùng núi phía Tây của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã duy trì lớp THPT “nhô” đặc biệt dành cho người Bru-Vân Kiều. Lớp học “nhô” là lớp bổ túc THPT không chỉ giúp bổ túc kiến thức mà còn tạo sinh khí mới cho người dân địa phương.
Anh Hồ Văn Mười (22 tuổi; bản Cây Bông, xã Kim Thủy) đã học hết lớp 9. Do không nằm trong diện được tuyển sinh vào Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú tỉnh nên Mười nghỉ học, ở nhà ít năm thì lấy vợ và không có điều kiện học tiếp. Ở 3 xã miền núi Kim Thủy, Lâm Thủy, Ngân Thủy có rất nhiều hoàn cảnh như Mười.
Trước đây, mỗi năm Lệ Thủy có khoảng 120 học sinh (HS) người Bru-Vân Kiều tốt nghiệp THCS nhưng chỉ tiêu tuyển sinh của Trường PTDT nội trú tỉnh Quảng Bình chỉ tiếp nhận khoảng 30 em, số còn lại phải nghỉ học. Do vậy, nạn tảo hôn vì thế gia tăng, sinh đẻ sớm, đông con khiến đời sống kinh tế của nhiều gia đình đồng bào Bru-Vân Kiều thêm phần khó khăn.
Trước thực trạng trên, huyện Lệ Thủy đã giao cho Phòng Giáo dục và Đào tạo mở lớp THPT “nhô” cho HS 3 xã miền núi của huyện. Trung tâm giáo dục dạy nghề chịu trách nhiệm dạy văn hóa, Trường PTDT nội trú huyện quản lý, nuôi dưỡng HS.
Năm học 2020-2021 là năm thứ 3 huyện đã duy trì tổ chức lớp học THPT “nhô” nhằm giúp 107 em HS Bru-Vân Kiều có cơ hội viết tiếp giấc mơ được đến trường. Đây là mô hình riêng của huyện Lệ Thủy góp phần nâng cao tỉ lệ phổ cập giáo dục mức độ 3 và chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ cho 3 xã miền núi Kim Thủy, Ngân Thủy và Lâm Thủy.
Một lớp học “đặc biệt” của học sinh Bru-Vân Kiều
Video đang HOT
Thầy Lê Văn Bình, Hiệu trưởng Trường PTDT nội trú huyện Lệ Thủy, cho biết thực hiện mô hình giáo dục đặc biệt này, số lượng HS tăng nhưng nhà trường không được bổ sung cán bộ phụ trách nên gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần vượt khó, cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường quyết tâm cùng huyện thực hiện thành công mô hình, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các em HS dân tộc.
Nhờ có lớp THPT “nhô”, em Hồ Thị Mậu ở xã Kim Thủy được tiếp tục con đường học vấn sau khi tốt nghiệp THCS. Em cho biết đó là niềm may mắn và mơ ước của em và nhiều HS dân tộc khác. “Em biết muốn thoát nghèo, giúp đỡ gia đình thì phải đi học. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này có được việc làm, quay về xây dựng bản làng quê hương” – em Mậu tâm sự.
Ngoài giờ lên lớp, các em HS Bru-Vân Kiều còn được tập trung ăn ở, sinh hoạt nội trú có nền nếp dưới sự theo dõi, chăm sóc của thầy cô; tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động ngoại khóa để bổ túc kỹ năng sống, nâng cao nhận thức về văn hóa – xã hội và thực hành lao động, tăng gia sản xuất. Bên cạnh bổ túc kiến thức văn hóa, mô hình THPT “nhô” của huyện Lệ Thủy còn đưa chương trình đào tạo nghề may mặc, điện dân dụng vào giảng dạy. Qua đó, sau khi tốt nghiệp THPT, các em sẽ có thêm bằng trung cấp nghề, tạo thêm cơ hội tiến thân, lập nghiệp.
Ông Đặng Đại Tình, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy, cho biết lớp THPT “nhô” là mô hình đặc biệt và đang phát huy nhiều hiệu quả. “Học vấn sẽ giúp HS Bru-Vân Kiều trưởng thành trong suy nghĩ và hành động, tránh xa vòng luẩn quẩn của tảo hôn, đông con, nghèo đói, đóng góp sức trẻ và trí tuệ xây dựng bản làng trong tương lai” – ông Tình chia sẻ.
Tăng sức hút cho trường nghề
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ đang tích cực chuẩn bị phương án tuyển sinh năm 2021.
Để tạo thêm sức hút với thí sinh, các trường nghề tổ chức nhiều hình thức xét tuyển, song song với đầu tư các nguồn lực nâng cao chất lượng đào tạo.
Giờ học của sinh viên Trường CĐ Nghề Cần Thơ.
Nguyễn Thị Hồng Gấm, học sinh lớp trung cấp Chế biến thủy sản, Trường Cao đẳng (CĐ) Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, cho biết: "Tốt nghiệp THCS, em chọn học ngành Chế biến thủy sản vì phù hợp với năng lực, điều kiện kinh tế gia đình và dễ tìm việc". Hồng Gấm quê ở Đồng Tháp, vì hoàn cảnh nên phải tạm dừng việc học sau khi tốt nghiệp THCS. Khi có điều kiện đi học trở lại, Hồng Gấm quyết định đăng ký học trung cấp tại Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ.
Hồng Gấm cho biết: "Mặc dù nghỉ học khá lâu, nhưng em vẫn theo kịp các bạn cùng lớp nhờ trường có tổ chức phụ đạo. Việc học văn hóa vào buổi sáng, các môn chuyên ngành vào buổi chiều giúp em cũng như các bạn không quá áp lực khi tiếp cận kiến thức mới".
Cô Ngô Lê Ngọc Lưỡng, giảng viên Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, nói: "Với nhiều học sinh các lớp trung cấp nghề, giáo viên sẽ có phương pháp giảng dạy phù hợp, nhằm đảm bảo hiệu quả học tập. Với các em tốt nghiệp THCS, tôi cho làm bài tập nhiều hơn ở các môn văn hóa và tăng phần thực hành ở những giờ chuyên môn nghề. Tất cả để các em dễ hiểu bài, nhớ lâu hơn. Quan trọng là các em yêu thích và chịu khó học nghề thì sẽ thành công".
Những năm gần đây, việc cho con em học nghề sau khi tốt nghiệp THCS hay THPT dần không còn tạo sự băn khoăn trong xã hội. Đó là nhận định chung của các chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Cần Thơ.
Có không ít trường hợp thí sinh sau khi theo học đại học nhưng cảm thấy chưa phù hợp, đã để chuyển sang học nghề mà bản thân yêu thích. Đặng Đông Hải Duy, sinh viên ngành Quản trị khách sạn Trường CĐ Du lịch Cần Thơ là một ví dụ. Hải Duy trúng tuyển đại học năm 2018, nhưng sau một năm học thì quyết định chuyển sang học cao đẳng Quản trị du lịch, nghề thực sự yêu thích.
Còn Nguyễn Quốc Trung (quận Ninh Kiều), hiện kinh doanh tự do, đang chọn nghề phù hợp để vừa làm vừa học. "Ở Cần Thơ có nhiều trường, nhiều ngành nghề, đa dạng phương thức xét tuyển, tôi tin mình sẽ chọn một ngành học phù hợp", Quốc Trung nói.
Cùng với việc đa dạng hình thức tuyển sinh, vài năm gần đây, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ cũng có nhiều thay đổi trong công tác đào tạo. Nhờ đó, tỷ lệ tuyển sinh hằng năm của các trường luôn ổn định, đạt chỉ tiêu đề ra.
Năm 2021, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường trên địa bàn TP Cần Thơ như Trường CĐ Cần Thơ, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, Trường CĐ Nghề Cần Thơ, Trường CĐ Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ... dự kiến sẽ tăng cao, khi nhiều trường đã đa dạng các ngành nghề và hình thức đào tạo. Theo kế hoạch, mỗi trường sẽ có cách xét tuyển riêng, nhưng điểm chung là giúp thí sinh có được sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất cho tương lai.
Với sự quan tâm đầu tư từ Trung ương, địa phương trong nhiều năm qua, hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng được hoàn thiện về cơ sở vật chất, nguồn lực giảng viên.
Thạc sĩ Phạm Thanh Phong, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, cho biết: Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp phổ thông theo chỉ đạo của Chính phủ, năm nay, trường tiếp tục đẩy mạnh liên kết với các trung tâm giáo dục thường xuyên mở các lớp ngành trung cấp dành cho đối tượng tốt nghiệp THCS.
Thầy Phạm Thanh Phong nói: "Các em học song song chuyên môn và văn hóa. Sau khi tốt nghiệp, các em được nhận bằng chuyên môn và đủ điều kiện để thi lấy bằng tốt nghiệp THPT. Ưu điểm của lớp này là các em được miễn hoàn toàn học phí khóa học đào tạo trung cấp".
Để nâng cao chất lượng đào tạo, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đã rà soát lại chương trình, đề cương môn học, môn giảng dạy; đặc biệt hướng dẫn sinh viên thái độ ứng xử khi tham gia thị trường lao động. Theo Thạc sĩ Nguyễn Minh Thơ, Hiệu trưởng Trường CĐ Du lịch Cần Thơ, trong số các ngành nghề của trường, có 5 nghề được đầu tư trọng điểm cấp quốc tế, khu vực ASEAN. Hằng năm, trường đều được đầu tư ngân sách để mua sắm các trang thiết bị thực hành thực tập, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Cần Thơ, cho biết: "Năm nay, trường tiếp tục chủ động tăng cường gắn kết doanh nghiệp trong đào tạo và thực hành. Qua đó, giảng viên, sinh viên đến doanh nghiệp tiếp cận thực tế sản xuất, nhà trường tiếp nhận phản hồi về chương trình đào tạo để điều chỉnh phù hợp thực tế sản xuất, đáp ứng thị trường lao động".
* * *
Hiện tại, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Cần Thơ đang đẩy mạnh công tác tuyển sinh - hướng nghiệp cho học sinh phổ thông qua nhiều hình thức (trực tiếp, trực tuyến, mạng xã hội...) để kịp thời đưa thông tin tuyển sinh đến với thí sinh. Các trường cũng đầu tư nguồn lực cho các ngành nghề đào tạo, nhất là các ngành học mới, góp phần tăng sức hút của trường nghề.
Lịch thi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ năm 2021 Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN vừa thông báo về việc tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ năm 2021. Ảnh minh họa Theo đó, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ tuyển sinh trên toàn quốc, đáp ứng điều kiện xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm của các lớp cấp THCS từ khá trở lên; xếp loại tốt nghiệp...