Lớp học của những ’sinh viên’ tóc bạc
Học kỳ mùa thu năm 2022 tại Trung Quốc chứng kiến số lượng người đăng ký vào các cơ sở giáo dục dành cho người cao tuổi gia tăng mạnh mẽ.
Người cao tuổi Trung Quốc học viết thư pháp.
Điều này phản ánh nhu cầu giáo dục thường xuyên dành cho người cao tuổi trong bối cảnh dân số già.
Tính đến cuối năm 2019, Trung Quốc có khoảng 76 nghìn trường đại học và cao đẳng dành cho người cao tuổi, tăng so với mức 62 nghìn trường vào năm 2017.
Các cơ sở này không chỉ nằm ở thành thị, mà đang mở rộng đến các tỉnh, thành nhỏ hơn. Đơn cử, trong những năm gần đây, tỉnh Giang Tô, Hồ Bắc và Sơn Đông đã thành lập phân hiệu của các trường đại học dành cho người cao tuổi ở các thị trấn, làng mạc.
Theo một số người đứng đầu các cơ sở giáo dục dành cho người cao tuổi tại Trung Quốc, nhu cầu giáo dục thường xuyên đã tăng vọt trong những năm gần đây. Những yếu tố thúc đẩy xu hướng này bao gồm chính sách hỗ trợ, thay đổi nhân khẩu học, khát vọng về cuộc sống chất lượng hơn…
Một số người cao tuổi đăng ký học để nâng cao kiến thức về một chủ đề nhất định như thư pháp, hội họa. Số khác muốn theo đuổi ước mơ còn dang dở hồi trẻ hoặc làm quen bạn mới.
Bà Li Chunhua, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Các trường đại học dành cho người cao tuổi Trung Quốc (CAUA), cho biết: “Việc thành lập một trường đại học dành cho người cao tuổi cần đáp ứng một số điều kiện nhất định về không gian lớp học, đội ngũ giáo viên phù hợp với người cao tuổi và sự chấp thuận của các cơ quan hữu quan”.
Video đang HOT
Tại huyện Yingshan, tỉnh Hồ Bắc, nhân viên quản lý của một trường học dành cho người cao tuổi cho biết trước đây, học viên phải học ở cơ sở chính trên tỉnh. Quãng đường di chuyển tương đối dài là khó khăn với người cao tuổi. Nhưng hiện nay, việc thành lập các cơ sở ở vùng nông thôn đã giúp người học di chuyển dễ dàng hơn, tiếp cận với môi trường học chất lượng.
Bên cạnh đó, chương trình học được cập nhật và cải tiến theo thời gian. Trước đây, chương trình đào tạo chỉ giới hạn trong các môn nghệ thuật nhưng nay có đa dạng chủ đề khác nhau từ chụp ảnh bằng flycam đến chỉnh sửa ảnh, video… Điều này giúp người cao tuổi học cách sử dụng điện thoại thông minh, cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo trên Internet.
Theo thống kê cuối năm 2021, Trung Quốc có 267 triệu người từ 60 tuổi trở lên và con số này dự kiến vượt quá 300 triệu vào năm 2025. Nắm bắt xu hướng nhân khẩu học, Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục cho người cao tuổi.
Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021 – 2025), Trung Quốc đã vạch ra nhiều biện pháp như xây dựng một trường đại học quốc gia dành cho người cao tuổi với Trường Đại học Mở Trung Quốc làm đầu mối.
Khi giáo dục dành cho người cao tuổi Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, một số cơ sở giáo dục và đào tạo tư nhân đã triển khai các khóa học trả phí, từ đó thúc đẩy hiệu quả nguồn lực giáo dục và mở rộng thị trường.
Rộn ràng từ lớp học xóa mù chữ của thầy giáo mang 'quân hàm xanh'
Khi màn đêm buông xuống, lớp học của các thầy giáo 'quân hàm xanh' thuộc huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) lại vang lên tiếng đánh vần ê a của bà con biên giới.
Nếu đến các xã thuộc huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) nơi đại ngàn biên giới Việt Nam - Lào thì mỗi tối chúng ta sẽ thấy xuất hiện những ánh đèn pin lấp ló trên các nẻo đường liên bản rồi tất cả tụ về những lớp học xóa mù chữ.
Theo chia sẻ của người dân nơi đây, tại huyện Sốp Cộp hiện nay có hơn 10 lớp học xóa mù chữ. Điều đặc biệt là những lớp học này đều do các thầy giáo mang "quân hàm xanh" đứng lớp.
Điển hình trong những lớp học đó có thể kể đến lớp học ở nhà văn hóa bản Pá Khoang, cách trung tâm huyện Sốp Cộp hơn 80km đường núi quanh co, hiểm trở. Lớp học "đặc biệt" này do thầy giáo - Thiếu tá Hờ A Thành, quân nhân chuyên nghiệp Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Mường Lèo đảm nhiệm đứng lớp.
Theo thầy giáo Thành thì thời gian đầu khi mới đầu mở lớp, một số bà con chưa nhận thức được việc biết chữ là quan trọng, cũng có nhiều trường hợp mặc cảm tuổi cao, xấu hổ nên không chịu đi học.
Hơn nữa, người dân từ trước đến nay chưa một lần được cầm bút, cầm sách, chỉ biết cầm dao, cầm cuốc đi rừng, phát rẫy, làm nương, cuộc sống hằng ngày gắn liền với nương ngô, nương lúa nên khi bảo đi học đa số mọi người kêu khó lắm không đi.
Vận động người dân đến lớp học xóa mù chữ cũng là cả hành trình gian nan.
"Trước tình hình ấy, tôi đã đến từng nhà, lên nương làm rẫy cùng bà con để giải thích, tuyên truyền, vận động bà con tham gia những lớp học xóa mù chữ vì chỉ biết chữ thì tuyên truyền chính sách về pháp luật bà con mới có thể nắm được và thực hiện tốt.
Vì đặc thù ban ngày bà con đi làm nên lớp học thường được tổ chức vào buổi tối. Cũng may, qua một thời gian thì đến nay đa số bà con đã nhận thức được việc đi học biết chữ là quan trọng nên tự giác đi học đầy đủ, đúng giờ", thầy Thành phấn khởi chia sẻ.
Đa số học viên trong lớp học của thầy Thành đều đã lớn tuổi, người ít tuổi nhất cũng đã 17-18, người nhiều nhất đã hơn 50 tuổi. Tại lớp học, các học sinh được thầy Thành truyền đạt kiến thức từ lớp 1 đến lớp 5, trong đó, trọng tâm giúp học viên biết đọc, biết viết và làm những phép tính đơn giản. Vì học sinh ở độ tuổi lớn nên người thầy giáo "quân hàm xanh" này phải chọn những phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng.
Người dân soi đèn đến lớp học xóa mù chữ vào buổi tối.
Thông thường thầy giáo Thành sẽ chia lớp làm 2 nhóm, nhóm chưa biết ngồi bên trái, nhóm đã được học và biết chút ít ngồi bên phải. Sau một thời gian theo học thì các học viên đã có thể đọc và làm những phép tính đơn giản.
Không chỉ dạy chữ, thầy giáo Thành còn lồng ghép các hoạt động văn hóa, văn nghệ, kết hợp với tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, qua đó giúp bà con loại bỏ các phong tục lạc hậu, học tập nếp sống văn minh, kiến thức, kỹ năng chăm sóc con cái, vệ sinh môi trường, sinh hoạt, giúp bà con nâng cao ý thức, cùng lực lượng vũ trang bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới.
Ở một xã khác thuộc huyện Sốp Cộp cũng có những lớp học xóa mù mỗi tối của các thầy giáo "quân hàm xanh". Đó là lớp học tại bản Huổi Pá, xã Mường Lạn.
Gác lại những lo toan cuộc sống, sau một ngày lao động vất vả, người già và người trẻ nơi đây lại cùng nhau tìm đến lớp để học chữ. Những đôi bàn tay chai sạn vốn chỉ quen cầm cuốc, tra ngô nay lại vụng về tập cầm cây bút, viết chữ, ê a đọc bài theo thầy giáo. Trong lớp, có người đã ở độ tuổi làm ông, bà nhưng đôi mắt vẫn ánh lên niềm vui vì lần đầu tiên biết được con chữ.
Đời sống người dân ở huyện Sốp Cộp còn nhiều khó khăn.
Khi được lực lượng Biên phòng tuyên truyền, dạy học xóa mù chữ, bà con đã thay đổi nhận thức. Chữ cái phổ thông dần dần đã được cô chú, anh chị vùng cao quen mặt và biết ghép từ tạo thành những câu hoàn chỉnh.
Tại bản Huổi Pá, hai lớp học đã được mở với gần 100 học viên tham gia. Hằng ngày, hai cán bộ Đồn Biên phòng Mường Lạn được phân công đứng lớp. Do lớp học mở ở bản vùng cao, điều kiện giao thông đi lại khó khăn nên những lúc trời mưa đường trơn trượt không thể di chuyển được, cán bộ Biên phòng bất đắc dĩ trở thành những thầy giáo "cắm bản" giúp đỡ bà con học tập rồi lại cùng bà con lao động, sản xuất.
Lớp học đặc biệt của cô giáo mầm non 9X ở Gia Lai Một tuần 3 buổi cứ khi mặt trời vừa lặn là bà con tại làng Greo Sek, xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai lại mang sách đến lớp học xóa mù chữ của cô giáo Rơ Lan Vy (SN 1996). Được biết, cô giáo trẻ Rơ Lan Vy là giáo viên mầm non hiện đang công tác tại Trường mầm non...