Lớp học của thầy giáo làng ngậm bút viết chữ
Thời gian đầu ngậm cái bút vào miệng để tập viết, cứ được vài chữ là tôi phải dừng lại nghỉ vì rất mệt mỏi, mắt thì hoa lên vì phải nhìn sát vào trang giấy.
“Cũng không biết tôi bị bệnh từ bao giờ, thấy bố mẹ kể lại là khi được sinh ra tôi rất bụ bẫm, to và phát triển bình thường, khi đến tầm 1 tuổi thì các bạn cùng lứa đều biết đi lại nhưng tôi thì không.
Cuộc sống của tôi cứ như lê lết trong nhà vậy cho đến năm 1985 khi gia đình cho tôi đến bệnh viện khám, bác sỹ kết luận tôi bị bệnh thoái hóa cơ và phải mổ 2 chân, sau đó về tôi cũng chống nạng tập tễnh đi lại được quanh nhà, nhưng 2 tay thì cứ duỗi ra không cầm nắm được gì.
Tôi cũng vào lớp 1 trường làng nhưng hoàn toàn nhờ vào bố cõng ngày 2 buổi vì không tự đi được, được cái tôi học cũng giỏi và theo được đến hết lớp 8 thì phải nghỉ học vì lúc này cơ thể tôi rất yếu, tay thì co quắp lại không viết được nữa”, anh Trường cho biết.
Anh Phùng Văn Trường và con trai Phùng Thiên Trường Quảng. Ảnh: Tùng Dương.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy giáo làng Phùng Văn Trường ở thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, chia sẻ: ” Cuộc sống cứ như vậy trôi đi trong vô vọng, đến đầu năm 2010 tôi có nói với bố làm cho gian nhà tạm ở ngoài đầu xóm để tôi ra đó bán hàng lặt vặt, một phần tự nuôi sống bản thân, phần có người qua lại cho đỡ buồn chứ cứ ở trong nhà cả ngày như vậy thì buồn lắm.
Khi có quầy hàng thì tinh thần tôi cũng khá hơn vì hàng ngày được tiếp xúc với mọi người đến mua đồng quà tấm bánh, cũng chính từ việc phải ghi chép lại các mặt hàng nên tôi đã cố gắng tập viết bằng miệng.
Thời gian đầu ngậm cái bút vào miệng để tập viết, cứ được vài chữ là tôi phải dừng lại nghỉ vì rất mỏi, mắt thì hoa lên vì phải nhìn sát vào trang giấy.
Lúc đầu tôi dùng cây bút chì rồi ngậm vào miệng, dùng răng cắn chặt bút và tập viết từng nét một, thậm chí chảy cả máu miệng vì phải cắn chặt bút.
Không nản chí, cứ như vậy tôi quyết tâm không bỏ cuộc và sau hơn 3 tháng tôi đã viết được. Quả thật, bây giờ nhìn những nét chữ bay bổng của Trường, không ai nghĩ những dòng chữ ấy lại được viết bằng miệng.
Cũng thời gian này tôi có đứa cháu học lớp 1 ngày nào cũng ra cửa hàng của tôi chơi, vì rảnh nên tôi dạy cháu tập đọc, làm những phép tính đơn giản và dạy cháu viết, dần dần cháu học cũng tiến bộ.
Hàng xóm sang chơi thấy vậy cũng đã mang con sang nhờ tôi kèm, đầu tiên một vài cháu, rồi dần dần mọi người biết tiếng nên đã mang các cháu đến nhờ tôi kèm học nhiều hơn. Tôi kèm các cháu học nhưng không nhận thù lao của ai cả.
Lớp của tôi cứ tăng dần lên đến hơn 20 cháu, lúc này tôi phải nhờ mọi người kê thêm bàn ghế thì mới đủ chỗ cho các cháu ngồi, cứ như vậy lớp của tôi duy trì cho đến tận ngày hôm nay.
Các cháu cứ rảnh lúc nào là lại đến học, có nhiều hôm các cháu đến từ 6h sáng và ở đến tôi muộn, vừa là lớp học nhưng cũng vừa là chỗ đề các cháu vui chơi.
Tôi dạy từng cháu, có cháu thì tập viết chữ, có cháu tôi kèm làm toán, tập đọc và thường là tôi kèm các cháu từ lớp 1 cho đến lớp 5.
Video đang HOT
Riêng môn toán thì tôi dạy các cháu với kiến thức tổng hợp, tôi quan niệm cấp 1 thì phải tính nhẩm tốt, phải thuộc các bảng cộng trừ nhân chia cơ bản thì mới học toán được.
Trong lớp của tôi cũng có nhiều cháu học rất kém, thậm chí có cháu lớp 5 rồi mà bảng nhân cũng không thuộc, và với những cháu như vậy tôi lại phải dạy lại từ đầu.
Tôi từ từ trang bị lại kiến thức cơ bản từ lớp 1 để các cháu có cái gốc của kiến thức, khi các cháu có được cái gốc tốt thì mới có thể tiếp thu những kiến thức cao hơn.
Cứ dần từng bước như vậy và qua một thời gian các cháu đều có tiến bộ, nhiều cháu đã làm được những phép tính cộng nhiều số hoặc những phép nhân chia nhiều số với nhau.
Tiếng lành đồn xa, người dân trong thôn Nhân Lý, rồi các thôn khác trong xã, người xã khác cũng mang con đến nhờ anh Trường dạy học”.
Suốt những năm đầu dạy học, thầy giáo làng Phùng Văn Trường không lấy một đồng tiền công.
Nhưng từ khi thầy trường có con nhỏ thì các phụ huynh học sinh đề nghị trả công cho thầy, lúc này anh Trường mới nhận và cũng tùy tâm, ai muốn trả thế nào cũng được.
Bà Viên, người thôn Nhân Lý có 2 cháu nội đang theo học ở nhà anh Trường, cho biêt: “Thầy Trường viết chữ đẹp lắm, tay chân lành lặn khối người mơ cũng chẳng viết được đẹp thế”.
Bà Viên cũng cho biết thêm là hai đứa cháu nhà tôi nghịch lắm, nhưng từ ngày cho học ở lớp của thầy Trường, các cô giáo ở lớp khen tiến bộ hẳn.
Lớp học của thầy giáo Trường có lúc đông tới 30 học sinh. Ảnh: Tùng Dương.
Thầy giáo Trường dừng miệng để viết chữ hàng ngày. Ảnh: Tùng Dương.
“Thư viện này nó cũng như cái duyên của tôi với các cháu trong xã, năm 2014 thì chương trình điều ước thứ 7 họ có làm chương trình về tôi, sau đó họ hỏi tôi có nguyện vọng gì? Tôi nói là rất muốn có một tủ sách nhỏ để cho các cháu ở đây có chỗ chơi và học.
Sau đó thì thư viện nhỏ này của tôi ra đời với khá nhiều đầu sách về văn học, về khoa học…hàng ngày các cháu cứ đến đây học rồi sau đó đọc sách, có cháu thì mượn mang về nhà đọc rồi sau đó đem trả đổi lấy cuốn khác.
Cách đây khoảng 2 năm thì có một em ở làng này cũng rất quan tâm đến các cháu nhỏ, em đó có trao đổi với tôi là muốn làm một tủ sách lớn hơn để phục vụ được tốt hơn cho các cháu trong xã.
Em đó đứng ra vận động quyên góp và mang về rất nhiều sách để ở thư viện này, tôi thì quản lý và cho các cháu mượn cũng như bảo quản tốt số sách để không bị thất thoát.
Còn về giá để sách thì tôi được rất nhiều người ủng hộ, nhiều người ở xa biết tin cũng tìm đến đây, họ đo đạc rồi tự làm cho tôi.
Để có được như ngày hôm nay thì tôi rất biết ơn những tấm lòng đóng góp của mọi người gần xa đã dành cho tôi. Tôi cảm ơn mọi người nhiều lắm”, anh Trường xúc động nói.
Thư viện “Chào thế Giới” được thầy giáo Trưởng mở tại nhà với hàng nghìn đầu sách. Ảnh: Tùng Dương.
Thầy giáo làng Phùng Văn Trường đã gần chục năm qua mở lớp học tình thương tại nhà ở thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh: Tùng Dương.
Những nét chữ được thầy giáo Trường viết bằng miệng. Ảnh: Tùng Dương.
Hạnh phúc đơn sơ
Cảm phục nghị lực của chàng trai Phùng Văn trường tật nguyền, vượt qua cả sự can ngăn của gia đình, chị Ngô Thị Hường – một cô gái trẻ cùng quê đã tìm đến và quyết định gắn bó với anh.
Chị Hương cho biết: “Dù biết làm vợ anh sẽ vất vả trăm bề, tôi vẫn không nuối tiếc về quyết định của mình. Khi quyết định kết hôn, hai vợ chồng anh Trường đều khó khăn, vất vả, thời gian chuẩn bị cho đám cưới chỉ vỏn vẹn có 6 ngày, vợ anh Trường cũng không được mặc một chiếc váy cô dâu như bao người khác.
Cả hai chỉ có được vài kiểu ảnh chụp chung, nhưng đám cưới đơn sơ ấy vẫn thấm đẫm tình yêu thương và kết quả của tình yêu ấy là bé trai Phùng Thiên Trường Quảng ra đời giúp gắn chặt hơn tình nghĩa vợ chồng của họ.
Theo anh Trường: “Là người tàn tật, nhưng còn một hơi thở tôi cũng cố gắng để là người có ích cho xã hội, làm được một công việc để bớt đi gánh nặng cho gia đình. Hơn nữa, việc kèm các cháu học cũng mang lại cho tôi biết bao niềm vui trong cuộc sống.
Dù ngồi trên chiếc xe lăn, nhưng vẫn có các cháu đến với tôi hàng ngày, nghe tôi chỉ bảo về kiến thức, về những bài học trong cuộc sống, như vậy là cuộc sống đã thêm phần ý nghĩa đối với tôi”.
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
Lớp học ở khu phố nghèo
Giữa bộn bề âm thanh, sắc màu của cuộc sống về đêm, lớp học tình thương vẫn sáng đèn. Hơn 20 em nhỏ đủ bậc lớp đã chăm chỉ từng ngày nghe lời giảng của các anh chị.
Hàng đêm các cháu tập trung ở trụ sở khu phố 1 để học thêm
Không gói gọn từng chương trong trang sách, các anh chị đứng lớp còn hướng các em trân trọng giá trị cuộc sống, chăm chút từng đồng kinh phí mà các mạnh thường quân đã âm thầm gửi gắm bao năm qua.
Có đi sẽ thành đường
Cách đây hơn 5 năm, lớp học tình thương ở khu phố 1 (phường 12, quận 10, TPHCM) đã được xúc tiến thành lập. Ông Nguyễn Công Bình, Trưởng ban điều hành khu phố, bồi hồi nhớ lại: "Khi xưa ở đây là địa phương có nhiều tệ nạn xã hội, từ đá gà, cờ bạc đến cho vay nặng lãi hoạt động công khai, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh trật tự.
Sau một thời gian dài kiên trì, chúng tôi đã cảm hóa được các đối tượng. Khu phố dần bình yên. Khi đã ổn định tình hình, anh em chúng tôi mong muốn thực hiện một mô hình giáo dục để gắn kết hơn nữa tình làng, nghĩa xóm. Tổ bảo trợ khuyến học, khuyến tài được thành lập với sự tham gia nhiệt tình của các mạnh thường quân là cán bộ hưu trí". Trước đó, vấn đề này đã được đưa ra bàn bạc công khai tại các cuộc họp chi bộ, tổ dân phố. Nhiều người cho rằng, ban điều hành khu phố nên tạm hài lòng với công việc của mình và đừng "ôm rơm rậm bụng"!
Ông Nguyễn Quốc Ái, Bí thư Chi bộ khu phố, kể: "Nhiều người tỏ ra ái ngại vì có quá nhiều trở ngại, nhất là vấn đề kinh phí. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cố gắng vượt qua. Không lo không có đường đi, có đi sẽ thành đường. Anh em trong chi bộ, ban điều hành khu phố đóng góp trước, rồi tiếp đó vận động các mạnh thường quân. Lớp học tình thương dần hình thành với ý chí quyết tâm của những người mến yêu khu phố".
Đến, đi và quay về!
Hàng đêm, trụ sở Ban điều hành khu phố 1 trở thành nơi tập hợp các cháu. Các em đoàn viên giỏi môn nào, tham gia đứng lớp môn đó. Mấy sinh viên ở trọ trong khu phố biết tin cũng tình nguyện tham gia đứng lớp. Cháu nào học giỏi sẽ được thưởng, đó chính là động lực góp phần cho sự phát triển bền vững của lớp học mang đầy tính nhân văn này.
Tô Hải My, 24 tuổi, cho biết: "Em đến với lớp học tình thương này từ năm lớp 10. Nhờ sự kèm cặp của các anh chị mà em đã thi đậu đại học. Do có thành tích tốt trong học tập, em đã được nhận học bổng trong suốt quá trình học phổ thông và đại học. Các cô, chú còn tặng máy tính xách tay để hỗ trợ em trong quá trình học tập. Đây là tài sản vô giá đối với em! Ước mơ làm cô giáo đã hình thành trong quá trình em tham gia lớp học tình thương này và nay ước mơ ấy đã thành hiện thực". Hải My là một trong những học sinh từ buổi đầu thành lập lớp học và nay đã quay trở lại để truyền đạt những kiến thức của mình cho học sinh.
Trong những ngày cuối năm với nhiều hoạt động, thế nhưng lớp học tình thương khu phố 1 vẫn sáng đèn. Cứ sau giờ học ở trường lớp, các em lại đến trụ sở Ban điều hành khu phố 1 để được ôn bài và nghe truyền đạt thêm kinh nghiệm làm bài tập. Ánh đèn hắt sáng con đường trước cửa trụ sở ban điều hành.
Ông Nguyễn Công Bình, cho biết thêm: "Chúng tôi không thể nào quên sự đóng góp chân tình của các ông Trịnh Đào Công, Đức Hùng... Đó không chỉ là kinh phí để duy trì lớp học hay học bổng hàng tháng cho các cháu học phổ thông, đại học mà là cả tấm lòng với sự bình yên, phát triển khu phố. Các ông không những giúp cho các cháu nghèo, hiếu học được đến trường để thực hiện hoài bão của mình mà còn dõi theo từng bước chân của các cháu khi vừa xong chương trình đại học. Bằng uy tín và mối quan hệ của mình, các ông đã bảo lãnh cho nhiều cháu có công ăn, việc làm ổn định!".
Tiếng lành đồn xa, nhiều phụ huynh ở các khu phố và phường lân cận đã tìm đến, xin cho con, em vào học. Ông Bình tâm sự: "Lực bất tòng tâm, chúng tôi buộc lòng phải từ chối nhận thêm. Bởi lẽ, trụ sở khu phố 1 không lớn. Mặt khác, để duy trì lớp học tình thương này phải được sự đồng thuận hỗ trợ kinh phí của các mạnh thường quân. Hy vọng một ngày không xa, chúng tôi sẽ vận động được thêm sự hỗ trợ để không phải từ chối bất cứ trường hợp nào".
ĐOÀN HIỆP
Theo SGGP
Lớp học tình thương tại Đồn Biên phòng Bình Minh: Nơi chắp cánh cho các trẻ em khuyết tật Lớp học đặc biệt chỉ dành cho những trẻ em khuyết tật. Thầy giáo đứng lớp là người mang quân hàm xanh và cô giáo thì chưa từng qua một lần đào tạo sư phạm. Thầy giáo Chính và cô giáo Ly hướng dẫn các em viết chữ ở lớp học tình thương. Tại xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đức Hải đăng đàn nói chuyện hết thời, nghi khịa Thanh Hằng, khuyên nghỉ hưu
Sao việt
12:01:55 05/04/2025
Vụ án Tập đoàn Thuận An: khởi tố 30 bị can, thu hồi gần 260 tỷ đồng và 140.000 USD
Pháp luật
11:57:48 05/04/2025
Trong tuần mới (7/4 - 13/4), 3 con giáp Thần Tài mang lộc đến nhà, rộng cửa nghênh đón tài lộc
Trắc nghiệm
11:57:05 05/04/2025
Phán quyết của MU về Mount
Sao thể thao
11:53:27 05/04/2025
Chế độ dinh dưỡng bảo vệ sức khỏe mắt cho người bị loạn thị
Sức khỏe
11:19:29 05/04/2025
Campuchia kêu gọi Mỹ đàm phán về thuế quan
Thế giới
11:17:38 05/04/2025
Video Kim Soo Hyun ê chề khi bị ông lớn mắng mỏ, xem phản ứng của đồng nghiệp xung quanh mới càng xấu hổ
Sao châu á
11:06:33 05/04/2025
Quần jeans và áo sơ mi, cặp đôi kinh điển cho mùa hè sành điệu
Thời trang
10:48:35 05/04/2025
Vợ chồng ở Đà Nẵng đem 'bể nước nóng, không gian xanh' vào ngôi nhà giữa phố
Sáng tạo
10:25:09 05/04/2025
Phim Hàn chưa chiếu đã khiến toàn cầu chao đảo, nam chính visual "chói chang" thêm diễn xuất cực đỉnh
Phim châu á
10:19:31 05/04/2025